Các Bài Thuốc Đắp Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Theo Dân Gian

Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Biện pháp này tận dụng các thảo dược tự nhiên giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tê cứng cột sống, cải thiện khả năng vận động, di chuyển. Hơn nữa, so với việc dùng thuốc uống, các bài thuốc đắp có độ an toàn cao, dễ thực hiện và áp dụng được cho nhiều đối tượng.

Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm đặc trưng bởi tình trạng đĩa đệm (cơ quan nằm ở giữa 2 đốt sống) bị nứt rách, xơ hoá khiến nhân nhầy bên trong di chuyển ra khỏi bao xơ. Hiện tượng thoát vị khiến đĩa đệm bị mất cân bằng, xẹp lún, ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống.

Các Bài Thuốc Đắp Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Theo Dân Gian
Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao

Ngoài ra, lượng nhân nhầy bị thoát vị ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh, mạch máu, các khối cơ và gây tê bì, đau nhức, giảm khả năng di chuyển, vận động,… Không giống với các bệnh lý xương khớp cấp, thoát vị đĩa đệm có tính chất mãn tính và gần như không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Hiện nay, các biện pháp điều trị bệnh chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, làm chậm quá trình lão hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, nhiều người bệnh còn áp dụng các bài thuốc chườm đắp từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức, tê cứng khớp.

Do là các bài thuốc dùng ngoài nên biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế biện pháp y tế. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian:

1. Bài thuốc đắp từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu hay ngải diệp là vị thuốc dân gian được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đắp giảm đau nhức xương khớp. Với tính ấm, vị cay, đắng, tác dụng tán hàn thấp, hoạt huyết, chỉ thống (giảm đau) và cầm máu, các bài thuốc đắp từ vị thuốc này có công dụng chống viêm, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức cột sống.

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy ngải cứu có chứa các thành phần hoạt chất có lợi cho xương khớp như matricaria este, tetradeccatrilin, flavonoid, cholin,… Những thành phần này có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp khác.

Bài thuốc đắp từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Ngải cứu là vị thuốc được dùng trong các bài thuốc đắp giảm đau nhức xương khớp

Để tăng tác dụng giảm đau nhức, tê bì, nhân dân thường kết hợp dược liệu với giấm, muối biển,… Thực tế, hiệu quả giảm đau của vị thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể trên phương diện khoa học. Tuy nhiên, nhiều người bệnh nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt sau khi áp dụng bài thuốc đắp từ ngải cứu.

Một số bài thuốc đắp từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Ngải cứu kết hợp với muối: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi sao với 1 nắm muối biển. Sau đó cho tất cả vào túi vải mỏng sạch và đắp lên vị trí bị sưng đau. Chườm đến khi túi vải hết nóng là được. Trường hợp cơn đau chưa thuyên giảm hoàn toàn, người bệnh có thể sao lại và chườm tiếp lần 2, 3
  • Bài thuốc đắp từ ngải cứu và giấm: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, sau khi rửa sạch thì giã nát rồi trộn đều với giấm. Sau đó chườm lên vùng lưng bị đau nhức và để tầm 20 phút. Áp dụng bài thuốc này đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp dùng một số món ăn từ ngải cứu để giúp tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm.

2. Xương rồng – Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Xương rồng không chỉ là cây cảnh mà còn được biết đến là vị thuốc dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm theo kinh nghiêm dân gian. Theo tài liệu y học cổ truyền, thảo dược có tính hàn, vị đắng, không độc, tác dụng tiêu thũng, sát trùng. Do đó, tận dụng xương rồng chườm đắp có thể cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm và một số bệnh xương khớp mãn tính gây ra.

Xương rồng - Thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng là vị thuốc dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm theo kinh nghiêm dân gian

Khả năng chống viêm và tác dụng giảm đau của vị thuốc này cũng đã được khoa học nghiên cứu sơ bộ. Theo đó, hoạt chất heterosid flavonic trong chất nhầy của cây có tác dụng kháng viêm mạnh. Vì vậy, người bệnh có thể dùng xương rồng để làm bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm.

