Cỏ Mần Trầu Và 10 Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất

Cỏ mần trầu là loại dược liệu quen thuộc phổ biến với người dân Việt Nam. Mặc dù chỉ là loài cỏ mọc dại khắp nơi nhưng từ lâu chúng đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền với công dụng giải độc gan, bổ máu, trị các bệnh ngoài da, làm đẹp da…

Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại dược liệu thuốc Nam quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Tổng quan về cỏ mần trầu

  • Tên dân gian: Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng, thiên kim thảo, ngưu tâm thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, Hang ma (Tày), Cao day (Ba na), Hìa xú xan (Thái)…
  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn
  • Họ khoa học: thuộc họ Lúa – Poaceae.

1. Đặc điểm và hình thái nhận biết

Cỏ mần trầu là một loại cây thuốc Nam quý có hình dáng rất đặc biệt. Đây là loại cỏ thân thảo, thường mọc thành cụm, chiều cao từ 30 – 40cm. Phần thân cỏ có màu xanh nhạt, bên trên là từng phiến lá mọc dài ra, so le với nhau. Bề mặt của phiến lá nhẵn, mềm, ở hai bên mép có các đường lông nhỏ khá cứng, nhọn, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị cứa vào da gây đau rát, ngứa ngáy.

Để phân biệt cỏ mần trầu với các loại cỏ khác, bạn có thể dựa vào phần hoa của chúng. Hoa của cỏ mần trầu có hình dạng rất khác biệt. Hoa thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm có 5 – 7 bông dài, mọc ở ngọn, có vài bông khác mọc thấp hơn . Khi mới ra hoa có màu xanh như lá và theo thời gian hoa già đi sẽ chuyển sang màu trắng.

Cỏ mần trầu cũng có quả, quả có hình dạng thon dài gần như 3 cạnh với chiều dài từ 3 – 4mm. Mùa hoa và quả cỏ mần trầu thường bắt đầu từ tháng 5 – 7.

Một số hình ảnh nhận biết cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại cây thân thảo, mọc hoang ven đường xen lẫn với các loại cỏ khác
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm có 5 – 7 bông

2. Phân bố

Cỏ mần trầu là loại thảo dược ưa sáng, ưa ẩm, dễ mọc, dễ sống và phát triển ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới. Vì vậy, không quá khó để bạn có thể tìm kiếm loại cỏ này ở những nước như Việt Nam, Canpuchia, Thái Lan… Chúng thường mọc xen lẫn với các loại cỏ khác, chủ yếu ở những bờ ruộng, ven đường từ đồng bằng, trung du cho đến những vùng núi cao.

Những cây cỏ mần trầu con mọc ra từ hạt thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, sau khi cỏ đã ra hoa và quả sẽ nhanh chóng lụi tàn trong mùa hè. Tuy nhiên, đối với những cây cỏ mần trầu sống ở các vùng núi cao, trung du mưa nhiều, ẩm ướt quanh năm, chúng có thể mọc quanh năm.

3. Bộ phận sử dụng – Thu hái – Chế biến

Cỏ mần trầu được sử dụng cả cây từ gốc đến ngọn. Việc thu hái loại dược liệu này cũng rất dễ dàng, chỉ cần nhổ cả cây lên bao gồm cả phần rễ. Thông thường, thời điểm thu hoạch cỏ mần trầu lý tưởng nhất là vào đầu mùa hè, lúc này cây bắt đầu trổ hoa, rất thích hợp để làm dược liệu trị bệnh.

Sau khi thu hái cỏ mần trầu, đem về rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Cắt thành từng khúc nhỏ, dàn đều ra rổ và đem đi phơi khô. Thực hiện xong bước này là đã hoàn thành, tuy nhiên nên cho cỏ mần trầu khô vào túi nilong hoặc hộp có nắp đậy kín để bảo quản, cất ở những nơi thoáng mát, khô ráo để tránh gây ẩm mốc và hư hỏng không sử dụng được.

