Viêm khớp (Arthritis) là bệnh lý xương khớp có tỷ lệ mắc cao và gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và sinh hoạt cho người bệnh. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến thành viêm đa khớp, có thể dẫn đến mất khả năng vận động.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về bệnh của Phòng nghiên cứu bệnh Xương khớp của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc nhằm mục đích làm rõ các vấn đề sau:
Nguyên nhân gây bệnh, phân loại viêm khớp và các triệu chứng điển hình của bệnh.
Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời.
Đề xuất phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
III. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu về bệnh viêm khớp được thực hiện một cách bài bản, chính xác bởi chuyên gia/bác sĩ tại Phòng nghiên cứu bệnh Xương khớp thuộc Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc. Không chỉ có giá trị về mặt lý thuyết mà còn có giá trị thực tiễn giúp người bệnh chủ động tìm được phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Bệnh viêm khớp là gì?
Viêm khớp có tên khoa học là Arthritis, đây là một thuật ngữ dùng chung để nói đến khoảng 200 loại bệnh lý về thấp khớp khác nhau chứ không phải ý chỉ một bệnh duy nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Viêm khớp được hiểu đơn giản là tình trạng các khớp bị viêm và gây ảnh hưởng suy giảm chức năng đến nhiều khớp, các mô bao quanh khớp liên quan.
Một số bệnh thấp khớp liên quan đến viêm khớp cụ thể như gout, viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hóa... Hầu hết những bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi, nhưng hiện nay cũng có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở người trẻ, thậm chí là trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm và suy giảm chức năng
Có những loại viêm khớp nào?
Trong rất nhiều loại viêm khớp thì dạng phổ biến thường gặp nhất là:
Viêm xương khớp: Xương khớp bị viêm kèm theo sự ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp gây đau đớn cho người bệnh
Viêm khớp dạng thấp: Do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn và tấn công ngược lại đến các khớp đang bị sưng đau
Viêm khớp vảy nến: Bệnh lý này được xem là một trong những biến chứng kèm theo của căn bệnh vảy nến.
Bệnh viêm khớp - ruột: Là một dạng viêm khớp mạn tính xảy ra kèm theo bệnh viêm ruột
Viêm khớp phản ứng: Bệnh xuất hiện sau khi bạn bị nhiễm trùng đường ruột, viêm nhiễm đường sinh dục hoặc nhiễm trùng họng.
Viêm khớp do bệnh gout: Do tình trạng tích tụ acid uric trong máu và lắng đọng các tinh thể gout tại các khớp xương.
Viêm cột sống dính khớp: Là tình trạng viêm kéo dài khiến cơ, xương khớp và dây chằng của cột sống bị tổn thương
Thoái hóa cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ gây ảnh hưởng đến khớp và xương vùng cổ vô cùng đau đớn.
Đau cơ xơ hóa: Bệnh lý này chủ yếu gây ra đau nhức ở dây chằng, cơ và gân của cơ thể.
Viêm khớp thứ phát: Hình thành sau khi bị chấn thương khớp, bệnh thường xảy ra sau nhiều năm ủ bệnh.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm khớp
Các chuyên gia cho biết, không có một nguyên nhân chung nào để lý giải sự hình thành của tất cả các bệnh viêm khớp. Nhưng thực tế vẫn có thể chia các nguyên nhân gây viêm khớp làm 2 nhóm chính gồm:
Nguyên nhân tại khớp: Bệnh viêm khớp này xảy ra do khớp bị thoái hóa, viêm sụn, bị bào mòn, sần sùi hoặc bị chấn thương... dẫn đến sự mất mô nghiêm trọng.
Nguyên nhân ngoài khớp: Một số nguyên nhân ngoài khớp như tổn thương các thành phần bên trong khớp (viêm khớp dạng thấp), rối loạn chuyển hóa (bị gout), do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp lót bên trong khớp... khiến cho cấu trúc và hoạt động của khớp bị ảnh hưởng dẫn đến viêm.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, hầu hết các dạng viêm khớp xảy ra là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như:
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có thành viên nào có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp thì nguy cơ thế hệ tiếp theo mắc bệnh tương tự là rất cao.
