10 Cách Chữa Đau Lưng Tại Nhà Đơn Giản, Nhanh Nhất
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Có nhiều cách chữa đau lưng tại nhà đơn giản như nghỉ ngơi, xoa bóp, tập luyện thể dục, kiểm soát cân nặng, xây dựng chế độ ăn uống khoa học,… Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp đau lưng do các nguyên nhân thông thường, các biểu hiện ở mức độ nhẹ.
10 Cách chữa đau lưng tại nhà dễ thực hiện
Đau lưng là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tình trạng này thường ảnh hưởng ở vùng thắt lưng khiến người bệnh khó chịu, gặp khó khăn trong các hoạt động.
Thực tế nhận thấy, đau lưng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường, đau lưng liên quan đến chấn thương ở lưng, thói quen sinh hoạt, mắc các bệnh mãn tính (thoái hoá cột sống, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,…).
Với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, các triệu chứng diễn tiến nhanh, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Bệnh nhân cần can thiệp điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, với những trường hợp bị đau lưng xảy ra do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, người bệnh có thể khắc phục bằng một số cách trị đau lưng tại nhà.
Có nhiều phương pháp tự nhiên giúp cải thiện cơn đau và một số biểu hiện đi kèm. Bên cạnh đó, điều trị đau lưng bằng các biện pháp tại nhà còn giúp hạn chế lạm dụng tân dược, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị y tế và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá.
Dưới đây là một số cách chữa đau lưng tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng:
1. Duy trì chuyển động
Tình trạng đau lưng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, vận động. Chính vì vậy, nhiều trường hợp thường có xu hướng bất động, không di chuyển trong thời gian dài để tránh cơn đau bùng phát. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ cứng khớp, tê bì, khó chịu. Để cải thiện triệu chứng, bạn nên duy trì chuyển động cũng như vận động cơ thể nhẹ nhàng.
Theo đó, người bệnh cần duy trì chuyển động và vận động đều đặn mỗi ngày. Một số hoạt động nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng đau nhưng có thể áp dụng như đi bộ nhanh khoảng 30 phút, đi dạo xung quanh nhà,… Cần di chuyển và đi bộ ít nhất 3 lần/ tuần.
Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, lối sống ít vận động, không tập luyện thể dục, thể thao có thể khiến các cơ xung quanh cột sống dần suy yếu, dễ bị tổn thương khi có tác động. Điều này không chỉ khiến cơn đau lưng trở nên nặng nề mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác, đẩy nhanh quá trình thoái hoá.
2. Liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng đau lưng đơn giản và được nhiều người áp dụng. Theo đó, chườm lạnh thường mang lại hiệu quả cao trong những trường hợp cơn đau khởi phát liên quan đến căng thẳng, chấn thương cấp tính. Bạn có thể bọc một viên đá trong khăn mỏng và chườm lên vùng bị đau lưng. Liệu pháp này mang lại tác dụng tốt với những trường hợp cơn đau đột ngột, nặng nề.
Đối với liệu pháp chườm nóng thường có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau thắt lưng hiệu quả. Để cải thiện bệnh lý, người bệnh dùng túi chườm nóng hoặc đệm nóng chườm lên trực tiếp vùng lưng bị đau nhức. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ để tránh tổn thương ngoài da.
3. Xoa bóp chữa đau lưng tại nhà an toàn và hiệu quả
Xoa bóp là cách chữa đau lưng tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, mỗi ngày dành khoảng 15 phút để xoa bóp có thể làm giảm nhẹ cơn đau, tê bì, co cứng do bệnh lý gây ra.
Tác động từ biện pháp xoa bóp có tác dụng làm giảm quá trình sản xuất cortisol (hormone gây căng thẳng) và các chất dẫn truyền thần kinh P của cơ thể. Đây được xem là những yếu tố liên quan đến cơn đau nhức.
Bên cạnh đó, xoa bóp thường xuyên và đúng cách còn giúp tăng tuần hoàn máu đến các khớp xương, thư giãn cơn, kích thích cơ thể sản sinh serotonin. Nhờ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, stress, thúc đẩy quá trình phục hồi cột sống lưng bị tổn thương.
