Hoa Atiso Xanh: Mô Tả Đặc Điểm, Tác Dụng Và Cách Dùng Chuẩn

Từ xưa, hoa Atiso xanh đã được ưa chuộng dùng làm trà, dược liệu vì nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cho đến nay, y học hiện đại cũng công nhận giá trị dinh dưỡng và ứng dụng tác dụng của loài cây này trong chữa bệnh. 

Tổng quan về hoa Atiso xanh

Hoa Atiso xanh còn có tên là Artichoke, Áctisô,… thuộc họ Cúc (Asteraceae). Danh pháp khoa học là Cynara scolymus L. hoặc Cynara cardunculus L. var scolymus. Hãy cũng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu về một trong những đặc sản của Đà Lạt được coi là dược liệu quý này.

Cây hoa Atiso xanh là một loài cây quen thuộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Cây hoa Atiso xanh là một loài cây quen thuộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Cây hoa Atiso xanh có các đặc điểm nhận dạng sau:

  • Là cây thân thảo, có chiều cao trung bình và thấp.
  • Lá có kích thước lớn, có thể dài tới 50cm và rộng tới 30cm, mọc so le, phiến lá có răng cưa. Mặt trên của lá có màu nâu hoặc màu lục, mặt dưới có màu xám trắng và có nhiều rãnh dọc nhỏ, song song.
  • Cụm hoa mọc ở đầu, tạo thành những đầu hoa lớn có đường kính từ 8 – 15cm. Hoa có màu tím nhạt hoặc tím đậm, được bao phủ xung quanh bởi lá bắc ngoài dày và hơi nhọn. 
  • Các đầu hoa này được bao quanh bởi những chiếc lá giống như những chiếc lá bảo vệ, màu xanh sáng và có đường nét rõ ràng. Khi hoa chín, các chiếc lá này sẽ rụng và để lộ phần thịt dày và mềm mại bên trong.
  • Phần ăn được của cây Atiso xanh là phần thịt ở phía dưới đầu hoa. Phần thịt này có màu trắng hoặc xanh lá cây sáng và có vị hơi đắng.

Nguồn gốc và phân bố

Atiso xanh có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu, chủ yếu quanh Địa Trung Hải từ thời cổ đại đã được trồng để lấy hoa làm rau ăn. Những cây Atiso đầu tiên được trồng ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15, sau đó loài thực vật này được giới thiệu tới Pháp bởi Catherine de Medici trong thế kỷ 16. Người Hà Lan tiếp tục mang cây giống đến Anh và Mỹ. Hiện nay, Atiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh.

Atiso xanh đã được đưa về Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 bởi người Pháp. Loài cây này ưa mát và chỉ thích hợp trồng ở những vùng núi có khí hậu mát lạnh nên hiện được trồng rộng rãi ở Sapa, Đà Lạt và Tam Đảo. Atiso cũng được trồng ở một số vùng khác của Việt Nam nhưng sản lượng không lớn.

Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

Hầu hết các phần của cây Atiso xanh đều có thể được thu hoạch để làm dược:

  • Lá cây (Folium Cynarae scolymi) làm trà, rau ăn.
  • Đế hoa (Flos Cynarae scolymi) và lá bắc dùng làm thức ăn, dược liệu đó.
  • Rễ và thân cũng được dùng chiết xuất tinh chất để làm thuốc, mỹ phẩm,…

Có thể bạn chưa biết: Cây An Xoa: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Các bộ phận của Atiso xanh hầu hết đều có thể dùng làm dược liệu, thức ăn 
Các bộ phận của Atiso xanh hầu hết đều có thể dùng làm dược liệu, thức ăn

Thời điểm thu hái:

  • Hoa Atiso được thu hoạch khi chưa nở, thường vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 của năm sau. 
  • Lá Atiso thì được thu hoạch trước tết âm lịch. 
  • Phần thân và rễ có thể thu hoạch quanh năm.

Trong các bộ phận của Atiso xanh chứa nhiều enzyme (men) oxy hóa hoạt động mạnh sau khi thu hái, từ đó dẫn đến sự phá hủy nhanh chóng của các hoạt chất dược tính có trong dược liệu. Do đó, các kỹ thuật viên cần diệt men và sơ chế theo một trong những kỹ thuật sau:

  • Sau khi thu hoạch, hoa và lá Atiso sẽ được phơi hoặc sấy khô ngay sau khi hấp 5 phút trong cồn. 
  • Phần thân và rễ cần được rửa sạch, thái lát, ngâm trong dung dịch NaCl 5% (muối ăn), sau đó phơi hoặc sấy khô ngay. 