4. Thành phần hóa học

Cỏ mần trầu không chỉ đơn thuần là loại cỏ mọc hoang mà nó còn là một loại dược liệu thuốc Nam quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền nhờ các thành phần có lợi cho sức khỏe. Cụ thể trong cỏ mần trầu chứa thành phần chủ yếu là muối nitrat, cành và lá có chứa chất flavonoid, phần mọc trên mặt đất chứa dẫn chất beta sitosterol và palmitoyl…

Bên cạnh đó, trong cỏ mần trầu còn chứa nhiều thành phần dược chất như phenol, saponin, tanin, steroid, courmarin… Đây đều là những chất đặc biệt có lợi trong việc điều trị một số bệnh lý có liên quan đến vi khuẩn, virus, nấm… do có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên rất tốt.

Công dụng cỏ mần trầu

1. Công dụng theo Y học cổ truyền

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, cỏ mần trầu có tính bình, vị ngọt, hơi đắng nhẹ. Được sử dụng chủ yếu với mục đích tiêu viêm, tán ứ, trừ thấp, thanh nhiệt, mát gan, tán cầm máu, kích thích ra mồ hôi, lợi tiểu, trị ho…

Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu được thu hoạch, phơi khô và được dùng chủ yếu với mục đích tiêu viêm, tán ứ, trừ thấp, thanh nhiệt…

2. Công dụng theo Y học hiện đại

Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, nhờ những thành phần dược chất quý mà loại cỏ này đem lãi rất nhiều công dụng như:

  • Chống viêm, kháng khuẩn, hạ sốt

Cụ thể trong cỏ mần trầu có chứa hàm lượng cao hoạt chất C – glycosylflavones có khả năng chống viêm hiệu quả ở đường hô hấp trên. Thông tin này được kết luận từ thí nghiệm trên chuột được gây cúm hoặc viêm phổi.

Bên cạnh đó, cũng dựa trên nghiên cứu này, dịch chiết từ cỏ mần trầu được tiêm cho nhóm chuột được gây sốt với liều 600mg/kg đem lại kết quả giảm sốt rõ rệt, thậm chí liều dùng này cho kết quả tương đương với nhóm điều trị bằng acid salicylic 100mg/kg.

  • Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng giải độc gan

Có thể thấy trong thành phần của cỏ mần trầu đều là những hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, sử dụng loại dược liệu này sẽ giúp cơ thể chống lại sự tấn công xâm nhập của các loại vi khuẩn đến hệ tiêu hóa, từ đó giảm thiểu tình trạng đau bụng, tiêu chảy…

Đồng thời, cỏ vườn trầu cũng là vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ phục hồi và tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc, kích thích quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Làm hạ và ổn định huyết áp

Dùng cỏ vườn trầu sắc nước uống là một trong những biện pháp hiệu quả giúp làm hạ huyết áp, duy trì chỉ số huyết áp luôn trong mức ổn định, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi hoặc những người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp nhiều năm.

  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận, viêm thận

Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ mần trầu kết hợp với bông mã đề nấu nước uống hằng ngày có tác dụng làm giảm tình trạng viêm thận, loại bỏ sỏi thận hiệu quả.

  • An thai

Là loại dược liệu thuốc Nam quý, chứa nhiều hoạt chất lành tính có tác dụng cải thiện sức khỏe, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, ngăn ngừa táo bón, ổn định thai kỳ cho cả mẹ và em bé.

  • Trị nứt môi, tưa lưỡi do nóng sốt cao

Cỏ mần trầu có khả năng hạ nhiệt, thanh lọc, làm mát nhanh nên giúp hạ sốt rất hiệu quả. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng chống lại bệnh tật.

  • Chữa trị nổi rôm sảy ở trẻ nhỏ

Không chỉ có khả năng hạ sốt ở người lớn mà loại dược liệu này còn được sử dụng an toàn cho trẻ em. Bên cạnh đó, với khả năng diệt khuẩn, chống viêm cao có khả năng điều trị chứng rôm sảy, nổi mẩn đỏ, phát ban ngứa ngáy ở trẻ. Phụ huynh có thể dùng loại dược liệu này để sắc với nước cho tre uống hoặc nấu nước tắm đều được.

  • Làm đẹp da, đẹp tóc

Cỏ vườn trầu là vị thuốc Nam có tính mát, tốt cho chức năng gan. Vì vậy, những người bị suy yếu chức năng gan dẫn đến da xấu, tóc khô xơ gãy rụng nên thường xuyên sử dụng loại dược liệu này. Việc sử dụng đều đặn đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng có được làn da trắng sáng, mềm mại.