4. Tránh những tư thế tĩnh kéo dài
Yếu tố quan trọng trong điều trị đau lưng tại nhà chú ý đến cơ cột sống, hông và các khớp. Việc duy trì một tư thế kéo dài có thể gây mỏi và căng thẳng ở các khớp, dẫn đến đau lưng mãn tính.
Người bệnh có thể hạn chế áp lực ở lưng bằng một số cách sau:
- Tránh ngồi làm việc quá lâu: Thói quen ngồi làm việc trong thời gian dài có thể tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống, từ đó khiến cơn đau lưng tiến triển nặng nề. Vì vậy, người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng sau 2 giờ làm việc để làm giảm cơn đau lưng, đồng thời tránh áp lực lên cột sống
- Thay đổi tư thế: Thực hiện các tư thế đúng giúp làm giảm áp lực lên cột sống, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau lưng hiệu quả. Các tư thế sai có thể ảnh hưởng đến cột sống và có thể gây ra một số vấn đề về lưng, khiến cơn đau tại vùng lưng diễn tiến nặng nề hơn. Để giữ các tư thế đúng, bạn cần đảm bảo phần cổ, vai và lưng được thẳng hàng.
- Thay đổi các hoạt động: Việc luân chuyển những hoạt động thường xuyên giúp giảm áp lực lên một nhóm cơ và khớp. Chẳng hạn như khi đứng hoặc ngồi quá lâu, bạn nên chuyển sang các tư thế khác. Điều này có thể giúp các cơ, khớp được thư giãn, giảm các tác động liên quan.
Khi cơn đau lưng bùng phát, bệnh nhân cần giảm các hoạt động, tránh lao động quá sức, đồng thời dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn như thiền, nghe nhạc, đọc sách,… Những hoạt động này có thể giúp bệnh nhân chuyển sự chú ý ra khỏi cơn đau, đồng thời giúp lưng được nghỉ ngơi.
5. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thiếu hụt dưỡng chất khiến hệ thống xương khớp bị suy yếu, giảm khả năng phục hồi và đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Theo thời gian, khớp gối sẽ bị suy yếu, các triệu chứng tiến triển nặng hơn. Do đó, bên cạnh việc tập luyện, điều chỉnh tư thế, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để kiểm soát tiến triển của bệnh, đồng thời tăng cường sức khoẻ tổng thể.
Chế độ ăn uống hỗ trợ quá trình điều trị đau lưng:
- Bổ sung canxi thông qua các nhóm thực phẩm lành mạnh như ốc, tôm, cua, các loại đậu và hạt. Canxi giúp duy trì sức khỏe xương khớp, cải thiện độ dẻo dai, linh hoạt, đồng thời làm chậm quá trình tiêu huỷ xương do ảnh hưởng tuổi tác.
- Cần cung cấp một số dưỡng chất thiết yếu để cơ thể hấp thu, chuyển hoá canxi tối ưu như Omega 6, kẽm, magie, Omega 3, vitamin D,…
- Người bị đau lưng nên bổ sung thêm sữa chua và uống đủ nước, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện hoạt động tiêu hoá, kiểm soát cân nặng, đồng thời duy trì vóc dáng cân đối.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá như trái cây, đậu, nấm, trà xanh, các loại hạt nhằm giúp tiêu trừ gốc tự do, chống viêm, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hoá. Bên cạnh đó, chất chống oxy hoá còn giúp bảo vệ các tế bào thần kinh trung ương, tăng cường độ hoạt động của não bộ, cải thiện tuần hoàn máu.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa, tập thói quen ăn chín, uống sôi, tránh ăn uống quá mức hoặc ăn quá nhanh. Ưu tiên chế biến chế các món ăn tại nhà thay vì dùng các thực phẩm đóng gói sẵn. Hều hết những món ăn này đều chứa chất bảo quản, gia vị, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và gây ra tình trạng thừa cân – béo phì.
6. Kiểm soát cân nặng – Cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả
Số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ người bị thừa cân – béo phì có xu hướng tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, tình trạng thừa cân – béo phì mà còn là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề về xương khớp, trong đó có đau lưng.
Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng đau lưng, bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học. Theo đó, ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chứa ít năng lượng như ngũ cốc, rau xanh, cá, các loại hạt,… Đồng thời, nên hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, chất bảo quản, gia vị.
Nếu có chỉ số BMI vượt quá mức, bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học. Tránh nhịn ăn để giảm cân, bởi việc ăn uống kiêng khem quá mức có thể gây suy giảm sức khỏe, giảm hiệu suất làm việc và khiến cơ thể mệt mỏi. Hơn nữa, sau giảm cân, cơ thể thường có xu hướng ăn nhiều hơn và dẫn đến tình trạng tăng cân đột ngột.
7. Tránh căng thẳng quá mức
Căng thẳng kéo dài có thể tác động đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau, trong đó có tình trạng đau lưng. Cụ thể, căng thẳng trong thời gian dài có thể tác động đến hơi thở, gây áp lực lên cột sống và gây đau lưng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến người bệnh có xu hướng hạn chế hoạt động, điều này khiến cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, người bị đau lưng nên cân nhắc hạn chế căng thẳng, kiểm soát tình trạng stress. Thay đổi một số thói quen như ăn uống lạnh mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc. Ngoài ra, người bệnh có thể dành thời gian để trò chuyện với người thân, bạn bè để giúp giảm căng thẳng, cải thiện cơn đau lưng.
8. Kéo giãn các khớp và mô mềm
Việc tăng cường sức mạnh ở cơ bắp, nhất là cơ bụng và lưng có thể hỗ trợ linh hoạt ở cơ lưng, giúp giảm đau, phòng ngừa các cơn đau lưng tái phát. Thực hiện một số động tác yoga là một cách hiệu quả để kéo giãn lưng, cải thiện sức khoẻ cơ bắp và khớp. Bên cạnh đó, việc tập luyện thường xuyên còn giúp phân phối các chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua tuần hoàn máu nhằm tăng cường sức khỏe ở cột sống.
Khi mới bắt đầu kéo giãn cột sống, bệnh nhân nên tiến hành các động tác từ từ và tăng cường bài tập nếu cảm thấy thoải mái, không bùng phát cơn đau nhức ở lưng. Theo thời gian, bạn có thể thực hiện thêm một số động tác kéo giãn cột sống vào thói quen hàng ngày. Thời điểm thích hợp nhất để luyện tập là vào buổi sáng sớm. Điều này có thể giúp thả lỏng cột sống, đồng thời làm giảm độ cứng khớp, hạn chế cơn đau ở lưng tái phát.
Tư thế nhân sư:
- Chuẩn bị ở tư thế nằm sấp, duỗi thẳng chân, giữ cẳng tay trên mặt đất và khép hai tay vào hai bên cơ thể.
- Khi hít vào, siết chặt chân, nâng ngực lên khỏi mặt đất bằng cách đẩy hai cánh tay lên. Để cẳng tay và lòng bàn tay không rời khỏi mặt đất
- Lúc này, hông, chân và bàn tay tiếp xúc với mặt đất, khuỷu tay cần thẳng hàng với bên vai dưới.
- Giữ tư thế trong vòng 5 giây rồi nhẹ nhàng hạ thân trở lại mặt đất
- Lặp lại động tác trong thời gian người bệnh cảm thấy thoải mái. Khi đã quen với bài tập có thể tăng dần lên 30 phút cho mỗi lần tập.
Tư thế con mèo – con bò:
Tư thế con mèo và con bò khác nhau nhưng thường được thực hiện cùng nhau nhưng một cách chữa đau lưng tại nhà. Người bệnh thực hiện các động tác như sau:
- Chuẩn bị bằng việc đặt bàn tay và đầu gối lên sàn nhà. Cánh tay duỗi thẳng và đặt bên dưới vai, đầu gối đặt bên dưới hông.
- Mắt nhìn xuống sàn nhà, giữ đầu thẳng hàng với thân và cột sống.
