Kỷ Tử Là Gì? Tìm Hiểu Đặc Điểm, Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe

Kỷ tử là một loại dược liệu có nguồn gốc châu Á với nhiều công dụng khác nhau như bồi bổ cơ thể, làm đẹp và điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu những đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại dược liệu này trong bài viết dưới đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Tổng quan về kỷ tử

Quả kỷ tử có vị chua ngọt, có hương vị đặc trưng và được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn và đồ uống như mứt, nước ép, rượu và các món tráng miệng. Quả kỷ tử chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và Kali, và được cho là có tác dụng bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Cây kỷ tử là loại cây mọc thẳng đứng, có nhiều cành, cao từ 0.5 – 1.5m. Loại thực vật này có cành mảnh, đôi khi có gai nhỏ mọc ra từ kẽ lá. Lá kỷ tử mềm, cuống lá ngắn, phiến hình mác, hẹp ở đáy. Hoa nhỏ mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc có một vài hoa. Đài hoa mềm, hình chuông, có 3 – 4 thùy hình bầu dục, chia thành ống ở giữa. Cây ra hoa vào tháng 6 – 9 và có quả tháng 7 – 10.

Kỷ tử là một loại dược liệu có nguồn gốc châu Á với nhiều công dụng khác nhau như bồi bổ cơ thể, làm đẹp và điều trị bệnh.
Kỷ tử có nguồn gốc châu Á, phần lớn là từ Trung Quốc

Quả kỷ tử có hình dáng hơi giống với quả táo, nhưng nhỏ hơn và có màu đỏ hoặc màu vàng tùy thuộc vào loại. Sau khi sấy khô có khô hình bầu dục dài khoảng 0.5 – 1cm và rộng khoảng 0.2cm. Vỏ màu tím hoặc đỏ với bề mặt bên ngoài nhăn nheo .

Phân bố

Kỷ tử là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Có nhiều ở Trung Quốc, đặc biệt là từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Loại sản xuất ở Cam Túc có quả tròn, ít hạt, vị ngọt là loại được đánh giá ngon và bổ dưỡng nhất.

Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản Kỷ tử

Nhiều bộ phận của cây kỷ tử được sử dụng để làm thuốc, tuy nhiên quen thuộc nhất với người dùng là quả kỷ tử khô hay còn được gọi là câu kỷ tử.

  • Thu hái và sơ chế: Quả kỷ tử được thu hoạch hàng năm vào tháng 8 – 9. Khi quả có màu đỏ tươi được thu hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, tán đều, phơi trong bóng râm cho đến khi phần thịt bên ngoài bắt đầu nhăn thì đem phơi nắng cho khô.
  • Bảo quản: Cho kỷ tử trong kín hũ để nơi khô ráo, nếu bị thâm đem xông lưu huỳnh hoặc tẩm rượu sẽ lên màu đỏ đẹp.

Thành phần hóa học của kỷ tử

Thành phần chủ yếu của kỷ tử chứa các loại Polysaccharid, Betaine, nhiều axit amin thiết yếu, acid nicotinic, các vitamin và khoáng chất khác như B1, B2, C, Ca, P, Fe,…

Công dụng dược liệu kỷ tử

Kỷ tử được ứng dụng chủ yếu trong Đông y, tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng y khoa của loại dược liệu này vẫn chưa đầy đủ. Sau đây là một số công dụng dược liệu kỷ tử theo y dược Đông và Tây y.

Theo y học cổ truyền

Kỷ tử được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Câu kỷ tử là vị thuốc có vị nhẹ, trung tính. Dược liệu này có khả năng cải thiện chức năng và điều trị các bệnh lý về kinh thận, phổi, gan. 

Theo các tại liệu y học cổ truyền Trung Quốc, kỷ tử có các công dụng sau: 

  • Bồi bổ cơ thể.
  • An thần, tăng cường sự minh mẫn. 
  • Khu phong, tư thận. 
  • Nhuận phế, ích tinh, bổ can thận, ích khí. 
  • Bổ thận, nhuận gan, nhuận phế, sáng mắt, quan trọng tạo huyết. 
  • Chăm sóc thận.
  • Âm huyết hư, nội thận âm hư, mất nước, tâm thần phân liệt, lao phổi.
  • Trị hoa mắt, chóng mặt do huyết hư, tiểu đường, đau thắt lưng, di tinh.

Ngoài ra câu kỷ tử còn được sử dụng trong y học cổ truyền để ngăn ngừa sự khởi phát và tiến triển của bệnh ung thư.

Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Về Nấm Linh Chi – Dược Liệu Quý Hiếm, Đa Dụng

Kỷ tử giúp an thần, ổn định chức năng thận, gan, phổi,...
Kỷ tử giúp an thần, ổn định chức năng thận, gan, phổi,…

Theo y học hiện đại

Với hàm lượng dinh dưỡng cùng các thành phần hóa học đặc biệt, kỷ tử được cho là mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe theo y học hiện đại như: 