  • Bài thuốc chườm đắp từ xương rồng nướng: Dùng xương rồng bẹ, cắt bỏ gai rồi rửa sạch. Kế đến đem nướng đến khi nóng thì đắp lên vùng cột số bị đau nhức. Đến khi hết nóng là được. Nếu bị đau nhiều, người bệnh có thể nướng thêm vài lần để đắp đến khi cơn đau thuyên giảm hẳn.
  • Kết hợp xương rồng và muối: Xương rồng sau khi rửa sạch, cắt bỏ gai thì đem đi giã nát. Cho vào chảo cùng với 1 ít muối biển và sao nóng. Cho tất cả vào túi vải sạch và chườm lên vị trí bị đau nhức. Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần.
  • Kết hợp với thảo dược khác: Chuẩn bị xương rồng, ngải cứu, dây tơ hồng, cúc tần. Các thảo dược sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ và để ráo. Kế đến cho tất cả vào chảo sao đến khi nóng thì cho vào túi vải và chườm lên vùng bị thoát vị. Chườm từ 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần.

Lưu ý: Mủ xương rồng có độc nên người bệnh cần thận trọng khi thực hiện các bài thuốc chườm đắp từ thảo dược này.

3. Chườm đắp muối giúp cải thiện bệnh lý

Theo tài liệu Y học cổ truyền, muối không chỉ là loại gia vị mà còn là một vị thuốc. Muối có tính hàn, vị mặn, công dụng lương huyết, tả hoả, thanh tâm, nhuận táo. Đặc biệt, vị thuốc này còn có khả năng dẫn các vị thuốc khác vào kinh lạc nên thường được dùng kết hợp với các thảo dược trong các bài thuốc đắp chữa đau nhức xương khớp.

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm bằng muối là mẹo dân gian đơn giản, được áp dụng phổ biến. Theo đó, chườm đắp muối sao nóng có tác dụng thông kinh mạch, hoạt huyết, từ đó giúp giảm đau mỏi, tê cứng cột sống. Ngoài công dụng giảm đau, làm ấm khớp, mẹo chữa này còn có tác dụng giảm chứng thống kinh, đau cơ khi thời tiết thay đổi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g muối biển (chọn loại muối hạt to để giữ nhiệt tốt hơn)
  • Đem rang đến khi nóng rồi cho vào túi vải mỏng sạch và chườm lên vùng đau nhức (bọc thêm khăn để tránh bỏng, kích ứng
  • Chườm từ 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm từ 2 – 3 lần để cải thiện

4. Bài thuốc đắp từ lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Lá lốt là vị thuốc Nam thường được tận dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Theo tài liệu y học cổ truyền, vị thuốc có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng tiêu viêm, tán phong hàn, chỉ thống. Các bài thuốc từ lá lốt có tác dụng giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm, đau do nhiễm lạnh, thoái hoá cột sống gây ra.

Bài thuốc đắp từ lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Lá lốt là vị thuốc Nam thường được tận dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, hoạt chất piperine, piperonyl và tinh dầu có trong lá lốt có khả năng làm giảm đau nhức và tiêu viêm. Do đó, nếu đắp lá lốt thường xuyên, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau nhức, tình trạng tê bì, cứng khớp do thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm gây ra.

Một số bài thuốc đắp từ lá lốt cải thiện các triệu chứng bệnh lý, bao gồm:

  • Lá lốt kết hợp với muối hạt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi (có thể dùng cả rễ và thân), 1 nắm muối hạt. Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào chảo sao nóng cùng với muối. Cho tất cả vào túi vải sạch và đắp lên vùng bị đau nhức
  • Kết hợp lá lốt và ngải cứu: Chuẩn bị ngải cứu và lá lốt với lượng bằng nhau, rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Dùng hỗn hợp đắp trực tiếp lên cột sống bị đau nhức để thông kinh, hoạt lạc. Nên chườm đắp từ 20 – 30 phút hoặc bạn có thể cố định bằng băng gạc vào lưng và gỡ bỏ thuốc đắp vào sáng hôm sau.

5. Chườm lá đinh lăng cải thiện bệnh lý

Đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý, thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Lá của cây được dùng nấu canh hoặc ăn kèm với cá. Ngoài ra, nhân dân còn tận dụng lá đinh lăng để cải thiện tình trạng đau nhức, tiêu viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Với tính mát, vị đắng, bài thuốc đắp từ lá đinh lăng có thể giúp làm dịu đốt sống lưng bị đau nhức, sưng đỏ.

Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, saponin, vitamin nhóm B, tanin và các chất chống oxy hoá có trong đinh lăng có tác dụng giảm đau tự nhiên. Do đó, bạn có thể cân nhắc về việc áp dụng bài thuốc đắp từ lá đinh lăng nhằm cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Lá lốt là vị thuốc Nam thường được tận dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
Với tính mát, vị đắng, bài thuốc đắp từ lá đinh lăng có thể giúp làm dịu đốt sống lưng bị đau nhức, sưng đỏ do bệnh lý gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, sau khi ngâm rửa sạch thì đem đi giã nát
  • Cho dược liệu vào chảo sao nóng lên rồi cho vào túi vải sạch và chườm lên vùng bị đau nhức
  • Để khoảng 15 – 20 phút là được
  • Nếu cần thiết, bạn có thể sao nóng lại và đắp thêm 1 – 2 lần giúp kiểm soát cơn đau hoàn toàn.