Để thực hiện tư thế con mèo, bạn cần tiến hành các bước sau:
- Từ từ cong lưng hướng cột sống về phía trần nhà
- Đồng thời hướng mắt thẳng vào bụng
Sau khi hít thở, chuyển sang tư thế con bò:
- Từ từ nâng ngực và xương cụt về phía trần nhà, đồng thời để bụng hóp xuống đất
- Mắt nhìn thẳng lên trần nhà
- Sau khi hít thở, từ từ trở về tư thế con mèo
- Lặp lại các chuyển động đến khi người bệnh cảm giác cột sống căng hoàn toàn
Tư thế chó xướng xuống:
- Chuẩn bị ở tư thế đứng đối mặt với bức tường, đặt chân rộng bằng hông.
- Khẽ cong đầu gối rồi từ từ di chuyển ra khỏi thường, sao cho hông, cột sống và tay thẳng hàng
- Khi đó, người tập sẽ có cảm giác căng ở hông
- Giữ tư thế trong vòng 30 giây, từ từ bước về phía trước để trở về tư thế ban đầu.
Những tư thế yoga này được sử dụng như một cách điều trị đau lưng tại nhà an toàn, có thể áp dụng cho nhiều trường hợp và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số tư thế có thể không phù hợp với một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa bệnh, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
9. Tận dụng các thảo dược tự nhiên chữa đau lưng
Dùng các thảo dược tự nhiên chữa đau lưng có nguồn gốc từ dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn và mang lại hiệu quả cao. Với những trường hợp khởi phát triệu chứng ở mức độ nhẹ có thể dùng một số thảo dược có tác dụng chỉ thống (giảm đau), chống viêm, tăng tuần hoàn máu, trừ hàn như gừng tươi, ngải cứu, xương rồng, lá lốt,… chườm đắp lên lưng hoặc sắc lấy nước uống đều được.
Ưu điểm của biện pháp này là có độ lành tính cao, an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đối với các bài thuốc đắp không áp dụng cho vùng da bị lở loét, có vết thương hở. Còn với bài thuốc sắc uống, cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn, nên tham vấn chuyên khoa trước khi dùng các thảo dược tự nhiên chữa đau lưng.
10. Sử dụng thuốc không kê toa
Ngoài những cách chữa trên, người bị đau lưng cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chức năng vận động. Các loại thuốc có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ, đồng thời làm giảm tình trạng nóng rát, co cứng cột sống lưng.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau lưng:
- Miếng dán Salonpas: Miếng dán Salonpas có thành phần chính là Methyl salicylate 10% và Menthol 3%. Loại thuốc dán này có tác dụng giảm dịu vùng da bị đau nhức, sưng đỏ. Đây là loại thuốc giảm đau không kê toa được sử dụng phổ biến hiện nay.
- Capsaicin gel: Đây là loại thuốc giảm đau bôi ngoài da, có chiết xuất từ quả ớt. Capsaicin gel có tác dụng gây tê, giảm thụ cảm cơn đau. Thuốc thường được dùng cho người bị đau lưng ở mức độ nhẹ, vùng da xung quanh không xuất hiện vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét.
- Voltaren Emulgel: Voltaren Emulgel được bào chế ở dạng thuốc bôi ngoài có thành phần chính là Diclofenac (thuốc chống viêm không steroid). Với công dụng giảm đau, cải thiện các biểu hiện khó chịu vùng lưng nên thuốc thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý.
- Paracetamol: Paracetamol được biết đến là loại thuốc giảm đau thường được sử dụng phổ biến. Với những trường hợp bị đau lưng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Paracetamol để cải thiện. Thuốc được đánh giá có độ an toàn cao ở liều điều trị.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm thường được sử dụng khi Paracetamol không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc chống viêm không steroid nếu có tiền sử xuất huyết tiêu hoá, rối loạn động máu, loét dạ dày tiến triển.
Các loại thuốc giảm đau chữa đau lưng có thể sử dụng không cần kê toa. Tuy nhiên, để tránh phát sinh rủi ro và đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng thuốc trong 3 – 5 ngày. Nếu cơn đau tiến triển nặng, kéo dài, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết đã tổng hợp các cách chữa đau lưng tại nhà đơn giản và được nhiều người bệnh áp dụng. Ngoài tác dụng giảm đau, biện pháp này còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện chức năng vận động và làm chậm quá trình thoái hoá. Để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, bạn cần phối hợp với phương pháp điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!