  • Cải thiện thị lực: Quả kỷ tử rất giàu zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được biết đến với những lợi ích tuyệt vời đối với mắt. Ăn loại quả này được coi là phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác nhờ sự kết hợp của polysaccharides và proteoglycans với các nhánh lớn có tác dụng bảo vệ thần kinh cho mắt.
  • Bảo vệ tế bào thần kinh: Polysacarit L. barbarum có thể giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa của tế bào thần kinh. 
  • Giải độc gan: Kỷ tử chứa các thành phần polysacarit, bao gồm glucose, arabinose, galactose, mannose, xyloza, rhamnose và fucose, đã được chứng minh là có tác dụng có lợi đối với các tổn thương cấp tính và mãn tính liên quan đến gan nhiễm mỡ. Đồng thời, betaine cũng đã được chứng minh là làm giảm tổn thương gan và giảm các chất trung gian gây viêm. 
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Polysaccharides (LBP) và các thành phần nguyên chất của nó đã được chứng minh giúp giảm lipid máu, ổn định đường huyết, cao huyết áp, cải thiện bệnh chuyển hóa… 
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Nhờ thành phần giàu chất phytochemical và chất chống oxy hóa, kỷ tử đã được sử dụng như một chất chống viêm có liên quan đến quá trình sinh ung thư ruột kết.
  • Giúp giảm cân: Quả kỷ tử chứa ít calo và giàu chất dinh dưỡng nên bạn hoàn toàn có thể đưa loại quả này vào kế hoạch ăn kiêng giảm cân của mình. Ngoài ra, lượng đường trong kỷ tử thấp và lượng chất xơ cao, giúp người ăn có cảm giác no lâu nhưng không cung cấp nhiều calo dẫn đến tăng cân. 
  • Làm đẹp da: Quả kỷ tử có hiệu quả trong việc điều trị lão hóa và nám da vì chúng có chứa vitamin C, beta-carotene và axit amin. Ngoài ra, betaine cũng đã được chứng minh là ngăn ngừa tổn thương da do chiếu tia cực tím, ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn và tổn thương collagen.

Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng về công dụng của kỷ tử được nghiên cứu thêm và bạn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh lý.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hay từ kỷ tử

Sau đây là một số bài thuốc từ kỷ tử được đánh giá cao về hiệu quả và dễ dàng ứng dụng:

  • Thải độc gan: Nguyên liệu bao gồm lá trà, mật ong, táo tàu khô, nước đun sôi, quả kỷ tử khô. Cho lá trà vào ấm, trụng 1 lần nước sôi, cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào ấm, đậy nắp và để ủ trà trong vòng 5 – 10 phút. Thêm một chút mật ong vào trà trước khi sử dụng để tạo vị ngọt tự nhiên.
  • Cải thiện thị lực: Dùng kỷ tử 10g, hoa cúc 10g. Thêm nước sôi vào ấm và đun lên uống như trà.
  • Chữa xơ gan và viêm gan mạn do âm hư: Đương quy, mạch môn, bắc sa sâm mỗi vị 12g, sinh tâm 24 – 40g, kỷ tử 12 – 24g, xuyên luyện tử 6g. Sắc cùng nước uống hàng ngày.
  • Chữa ho lao, đau lưng, mỏi gối: Chuẩn bị 12g kỷ tử, 12g thục địa, 9g đỗ trọng, 12g tầm gửi sắc lấy nước uống.
  • Chữa suy thận, đau đầu chóng mặt: chuẩn bị cà chua kỷ tử, cúc hoa, quất hồng bì, sơn thù du, sơn dược, khí quản, vỏ mẫu đơn và phục linh mỗi thứ một lượng bằng nhau. Tất cả đều nghiền thành bột mịn, trộn cùng mật on, tạo hình viên. Uống 9g mỗi lần.
  • Chữa hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi: Dùng 500g kỷ tử tươi ngâm trong 2 lít rượu, đậy nắp kín trong tối thiểu 2 tuần. Mỗi lần uống 30ml, dùng 1 – 2 lần/ngày.
  • Chữa di tinh: Kỷ tử 6g, sinh khương 2g, cẩu tích 2g. Thêm 600ml nước, sắc đến lúc cạn còn 200ml thì chia thành 3 cốc uống mỗi ngày. 
  • Trị xuất tinh sớm: Chuẩn bị cà chua kỷ tử, thỏ ty tử mỗi thứ 240g, mộc qua 30g; mâm xôi 120g, xa tiền tử 60g. Nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong làm viên hoàn. Mỗi lần dùng 9g.
  • Làm đẹp da: Dùng sinh địa và kỷ tử tỷ lệ 3/7. Nghiền các vị thuốc thành bột mịn, mỗi lần uống 1 thìa cà phê với rượu ngâm. Sử dụng 3 lần/ngày trong thời gian dài để cải thiện làn da.
Kỷ tử được dùng linh hoạt trong chế biến món ăn, đồ uống cũng như kết hợp với các vị thuốc khác
Kỷ tử được dùng linh hoạt trong chế biến món ăn, đồ uống cũng như kết hợp với các vị thuốc khác

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng kỷ tử

Với những công dụng kể trên, kỷ tử được sử dụng rất nhiều trong đời sống, bao gồm cả ứng dụng trong nấu ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng loại dược liệu này, và bạn cũng cần thận trọng tránh dùng kỷ tử quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Sau đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng quả kỷ tử:

  • Kỷ tử có thể gây sảy thai, vì vậy nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú nên hạn chế dùng kỷ tử vì có thể làm giảm khả năng tiết sữa. 
  • Dược liệu có tính tích trệ, cần chú ý khi dùng cho người tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư nhược.
  • Việc sử dụng kỷ tử cũng bị hạn chế đối với những người bị ngoại tà thực nhiệt. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về loại dược liệu kỷ tử. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại dược liệu nào khác, bạn nên sử dụng vị thuốc này một cách vừa phải để đảm bảo sức khỏe và tránh tác dụng phụ.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...