Nếu các phần dược liệu chỉ được sấy khô theo phương pháp thông thường mà không được áp dụng kỹ thuật trên thì có khả năng 70 – 80% hoạt chất bị mất đi. 

Đối với phần hoa và lá cũng có thể dùng tươi. Tuy nhiên, dược liệu tươi nên được dùng trong 7 ngày sau khi thu hái và bảo quản chân không sau khi làm sạch.

Cách bảo quản:

  • Để đảm bảo chất lượng, cần kiểm tra độ ẩm và lưu trữ ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. 
  • Độ ẩm của Atiso xanh đã sấy/phơi khô nên được giữ ở mức thấp hơn 12% để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Thành phần hóa học

Cây hoa Atiso xanh chứa các thành phần hóa học như: Cynarin (Acid 1-4 Dicafein Quinic), Inulin, Tanin, các muối kim loại K, Ca, Mg, Na, Polyphenol, Flavonoid, Cynarozid, Scolymozid và Cynaopicrin,… Cụ thể:

Trong lá Atiso, có các thành phần hóa học như Polyphenol (1.23%), Acid Clorogenic (4%), Flavonoid (đặc biệt là Rutin) và các dẫn chất Caffeic (Acid Neoclorogenic, Acid Cyptoclorogenic, Cynarin, Sesquiterpen lactone, Dehydrocynaropicrin, Cynarpicrin, Grossheimin, Cynatriol,… Hoạt chất trong phiến lá Atiso xanh thường cao gấp 10 lần hàm lượng trong cuống lá.

Theo Dược điển Rumani VIII, một dược liệu cần chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và hàm lượng hợp chất Flavonoid 0.2%, do đó Atiso chính là một dược liệu có dược tính cao.

Hoa Atiso xanh chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao
Hoa Atiso xanh chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao

Ngoài ra, theo báo cáo nghiên cứu của R. Paris, hàm lượng hoạt chất tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7.2%) rồi đến hoa (3.48%), đến thân (0.75%), rễ (0.54%) và cuống cuống lá. Lá non chứa hàm lượng hoạt chất (0.84%) nhiều hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0.38%).

Hoa Atiso cung cấp khoảng 9.3% Carbohydrate, 1.5% chất xơ, rất ít chất béo và protein. Phần ngọn có hóa còn chứa Inulin, Carbohydrate (16%), Protein (3.6%), dầu béo (0.1%), chất vô cơ (1.8%), Canxi (0.12%), Phospho (0.10%), Fe (2.3 mg/100g), Caroten – dẫn xuất của vitamin A (60 đơn vị/100g),… 

Cây hoa Atiso xanh chỉ cung cấp khoảng 40 – 50 kcal, tuy nhiên lại rất giàu vitamin và chất khoáng như Kali, Phospho, Calci, Natri, lưu huỳnh và Magie,… Các loại kháng chất và vitamin này tập trung ở thân và rễ – nơi không chứa dẫn chất của Acid Caffeic.

Công dụng hoa Atiso xanh đối với sức khỏe và y học

Hầu hết các bộ phận của Atiso xanh đều có thể làm dược liệu và ứng dụng trong cải thiện sức khỏe, điều trị bệnh theo cả y học cổ truyền lẫn hiện đại.

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, dược liệu từ Atiso xanh có đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Vị đắng, một lát sau hơi ngọt, tính mát. 
  • Quy kinh: Can và đởm (Gan và mật).
  • Công dụng: Lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, bổ gan, tiết mật.
  • Chủ trị: Các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, gan, mật và các vấn đề về tiêu hóa.