Do tuổi tác
Các chuyên gia xương khớp cho biết, bắt đầu từ độ tuổi 40 - 50 là giai đoạn phát triển của hầu hết các bệnh lý về xương khớp.
Do giới tính
Các dạng viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở nữ giới. Cụ thể có đến 60% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp.
Do bị chấn thương
Những tổn thương khớp trước đó hoặc làm việc quá sức là yếu tố càng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến các khớp xương và mắc các bệnh viêm khớp.
Do thừa cân béo phì
Trọng lượng cân nặng quá khổ sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống xương khớp, trong đó có cột sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp gối, khớp háng.
Do mắc một số bệnh lý nhiễm trùng
Một số bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm tụ cầu khuẩn, gout, nhiễm trùng khớp... xảy ra khi khớp hoặc xung quanh khớp bị virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân của sự suy giảm chức năng sụn, khớp
Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh viêm khớp
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp cũng như cách chúng xuất hiện rất khác nhau tùy theo loại viêm khớp mà bạn mắc phải. Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp đều là mãn tính vì chúng thường xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh sau đó, tuy nhiên tái phát nhiều lần không khỏi dứt điểm.
Tuy nhiên, nếu quan sát thấy 4 triệu chứng cơ bản sau đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời:
Các triệu chứng viêm khớp điển hình như đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ, căng cơ...
Đau nhức
Các cơn đau nhức do viêm khớp thường xuất hiện đột ngột thành từng đợt hoặc kéo dài mà không có dấu hiệu báo trước. Đôi lúc bạn cảm thấy cơn đau chỉ ở một chỗ nhưng cũng có khi đau cùng một lúc nhiều vị trí khác nhau.
Sưng đỏ
Khi bị viêm khớp, vùng da bên ngoài tại khớp đó sẽ bị sưng đỏ, chạm vào cảm thấy hơi ấm nóng.
Căng cứng khớp
Đây được xem là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp, nó thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài. Thậm chí, sau khi tập thể dục xong cũng có thể bị cứng khớp, tạo ra âm thanh lạo xạo khi cử động.
Khó di chuyển
Người bệnh gặp khó khăn, đau nhức trong việc di chuyển, vận động và sau khi ngồi xuống đứng lên.
Một số triệu chứng khác
Bị viêm khớp còn có thể kèm theo một vài dấu hiệu nhận biết chung khác như sút cân, gầy ốm, phát ban, khó thở, ngứa ngáy...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp
Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm khớp không có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu không điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khó phục hồi như:
Mất đi khả năng vận động
Bệnh viêm khớp kéo có thể khiến người bệnh mất đi khả năng vận động bình thường.
Biến dạng khớp, bại liệt hoặc teo cơ
Bệnh viêm khớp kéo dài có thể gây biến dạng khớp, bại liệt hoặc teo cơ.
Kéo theo các bệnh lý khác
Một vài dạng viêm khớp có thể kéo theo các bệnh lý về tim mạch, bệnh về đường tiêu hóa khá nguy hiểm.
Để lại thông tin - Chuyên gia đầu ngành sẽ hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ!!!
Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp
Nhiều người khi gặp các triệu chứng vừa kể trên đều nghĩ rằng mình chỉ đang gặp một chấn thương nào đó nên không chủ động thăm khám để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết người bệnh không nên chờ cho tổn thương tự lành mà cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
Một số xét nghiệm chụp chiếu như chụp X - quang, MRI, CT scan... giúp bác sĩ có cơ sở đánh giá cấu trúc, chức năng cơ xương khớp để tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra loại bệnh viêm khớp cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch lỏng nằm xung quanh vùng khớp bị đau nhức, sưng đỏ để xét nghiệm phân tích. Kết quả phân tích này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về loại bệnh viêm khớp mà bạn đang gặp phải.
Tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán như:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là biện pháp được chỉ định nhằm kiểm tra loại kháng thể như RF (yếu tố thấp khớp) hoặc ANA (kháng thể kháng nhân).
Xét nghiệm chụp chiếu
Chụp X quang, chụp MRI, chụp CT Scan,... để đánh giá chức năng cũng như loại trừ những nguyên nhân gây đau nhức, sưng đỏ khớp khác.
Xét nghiệm máu
Chụp X quang
Chụp CT Scan
Những biện pháp điều trị viêm khớp hiệu quả hiện nay
Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có một phương pháp đặc trị nào chữa khỏi dứt điểm các loại bệnh viêm khớp. Tùy vào dạng viêm khớp cấp tính hay mạn tính mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như giảm đau, ngăn chặn diễn tiến của bệnh, giảm thiểu tối đa các tổn thương và bảo tồn chức năng vận động của cơ khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm khớp cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau gồm:
1. Sử dụng các loại thuốc tân dược
Điều trị nội khoa là phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng để cải thiện mức độ bệnh, giảm viêm và kiểm soát các cơn đau nhức khó chịu. Tùy theo từng loại bệnh, từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng để cải thiện tình trạng viêm khớp phổ biến như:
Sử dụng các loại thuốc tân dược như giảm đau, chống viêm, chống dị ứng, chống thấp khớp... giúp người bệnh giảm bớt sự đau đớn, khó chịu
Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này chủ yếu giúp giảm nhanh cơn đau xảy đến đột ngột khiến người bệnh khó chịu. Một số loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến như: Paracetamol, Acetaminophen (Tylenol), Hydrocodone (Vicodin, Lortab...), Tramadol (Ultram)...
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Loại thuốc này vừa có khả năng chống viêm, cải thiện chứng viêm xương khớp nhanh chóng và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cần cân nhắc tuân thủ liều dùng của nhóm thuốc này để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Thuốc chống dị ứng: Nhóm thuốc này thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ. Sau khi bôi thuốc lên vùng da bị sưng khớp, đau nhức sẽ làm giảm đau nhanh chóng nhờ khả năng ức chế quá trình truyền tín hiệu đau từ khớp lên não. Một số loại thuốc chống dị ứng phổ biến như thuốc chứa tinh dầu bạc Menthol hà hoặc capsaicin...
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Loại thuốc chống thấp khớp này thường có tác dụng chậm và được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Vài loại phổ biến thường được sử dụng như Methotrexate, Hydroxychloroquine...
Thuốc corticosteroid: Đây là nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch kèm theo khả năng giảm viêm ngăn chặn tiến triển của bệnh. Khi bị viêm khớp người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc ức chế miễn dịch như prednison và cortisone.
Thuốc kháng sinh: Đây cũng là một trong những loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng nhiễm khuẩn hiệu quả. Thuốc thường được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm tùy theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc sinh học: Loại thuốc sinh học này có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả, lâu dài và hạn chế tối đa tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có giá thành tương đối cao nên không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng được lâu dài.
2. Hỗ trợ phục hồi bằng vật lý trị liệu
Đối với hầu hết các bệnh lý về cơ xương khớp, đặc biệt là viêm khớp thì điều trị phục hồi bằng các biện pháp vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả không nên bỏ qua. Những bài tập hoặc các biện pháp vật lý trị liệu khác có khả năng giảm đau nhức, phục hồi chức năng và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, từ đó lấy lại khả năng vận động như bình thường.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp làm giảm đau nhức, phục hồi chức năng và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp
Một số biện pháp vật lý trị liệu được các chuyên gia khuyến khích thực hiện như:
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu: Các bài tập này có khả năng tang cường sức mạnh của các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Tùy theo mức độ viêm khớp và và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ thiết lập hướng dẫn cho người bệnh bài tập phù hợp với tác dụng giảm đau, tăng khả năng cử động và tăng sự linh hoạt cho khớp.
Liệu pháp nước ấm: Đối với cách này người bệnh sẽ phải tập thể dục trong hồ nước ấm. Nhiệt độ ấm nóng của nước sẽ tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể, làm giảm áp lực lên các cơ, khớp, từ đó giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động hiệu quả.