Thậm chí với những người mắc một số bệnh ngoài da như ngứa ngáy do ghẻ lở, hắc lào, nổi mụn… sau khi sử dụng cỏ mần trầu cũng sẽ làm giảm thiểu tình trạng này một cách hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm cao.

Bên cạnh đó, sử dụng cỏ vườn trầu kếp hợp với các loại dược liệu khác như bồ kết, hương nhu… để gội đầu hằng ngày còn giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt,

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mần trầu hiệu quả

Sử dụng cỏ mần trầu để điều trị bệnh là biện pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Và cho đến nay, loại thảo dược này vẫn được nhiều người sử dụng trong các bài thuốc chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như:

1. Bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp

Những người mắc bệnh cao huyết áp thường rất dễ mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt…, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi nắng nóng đột ngột. Vì vậy, để giúp làm giảm huyết áp và duy trì ổn định chỉ số luôn trong mức cho phép, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một ít cỏ vườn trầu tươi, nếu có thể hãy kết hợp thêm một ít vỏ quýt, sả, lá chanh…
  • Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, cho vào siêu thuốc rồi nấu sôi lên.
  • Đợi đến khi nước trong nồi cô đặc lại thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc đổ ra chén, chia làm 2 phần và uống hết trong ngày.

2. Bài thuốc chữa sưng ngực bằng cỏ mần trầu

Sưng ngực, đau tức vú là tình trạng rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh gặp phải và cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì đau nhức khó chịu. Thậm chí, nhiều trường hợp còn kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, vì sau khi sinh hạn chế sử dụng thuốc Tây nên mẹ có thể áp dụng bài thuốc sử dụng cỏ mần trầu sau đây:

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau: cỏ vườn trầu, diệp hạ châu, cỏ thẻ, măng tre già, cỏ ống, rễ cỏ tranh, me đất, cây cỏ mực, dây hoàng đằng mỗi loại 20g.
  • Sau khi rửa sạch dược liệu, cho hết vào siêu thuốc, đổ nước ngập ngập bề mặt dược liệu, nấu trên lửa vừa.
  • Thấy nước cạn xuống còn một nửa nồi thì tắt bếp, lọc lấy nước uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi các triệu chứng sưng viêm, đau nhức vú giảm hẳn.
Cỏ mần trầu
Kết hợp cỏ mần trầu với các loại dược liệu mát sắc lấy nước uống làm tăng hiệu quả điều trị như ổn định huyết áp, trị nhiệt miệng, hạ sốt…

3. Bài thuốc chữa đi đại tiện ra máu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cỏ vườn trầu, cam thảo, ké đầu ngựa, lá muồng trâu, cỏ mực, rễ tranh sao, gừng, sả.
  • Đem nấu sôi lên cùng với nước trong vòng 10 phút để các dược chất trong thảo dược tiết ra hết và tắt bếp khi thấy nước cạn xuống còn một nửa.
  • Chắt lấy phần nước thuốc ra chén, chia làm 2 phần và uống hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa bệnh sỏi tiết niệu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 40g cỏ mần trầu, lá tre và bông mã đề mỗi loại 20g, mộc thông, cam thảo, chi tử, cù mạch mỗi loại 8g, hương phụ chế 12g, sinh địa 16g.
  • Rửa sạch các dược liệu qua vài lần nước, vớt ra để ráo nước.
  • Cho vào siêu thuốc sắc với nước trong vòng 15 phút.
  • Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Nên uống khi nước còn ấm và không để thuốc qua đêm để tránh làm giảm tác dụng.
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 10 ngày liên tục sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể.

5. Bài thuốc trị nhiệt miệng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cỏ vườn trầu, rau má, rễ cỏ tranh, rau sam, rau ngót, cây ké, cây đậu sang, cỏ mực, cam thảo, rau dền trắng, cây muồng trâu mỗi loại 30g, 20g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi, 1 cây sả và 2 khoanh bí đao.
  • Làm sạch các dược liệu tùy theo từng loại. Tiếp đó cho hết dược liệu vào nồi, đổ ngập nước và đậy kín nắp nấu trong vòng 20 phút.
  • Khi nước sôi bùng lên thì mở nắp và hạ nhỏ lửa, nấu thêm 5 phút cho nước cạn xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp.
  • 1 chén thuốc chia làm 3 phần nhỏ và uống hêt trong ngày.