Dưới đây là một số công dụng của hoa Atiso xanh theo y học cổ truyền:

  • Lợi tiểu và thông mật: Atiso được sử dụng để điều trị bệnh lý đường tiết niệu và các vấn đề về mật như viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, suy gan, thận, tăng ure huyết.
  • Hạ cholesterol và ure huyết: Atiso có khả năng giảm cholesterol và urê huyết trong máu, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Bảo vệ gan: Atiso có hoạt tính chống oxy hóa và giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.
  • Giảm các triệu chứng của bệnh lý tim mạch: Atiso có khả năng làm giảm huyết áp và giảm các triệu chứng của bệnh lý tim mạch.
  • Hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng: Atiso có khả năng kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, hỗ trợ chức năng gan, mật và trợ tiêu hóa. Nó cũng có tác dụng nhuận tràng, đặc biệt là đối với những người có táo bón mạn tính.
Y học cổ truyền từ lâu đã phát hiện công dụng của hoa Atiso xanh
Y học cổ truyền từ lâu đã phát hiện công dụng của hoa Atiso xanh

Theo y học hiện đại

Dưới đây là những tác dụng của hoa Atiso xanh được liệt kê dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học:

  • Tăng cường chức năng gan: Atiso có thể giúp tăng cường chức năng gan và tăng khả năng tiết mật. Mật là một chất lỏng được tiết ra bởi gan để giúp phân hủy chất béo trong thức ăn. Khi tiêm tĩnh mạch dung dịch Atiso, lượng mật tiết ra có thể tăng gấp 4 lần sau 2 – 3 giờ.
  • Giảm cholesterol và urê trong máu: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dung dịch Atiso có thể giúp giảm cholesterol và urê trong máu, đặc biệt là khi sử dụng kết hợp với các thuốc chữa bệnh khác. Như vậy, Atiso có khả năng chống xơ vữa động mạch, đồng thời cũng có thể tăng lượng nước tiểu và hàm lượng urê trong nước tiểu.
  • Giảm viêm: Hoa Atiso xanh có tính chất chống viêm, đặc biệt là trong trường hợp viêm gan và viêm khớp.
  • Giải độc gan và thải độc: Cynarin và Silymarin có trong Atiso có tác dụng tăng điều tiết tuyến mật và gan, từ đó hỗ trợ thanh lọc, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể cơ thể, đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Chống oxy hóa và hỗ trợ trị ung thư: Trong dược liệu này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao để bồi bổ cơ thể, đồng thời chứa lượng lớn Catechin – hoạt chất chống oxy hóa, ức chế gốc tự do, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển khối u.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Pháp đã thực nghiệm lâm sàng và xác định các sản phẩm tinh chế của Atiso xanh như Artichol tiêm và viên uống đã không có tác dụng như dung dịch toàn phần Atiso đã thử nghiệm trước. Vì vậy, sản xuất Artichol đã bị ngừng tại Pháp. 

Chế phẩm và liều dùng tham khảo

Dược liệu từ Atiso xanh có thể được phân loại theo từng bộ phận lá, hoa, thân hay rễ hoặc có thể dựa trên các dạng chế phẩm: Dược liệu khô, dược liệu tươi, trà túi lọc, cao (lỏng, mềm hoặc khô), thuốc viên bao, dung dịch (quy cách đóng gói dạng ống hoặc chai),… Ngoài ra, các hoạt chất trong Atiso xanh cũng có thể được chiết xuất để điều chế tân dược, thuốc tiêm,…

Liều lượng Atiso sử dụng phụ thuộc vào mục đích sử dụng và dạng bào chế của sản phẩm, tham khảo:

  • Điều trị chứng ợ hơi, ợ nóng: Dùng khoảng từ 320 – 640mg dạng dung dịch từ lá Atiso mỗi ngày, chia làm 3 lần. 
  • Điều trị tăng cholesterol máu: Sử dụng khoảng từ 1.800 – 19.320mg dung dịch chiết xuất từ Atiso mỗi ngày, chia làm 2 lần. 
  • Liều dùng hoạt chất Cynarin chiết xuất từ Atiso: Khoảng từ 60 – 1500mg mỗi ngày.

Việc sử dụng Atiso với liều lượng đúng và đủ sẽ giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ liều dùng chỉ định để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Việc sử dụng Atiso và các chế phẩm từ nó cần thực hiện đúng liều lượng
Việc sử dụng Atiso và các chế phẩm từ nó cần thực hiện đúng liều lượng

Tương tác, tác dụng phụ và đối tượng chống chỉ định

Để sử dụng Atiso xanh an toàn, hiệu quả, bạn cũng cần chú ý các tương tác dược tính, các tác dụng phụ khi sử dụng sai cách và một số đối tượng không nên hoặc cần hạn chế dùng. Cụ thể:

Tương tác thuốc

Trước khi sử dụng Atiso, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn đang dùng thuốc khác hoặc có tình trạng sức khỏe hiện tại đặc biệt.