6. Bài thuốc đắp chữa bệnh lý từ cỏ xước

Cây cỏ xước được biết đến là một trong những vị thuốc Nam quý, có tác dụng giải nhiệt, bổ can thận, thanh nhiệt, hạ áp, mạnh gân cốt, chỉ thống. Vì vậy, nhân dân thường dùng dược liệu này để chữa các chứng đau xương khớp, té ngã, chấn thương, đau do thời tiết thay đổi hoặc ảnh hưởng các bệnh mãn tính như thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp, thoát vị đĩa đệm,…

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất achyranthine trong thảo dược có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến xương khớp, giúp phục hồi, tái tạo các cơ quan bị tổn thương. Ngoài ra, cây cỏ xước còn chứa saponin mang lại hiệu quả giảm đau, chống viêm.

Bài thuốc đắp chữa bệnh lý từ cỏ xước
Bài thuốc đắp từ cây cỏ xước giúp cải thiện tình trạng đau nhức và một số triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra

Một số bài thuốc đắp từ cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Dùng độc vị cỏ xước: Chuẩn bị 1 nắm cỏ xước, sau khi rửa sạch thì đem đi sao nóng với rượu và chườm đắp lên vùng bị đau nhức. Có thể sao lại và đắp vài lần để khắc phục cơn đau.
  • Kết hợp với các thảo dược khác: Dùng cây cỏ xước kết hợp với thiên niên kiện, rễ bưởi bung và lá lốt. Đem các dược liệu cho vào chảo sao nóng rồi đắp lên vùng cột sống bị đau nhức. Đắp từ 20 – 30 phút và có thể sao đắp lại từ 2 – 3 lần để giảm đau hoàn toàn.

7. Cải thiện thoát vị đĩa đệm với cây chìa vôi

Cây chìa vôi có tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, hành huyết và giải độc nên thường được dùng để cải thiện tình trạng đau nhức gân cơ, tê mỏi xương khớp. Trong đó, bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Mặc dù chưa được nghiên cứu trên phương diện khoa học về tác dụng giảm đau nhưng trên thực tế, nhiều người bệnh nhận thấy cơn đau nhức thuyên giảm sau khi áp dụng bài thuốc đắp từ vị thuốc này. Hơn nữa, do bài thuốc dùng ngoài nên mẹo chữa này phù hợp với nhiều đối tượng, có độ lành tính cao và hạn chế xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cải thiện thoát vị đĩa đệm với cây chìa vôi
Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi tươi và 1 nắm muối hạt
  • Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào chảo sao với muối
  • Cho tất cả vào túi vải mỏng sạch và đắp lên vị trí bị thoát vị
  • Chườm từ 15 – 20 phút, ngày chườm từ 2 – 3 lần

8. Bài thuốc đắp từ cây mần ri chữa bệnh

Cây mần ri thuộc loài thực vật thân thảo, mọc hoang tại nhiều địa phương của nước ta. Vị thuốc này thường được dùng để nấu canh hoặc làm thuốc chữa bệnh. Cây mần ri có tính ấm, vị đắng, công dụng tán ứ, hoạt huyết. Việc áp dụng bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ thảo dược này có thể giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức, làm dịu hiện tượng viêm ở cột sống.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học nhận thấy trong cây mần ri có chứa các thành phần hoá học dược tính cao như Alucocleomin, Glucocapparin, Glycosid, Vitamin A,… Những thành phần hoạt chất này có tác dụng giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm, chấn thương, té ngã, thoái hoá cột sống gây ra.

Bài thuốc đắp từ cây mần ri chữa bệnh
Cây mần ri có công dụng tán ứ, hoạt huyết nên thường dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm mầm ri tươi và 1 ít muối hạt
  • Dược liệu sau khi rửa sạch thì để ráo nước rồi đem sao với muối hạt
  • Cho tất cả vào túi vải và đắp lên vị trí bị đau nhức
  • Để trong vòng 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm đắp từ 2 – 3 lần để cải thiện bệnh lý.

9. Bài thuốc đắp từ cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm

Cây xấu hổ (trinh nữ) là loại cây mọc hoang ở các bụi đất ven hồ, kênh rạch. Dù là loại cây mọc dại nhưng các bộ phận của thảo dược đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, alkaloid trong cây trinh nữ có khả năng gây tê và giảm đau tự nhiên. Do đó, từ lâu thảo dược này được tận dụng trong bài thuốc uống và đắp để chữa đau nhức xương khớp.