6. Bài thuốc chữa băng huyết

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cỏ mần trầu, rễ cỏ tranh, cây ké, cam thảo, rau má mỗi thứ một nắm nhỏ. Thêm vào 10 lá ngải cứu, sả tươi đập dập, 1 củ gừng tươi cắt lát và 1 vỏ quýt tươi.
  • Sau khi rửa sạch cho vào hết số dược liệu trên vào nồi, đổ nước ngập hết bề mặt và sắc cho đến khi thấy nước trong nồi cạn xuống còn khoảng 2 chén thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước thuốc, bỏ bã và uống vào mỗi buổi sáng, tối. Uống liên tục trong vòng 3 – 5 ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng băng huyết sau sinh.

7. Bài thuốc chữa tóc bạc, khô xơ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau: 10g cỏ mần trầu, 15g vỏ cây ngũ gia bì, 15g vỏ cây đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc và 5g rễ cam thảo nhân trần.
  • Sau khi đã rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, cho hết vào nồi và sắc cùng 1.5 – 2 lít nước. Đun sôi trên lửa vừa khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước còn lại trong nồi ra chén, chia làm 2 phần và uống sau mỗi bữa ăn.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu kết hợp với vỏ bưởi, lá chanh, xả… làm bài thuốc ngâm rửa hoặc gội đầu rất hiệu quả

8. Bài thuốc chữa sốt cao

Cách thực hiện

  • Rửa sạch 120g cỏ mần trầu tươi và ngâm vào thau nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Cho cỏ mần trầu vào nồi, đổ 600ml nước vào và nấu trên lửa vừa, đợi đến khi nước cạn xuống còn 400ml thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chén và thêm vào vài hạt muối biển, khuấy cho tan đều và uống hết trong vòng 12 tiếng.

9. Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cỏ mần trầu và ích mẫu mỗi loại một nắm nhỏ.
  • Rửa sạch qua vài nước, ngâm vào thau nước muối 15 phút và vớt ra để ráo.
  • Cho 2 dược liệu này vào siêu thuốc sắc lấy nước uống hằng ngày giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh viêm tinh hoàn.

10. Bài thuốc chữa bệnh gan, viêm gan gây vàng da

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 60g cỏ mần trầu và 30g rễ tổ kén đực.
  • Sau khi rửa sạch hãy cho hết số dược liệu trên vào siêu thuốc và sắc lấy nước uống hằng ngày.

Một số lưu ý để sử dụng cỏ mần trầu hiệu quả

Có thể thấy, trong cỏ mần trầu có chứa nhiều hoạt chất quý, lành tính nên được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Nam cổ truyền. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, trước hết người bệnh cần tuân thủ cách thực hiện và sau đó là nắm rõ những điều cần lưu ý sau đây:

  • Chỉ thu hái và sử dụng cỏ mần trầu ở những nơi sạch sẽ, không tiếp xúc với nguồn nước bẩn hay lẫn hóa chất độc hại. Nếu không thể tìm hái hãy đến các cửa hàng thuốc Nam uy tín để mua đảm bảo nguồn cỏ mần trầu chất lượng và đảm bảo thành phần dược tính chữa bệnh hiệu quả
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mần trầu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phù hợp với những người bị bệnh nhẹ vì thành phần dược tính trong cỏ khá thấp.
  • Cỏ mần trầu khá lành tính, có thể sử dụng cho bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người già, kể cả phụ nữ mang thai… Tuy nhiên, nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Để tăng hiệu quả điều trị bệnh từ cỏ mần trầu, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về những kiêng cữ về ăn uống, sinh hoạt cũng như chăm sóc hằng ngày.
Cỏ mần trầu
Sử dụng cỏ mần trầu với liều lượng cho phép theo lời khuyên của chuyên gia để tránh gây ra tác dụng phụ

Cỏ mần trầu là loại dược liệu thuốc Nam quý được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền với khả năng chữa bệnh đầy bất ngờ. Hy vọng rằng với những kiến thức hữu ích về cỏ mần trầu được tổng hợp trong bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có thêm thông tin về dược tính, công dụng và cách sử dụng hiệu quả lại dược liệu này, đem lại kết quả trị bệnh như mong muốn.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...