Bệnh nhân đang thực hiện liệu pháp bổ sung muối sắt để trị bệnh không nên dùng Atiso xanh ở bất kỳ loại bào chế nào vì nó có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt. Ngoài ra, Atiso có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn bằng cách làm giảm lượng đường trong máu. 

Tác dụng phụ khi lạm dụng

Atiso là một loại dược liệu quý, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và không chứa độc tính, tuy nhiên lạm dụng Atiso có thể gây ra những tác dụng phụ đáng ngại. Sau đây là một số tác dụng phụ khi lạm dụng Atiso:

  • Suy thận và ảnh hưởng xấu đến gan: Sử dụng quá nhiều Atiso có thể gây mất cân bằng điện giải, giảm khả năng hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể và tác động xấu đến chức năng và hoạt động của thận, làm tăng nguy cơ suy thận. Đồng thời, lạm dụng Atiso cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến gan.
  • Chướng bụng, khó tiêu: Atiso có tác dụng co thắt túi mật và tiết mật, đẩy mật từ gan xuống ruột, nếu sử dụng quá nhiều hoặc với liều lượng lớn, có thể dẫn đến co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Tác dụng này của hoa Atiso xanh sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi. Nếu sử dụng ở những người có cơ địa tỳ vị hàn, Atiso có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Gây chán ăn: Atiso chứa hàm lượng sắt cao, sử dụng quá nhiều có thể làm tăng hàm lượng sắt trong máu nhưng lại thiếu các khoáng chất vi lượng khác cần thiết cho cơ thể, dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi.
Lạm dụng Atiso có thể dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe
Lạm dụng Atiso có thể dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe

Ai không nên dùng?

Atiso không nên sử dụng cho những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, người thường bị lạnh bụng hoặc người mệt mỏi biếng ăn.

Không có nghiên cứu cụ thể về tác động của Atiso đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng Atiso trong trường hợp này.

Gợi ý một số cách dùng và bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoa Atiso xanh

Dược liệu Atiso có nhiều cách ứng dụng theo dân gian và y học cổ truyền để bạn đọc tham khảo như:

Trà hoa Atiso xanh

Trà hoa Atiso có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ làm đẹp và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe nên rất được ưa chuộng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trà túi lọc sẵn từ Atiso để bạn có thể tiện lợi khi sử dụng. Khi dùng, bạn chỉ cần cho túi trà vào ngâm cùng nước ấm 40 – 60 độ C trong 5 – 10 phút là có thể sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm trà Atiso từ dạng phơi/sấy khô và cách tương tự như trên. Sau khi uống hết trà có thể ăn luôn phần bã.

Trà hoa Atiso xanh là món thức uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều công dụng
Trà hoa Atiso xanh là món thức uống thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều công dụng

Sắc nước uống

Có 2 cách chế biến hoa Atiso xanh làm nước uống gồm:

  • Sắc nước uống từ 2 – 10g Atiso xanh có thể dùng lá, hoa dạng khô hoặc tươi để nấu cùng 800ml nước, sau khoảng 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước uống. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có sắc cho nước cạn, chế thành cao lỏng (5 – 10%) để mỗi ngày uống từ 10 – 40 giọt, chia uống 1 – 3 lần/ngày.

Cách uống nước hoặc cao lỏng sắt từ lá và hoa Atiso xanh có thể giúp hỗ trợ trị viêm gan, mật và giảm vàng da. Tuy nhiên, không nên uống Atiso liên tục quá 7 ngày.

Sử dụng trong nấu ăn

Bạn cũng có thể sử dụng hoa Atiso xanh dạng tươi để chế biến các món ăn, vừa bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe vừa làm phong phú thực đơn của gia đình. 

Cách chế biến hoa Atiso xanh:

  • Cần bỏ hết phần cánh, bỏ phần lõi hoa cho đến khi lấy được phần tim hoa có màu xanh lá sáng. 
  • Sau đó, rửa cách và vắt thêm nước cốt chanh để ngâm giúp hạn chế tim hoa chuyển thâm. 
  • Sau khi sơ chế tim hoa, bạn có thể dùng để chế biến hấp, luộc, xào, nướng, chiên, salad,… tùy sở thích.