Theo tài liệu y học cổ truyền, vị thuốc trinh nữ có vị ngọt, hơi se, công dụng chống viêm, hạ áp, tiêu tích và an thần. Cây xấu hổ thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau xương khớp, tê bại tay chân, hỗ trợ điều trị mất ngủ, lo âu,…

Bài thuốc đắp từ cây xấu hổ chữa thoát vị đĩa đệm 
Cây xấu hổ được tận dụng trong bài thuốc uống và đắp để chữa đau nhức xương khớp

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị cây xấu hổ từ 1 – 2 nắm, rượu trắng hoặc muối
  • Dược liệu sau khi rửa sạch thì thì đem đi giã nát rồi cho vào chảo sao với muối hoặc rượu
  • Kế đến, cho tất cả vào túi và đắp lên vùng cột sống bị đau nhức
  • Chườm từ 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm từ 2 – 3 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.

10. Gừng tươi – Vị thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Gừng tươi là vị thuốc có tính ấm, vị cay, công dụng giải độc, tán hàn, ôn trung và giải biểu. Bên cạnh tác dụng chữa trị các bệnh do phong hàn, vị thuốc này còn được dùng để chữa đau nhức xương khớp. Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, zingerone và gingerol trong gừng có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng viêm.

Nhờ vào cơ chế này, bài thuốc đắp từ gừng tươi có thể cải thiện tình trạng viêm, đau nhức ở cột sống. Bên cạnh đó, tính ấm của gừng còn giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ phục hồi và tái tạo bao xơ đĩa đệm bị xơ hoá, nứt rách.

Gừng tươi - Vị thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm 
Bài thuốc đắp từ gừng tươi có thể cải thiện tình trạng viêm, đau nhức ở cột sống

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 củ gừng tươi và 1 ít muối biển
  • Gừng sau khi rửa sạch thì đem đi giã nát và sao nóng với muối
  • Cho tất cả vào túi sạch và đắp lên cột sống bị đau nhức
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn từ 2 – 3 lần để giúp kiểm soát cơn đau hoàn toàn

Một số lưu ý khi dùng thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Thực tế nhận thấy, các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm có khả năng cải thiện cơn đau nhức, tình trạng tê cứng cột sống và một số biểu hiện đi kèm. So với các bài thuốc uống, bài thuốc đắp có độ an toàn, lành tính cao hơn và hạn chế phát sinh tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không áp dụng các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm lên vùng da có vết thương hở, viêm nhiễm, đang lở loét. Bên cạnh đó, tránh thực hiện bài thuốc chườm đắp trong trường hợp bệnh lý ở giai đoạn cấp (đau nhức cột sống dữ dội, vùng da bao quanh bị sưng đỏ, nóng rát nhiều).
  • Trong quá trình đắp nên sử dụng túi vải hoặc khăn vải bọc dược liệu để tránh tình trạng bị bỏ, kích ứng da.
  • Ngưng áp dụng bài thuốc đắp nếu nhận thấy cơn đau tiến triển nghiêm trọng.
  • Các bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hiệu quả của thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tiến triển của bệnh.
  • Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoát hoá bao xơ đĩa đệm. Vì vậy, bệnh lý gần như không thể điều trị dứt điểm. Để kiểm soát tiến triển của bệnh, người bệnh cần kết hợp biện pháp y tế và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Bài viết đã tổng hợp một số bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm theo kinh nghiệm dân gian. Biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở mức độ nhẹ. Do đó, trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần thăm khám và can thiệp điều trị y tế để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Bài thuốc xương khớp được Viện Y dược cổ truyền dân tộc nghiên cứu thành công từ hơn 50 vị thuốc Nam mang lại hiệu quả cao và an toàn được nhiều người bệnh tin dùng. Xem ngay để có được cách lành bệnh xương khớp, cải thiện các triệu chứng đau nhức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – TOP Đầu Phòng Khám YHCT Việt Nam

Vào tháng 9/2019, Trung tâm Thuốc dân tộc đã được Bộ Y tế lựa chọn...

Báo Chí Đưa Tin Đề Án Nghiên Cứu Bệnh Dạ Dày Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc đã phối hợp cùng Viện Y Dược cổ truyền dân...
Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y hiệu quả không?

Điều Trị Thoái Hóa Khớp Bằng Đông Y theo Y Học Cổ Truyền

Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y là hướng điều trị được nhiều người...