Các cách trị liệu khác: Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn để người bệnh thực hiện một số phương pháp như chườm nóng, chườm đá, massage... để thư giãn cơ khớp, giảm đau hiệu quả.
Trị liệu nghề nghiệp: Phương pháp này được các bác sĩ tư vấn cho những người có tính chất công việc dễ gây viêm khớp bằng cách thay đổi dụng cụ, thiết bị cho phù hợp để tránh gây áp lực cho khớp và giảm thiểu tổn thương.
3. Phẫu thuật điều trị viêm khớp
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định thực hiện sau một thời gian điều trị nội khoa không hiệu quả và tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng phổ biến như:
Phẫu thuật tạo hình: Đây là phương pháp thay thế phần khớp bị viêm của bạn bằng một khớp nhân tạo tương ứng khác. Cách này thường được dùng nhiều nhất cho khớp hông vá khớp đầu gối.
Phẫu thuật làm cứng khớp: Phương pháp này được chỉ định thực hiện với các trường hợp bị viêm khớp nghiêm trọng ở ngón tay và cổ tay. Sau khi thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp này, các đầu xương sẽ được khóa lại với nhau cho đến khi chúng hòa lại làm một và chữa lành hoàn toàn.
Ngoài ra, một số trường hợp bị viêm khớp cũng sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp tạo hình xương để trị bệnh hiệu quả.
4. Chữa bệnh viêm khớp theo Đông y
Trị bệnh viêm khớp theo Đông y là phương pháp đem lại hiệu quả lâu dài, lành tính và an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phát huy tác dụng khá chậm nên không thích hợp với những người đang trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng. Chính vì vậy, chỉ nên áp dụng phương pháp này với những người mắc bệnh nhẹ hoặc bệnh đã thuyên giảm.
Một số bài thuốc Đông y trị viêm khớp phổ biến như cẩu tích, đỗ trọng, cam thảo, vương cốt đằng, ngưu tất, bạch thược, trạch tả, bạch linh... Đây đều là những loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức mạnh gân cốt và giúp cải thiện chức năng cơ xương khớp. Đồng thời, các bài thuốc này phát huy tác dụng hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ và hỗ trợ tăng sức đề kháng, bồi bổ chức năng can thận...
Sử dụng các bài thuốc Đông y không chỉ hỗ trợ cải thiện chức năng khớp mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng
Ngoài các bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm khớp, trong Đông y còn có rất nhiều châm cứu, bấm huyệt, diện chẩn... Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Khi thực hiện các biện pháp điều trị viêm khớp bằng Đông y, người bệnh cần phải kiên trì mới đạt được kết quả như mong muốn.
5. Chữa viêm khớp bằng thuốc Nam
Bên cạnh các bài thuốc Đông y, những người mắc bệnh nhẹ cũng có thể chọn cách điều trị bằng thuốc Nam. Đây được xem là kinh nghiệm điều trị bệnh do ông cha ta lưu truyền lại. Tương tự như vậy, các loại thuốc Nam có tính an toàn cao, đem lại hiệu quả điều trị khá tốt, dễ sử dụng và tiết kiệm tối đa chi phí trị bệnh.
Một số loại thuốc Nam thường được dùng để điều trị bệnh viêm khớp, hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp phổ biến như: ngải cứu, lá lốt, đinh lăng, cây huyết đằng, dây đau xương... Đặc điểm chung của các loại dược liệu thuốc Nam này là khả năng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Cách phòng ngừa tái phát bệnh viêm khớp hiệu quả
Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động vĩnh viễn của khớp. Vì vậy, bên cạnh việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát, giảm thiểu tối đa sự đau đớn, khó chịu của người bệnh bằng các cách sau đây:
1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh viêm khớp. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những người bị viêm khớp cần thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung một số loại thực phẩm như:
Các loại canh xương hầm để bổ sung lượng collagen tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời, trong loại thực phẩm này còn rất giàu các chất như protein, axit amin proline, glycin... để giúp tái tạo mô liên kết, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, hạt...
Bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa trong trái cây, rau củ...
Ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu chất lưu huỳnh như hành tây, tỏi, bắp cải, măng tây... để kích thích khả năng tái tạo mô cơ và giảm tình trạng viêm khớp hiệu quả.
Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống viêm, oxy hóa, omega-3... để phòng ngừa tình trạng viêm khớp
2. Thường xuyên vận động
Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động đều đặn hằng ngày với cường độ nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với tình trạng cơ xương khớp hiện tại sẽ giúp các khớp linh hoạt hơn. Nếu đang trong giai đoạn vừa điều trị viêm khớp xong, bạn chỉ cần tập luyện đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga với các bài tập đơn giản như nghiêng đầu, xoay gối, xoay cổ... Nếu khỏe hơn bạn có thể tập các bộ môn vận động mạnh như bơi lội, đạp xe... để thúc đẩy sự linh hoạt của các cơ khớp.
3. Duy trì cân nặng phù hợp
Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp với cơ địa của bản thân để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh viêm khớp. Không những vậy, cách này còn giúp giảm bớt các triệu chứng trước đó do bệnh viêm khớp gây ra.
4. Chú ý đến chất lượng giấc ngủ
Mất ngủ, khó ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cho các triệu chứng đau nhức cơ khớp của bạn càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, hãy thực hiện mọi cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ như ngủ đúng giờ đúng giấc, vệ sinh chăn màn gối đệm, uống trà thảo mộc an thần, không sử dụng caffein hay ăn quá no/ nhịn đói trước khi ngủ. Đồng thời, chọn một tư thế nằm ngủ phù hợp để tránh gây áp lực lên vùng cơ xương khớp đang bị tổn thương, viêm nhiễm.
Tạo thói quen ngủ nghỉ đúng giờ đúng giấc và chọn tư thế phù hợp tránh gây ảnh hưởng đến các cơ khớp đã từng bị tổn thương
5. Chủ động thăm khám và tuân thủ điều trị theo bác sĩ
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức, tức bệnh chưa quá nặng người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây viêm khớp. Từ đó được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị và phòng ngừa tái phát phù hợp. Trong quá trình điều trị cần chú ý tuân thủ tuyệt đối cách trị, không tự ý dùng thuốc hay bất kỳ cách dân gian nào để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Viêm khớp là bệnh dễ mắc phải, dễ để lại hậu quả khó lường nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, hoàn toàn không quá khó để điều trị và phòng ngừa căn bệnh này chỉ cần người bệnh chủ động trong việc thăm khám và tuân thủ chỉ định do bác sĩ đưa ra. Hy vọng với những thông tin về viêm khớp trong bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc phần nào trong việc nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh xương khớp khó chịu này.
Đội ngũ nghiên cứu là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng các công trình/ sản sản nghiên cứu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Tại viện đã quy tụ đầy đủ đội ngũ nghiên cứu đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Họ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm học vị cao, vừa tinh thông y thuật, am hiểu về các phương pháp khám chữa bệnh/ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT. Hơn nữa còn có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghệ. Hứa hẹn sẽ đồng hành đem đến những công trình nghiên cứu giá trị nhất.
Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp
Tên đầy đủ: Doãn Hồng Phương
Ngày sinh: 02-3-1960
Nơi sinh: Hà Nội
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành Y học cổ truyền
Bác sĩ đã có hơn 40 năm công tác trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương được đông đảo người bệnh tin tưởng, quý mến. Bác sĩ Doãn Hồng Phương là học trò xuất sắc của Cố Giáo sư Nguyễn Tài Thu - Người khai sinh ra kỹ thuật tân châm ở Việt Nam.
Mỗi bệnh lý đều có nguyên nhân - triệu chứng khác nhau, để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ Bạn vui lòng nhập và gửi thông tin phía dưới. Chuyên gia sẽ chủ động liên hệ lại Bạn sớm nhất có thể!!!