Các món ăn từ Atiso có thể mang lại nhiều công dụng khác nhau như:

  • Món Atiso luộc có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.
  • Atiso hầm cùng chân giò giúp bồi bổ cho phụ nữ sau sinh và tăng tiết sữa mẹ.
  • Canh Atiso nấu sườn, khoai tây, cà rốt,… giúp giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn,…
Món Atiso hầm chân giò phù hợp cho phụ nữ hậu sản, đang cho con bú
Món Atiso hầm chân giò phù hợp cho phụ nữ hậu sản, đang cho con bú

Một số bài thuốc kết hợp cùng dược liệu khác

Bên cạnh việc sử dụng riêng lẻ, dược liệu Atiso xanh còn có thể kết hợp các dược liệu khác để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý theo pháp trị y học cổ truyền như:

Bài thuốc cải thiện viêm gan vi rút:

  • Nguyên liệu: Lá Atiso khô 10g, diệp hạ châu đắng 12g, nhân trần 12g, 500ml nước.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu cho đến khi còn 200ml nước thuốc thì lọc uống, dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc hỗ trợ trị phù thũng và thấp khớp:

  • Nguyên liệu: Lá Atiso khô 10g, hổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, kim tiền thảo 12g, 500ml nước.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia 2 lần uống trong ngày.

Cách ngâm rượu hoa Atiso xanh

Dưới đây là cách ngâm hoa Atiso xanh với rượu mang đến loại rượu thuốc thơm ngon dễ uống, đồng thời có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch Atiso ít nhất ba lần qua nước lạnh và ngâm chúng với một chút nước muối trong khoảng 30 phút.
  • Tách lấy phần cánh hoa: Cắt bỏ cuống hoa, bỏ nhụy, chỉ lấy phần cánh hoa xanh bên trong.
  • Chuẩn bị bình ngâm rượu: Rượu nếp ngon trên 40 độ là lựa chọn đáng tin cậy cho bạn. Chuẩn bị một chiếc bình đủ lớn để ngâm rượu Atiso, tốt nhất là sử dụng bình thủy tinh.
  • Cách ngâm rượu hoa Atiso xanh: Cho hoa Atiso vào bình trước, sau đó đổ dần rượu nếp vào bình, sau đó để ủ khoảng 3 – 4 tháng rồi mới sử dụng.

Lưu ý: 

  • Bạn nên thận trọng khi sơ chế hoa Atiso và lựa chọn rượu nếp ngon. 
  • Để bảo quản rượu Atiso sau khi ngâm, bạn cần đậy kín bình và để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Rượu hoa Atiso xanh cũng là một bài thuốc Đông y bổ gan, giải độc tốt
Rượu hoa Atiso xanh cũng là một bài thuốc Đông y bổ gan, giải độc tốt

Lưu ý cần biết khi sử dụng dược liệu Atiso xanh

Dưới đây là các lưu ý cần nhớ khi mua và sử dụng dược liệu Atiso xanh:

  • Chọn mua dược liệu uy tín, chính hãng và bảo quản đúng cách tùy theo từng dạng chế phẩm.
  • Cần phân biệt hoa Atiso xanh với Atiso đỏ – Hibiscus sabdariffa hay hoa bụp giấm, là loài thuộc họ Cẩm quỳ.
  • Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ liều lượng được đề xuất trên nhãn sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Việc sử dụng Atiso phải tuân thủ liều lượng phù hợp để đạt được tác dụng tốt nhất. 
  • Nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng hoa Atiso xanh, bạn nên ngưng sử dụng các sản phẩm, chế phẩm từ dược liệu này ngay lập tức và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế.
  • Nếu sử dụng Atiso trong thời gian dài, bạn nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên và kết hợp chế độ ăn uống hạn chế chất béo tối đa.
  • Việc sử dụng Atiso xanh là một phương pháp hỗ trợ sức khỏe, không thay thế cho việc điều trị y tế chuyên môn và sự tư vấn của chuyên gia y tế luôn là quan trọng.

Cây hoa Atiso xanh là một dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng và dược chất cao. Việc sử dụng đúng cách vị thuốc này có thể mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời, tuy nhiên bạn vẫn cần cẩn trọng để tránh lạm dụng, gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...