Mất Ngủ, Khó Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mất ngủ (Isomia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một trong những chứng bệnh vô cùng phổ biến hiện nay và có tỷ lệ mắc cao. Nếu như trước kia bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi thì hiện nay những người trẻ tuổi cũng có xu hướng mắc phải căn bệnh này. Bệnh không chỉ gây ra nhiều sự mệt mỏi mà còn là tiền đề khởi phát nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Mất ngủ khó ngủ là bệnh gì?
Ngủ là nhu cầu sống cần thiết của con người, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ngủ chiếm thời gian ⅓ cuộc đời của mỗi người. Thông thường, một người bình thường sẽ ngủ trung bình từ 7 – 8 tiếng/ đêm. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, chúng ta cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản như ngủ đủ giờ, ngủ sâu và khi thức dậy cảm thấy thực sự khỏe khoắn, tỉnh táo…
Trên thực tế, mất ngủ là một dạng rối loạn thần kinh được khởi phát từ nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là do cơ thể mất dần khả năng sản sinh hormone gây buồn ngủ (melatonin). Mất ngủ thực chất là khi giấc ngủ của bạn rơi vào trạng thái rối loạn. Ban đêm, người bệnh khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, không thể ngủ sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc giữa đêm khuya hoặc lúc sáng sớm.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, đây là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh và những người bị bệnh trầm cảm, thường xuyên đối mặt với áp lực hoặc chấn thương tâm lý kéo dài…
Phân loại bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ được chia làm 2 loại chủ yếu gồm:
- Mất ngủ cấp tính: Đây là bệnh mất ngủ tạm thời, các triệu chứng của mất ngủ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, khoảng vài tuần và sẽ biến mất. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mất ngủ là do ăn uống không đủ chất, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng từ một số bệnh lý cấp tính như đau bụng, đau đầu, đau răng… và đặc biệt là phải đối mặt với những chấn thương tâm lý hoặc áp lực đột ngột.
- Mất ngủ mãn tính: Bệnh mất ngủ ở giai đoạn này biểu hiện với các triệu chứng như ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ giật mình… nhưng với tần suất thường xuyên hơn so với giai đoạn đầu, ít nhất 3 lần/ tuần và kéo dài hơn 1 tháng, mỗi đêm chỉ ngủ được khoảng 3 – 4 tiếng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tuổi tác cao, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích cũng như mắc các bệnh viêm khớp, huyết áp, trầm cảm, rối loạn lo âu…
Triệu chứng điển hình của bệnh mất ngủ
Để nhận biết chính xác bệnh mất ngủ, người bệnh có thể dựa vào một số các dấu hiệu sau đây:

- Khó đi vào giấc ngủ ban đêm, nằm thao thức, thậm chí không thể chợp mắt.
- Giấc ngủ dễ bị gián đoạn, không sâu giấc, chập chờn do các tác nhân từ môi trường hoặc nằm ác mộng, khi tỉnh giấc không thể ngủ lại được.
- Thức giấc từ lúc nửa đêm hoặc từ sáng sớm nhưng không có cảm giác thoải mái, thay vào đó là sự mệt mỏi, uể oải, thiếu tinh thần.
- Có cảm giác khó chịu, buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong đêm.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc, học tập vào ban ngày do lờ đờ, buồn ngủ, phản xạ kém, giảm tập trung…
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ
Theo thông tin từ các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ, trong đó phổ biến nhất là do căng thẳng quá mức và suy nhược thần kinh. Cụ thể các nguyên nhân này như sau:
1. Căng thẳng, suy nhược thần kinh
Đây là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh mất ngủ hiện nay. Những bệnh lý này tác động vào hệ thần kinh trung ương và gây rối loạn chức năng điều khiến giấc ngủ, não bộ bị kích thích và hưng phấn quá mức dẫn đến tình trạng khó có thể đi vào giấc ngủ.
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng kéo dài còn khiến cho não bộ rơi vào trạng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại không như vậy, khi hoạt động liên tục không nghỉ ngơi khiến não bộ mệt mỏi, giảm khả năng sản sinh hormone melatonin – một loại hormone gây cảm giác buồn ngủ, thư giãn cơ bắp.
2. Tuổi tác cao
Khoa học đã chứng minh. tuổi tác ngày càng cao sẽ càng làm giảm khả năng sản sinh hormone melatonin. Vì vậy, đây chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra mất ngủ ở người cao tuổi.
3. Yếu tố giới tính
Theo một thống kê về tỷ lệ mắc chứng khó ngủ, mất ngủ giữa nam giới và nữ giới cho thấy chị em phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn nam giới. Các chuyên gia cho rằng, tâm lý của phụ nữ thường nhạy cảm, dễ bị kích động dẫn đến áp lực, rơi vào lo âu, đặc biệt trong một số giai đoạn như mang thai hay giai đoạn tiền mãn kinh…
4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Bên cạnh đó, mất ngủ cũng là hậu quả mà nhiều người phải gánh chịu khi có thói quen sinh hoạt không khoa học, lành mạnh. Trong đó, có thể kế đến một số thói quen xấu ảnh hưởng đến giấc ngủ như:

- Ngủ trưa quá nhiều
- Ăn quá no
- Tập thể dục muộn
- Sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ
- Lạm dụng thiết bị điện tử
- Môi trường, không gian phòng ngủ không thoải mái, quá nóng hoặc quá lạnh.
- ….
5. Do stress kéo dài
Trong cuộc sống hằng ngày và công việc không thể nào thoát khỏi những lúc stress, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá mức, não bộ luôn phải suy nghĩ về những điều tiêu cực, phức tạp quá nhiều sẽ gây ra mất ngủ. Khác với những người cao tuổi mất ngủ do suy giảm hormone, stress gây ra mất ngủ mới là nguyên nhân chính khiến họ bị mất ngủ.
6. Do ảnh hưởng của một số loại thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh có chứa thành phần Caffeine như Panadol Extra, thuốc chứa chất kích thích nói chung, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc hen suyễn hay thuốc trầm cảm… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mất ngủ. Trên thực tế, đây chỉ là tác dụng phụ của thuốc và người bệnh sẽ quay lại giấc ngủ bình thường khi không còn sử dụng thuốc.
7. Môi trường ô nhiễm
Môi trường xung quanh bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn… hay không gian ngủ chật hẹp, không thoải mái, nhiều tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ.
8. Thay đổi múi giờ
Những người thường xuyên phải di chuyển xa, từ quốc gia này sang quốc gia khác, hay ngủ ngày làm đêm khiến cho chu trình thức – ngủ của cơ thể bị rối loạn vì múi giờ sinh lý bị thay đổi. Trong thời gian đầu bị thay đổi múi giờ bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ do cơ thể chưa kịp thích nghi.
9. Ảnh hưởng của một số bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên, việc mắc phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ một cách bất thường có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý sau:
- Bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu: Đây là những dạng bệnh về tâm lý với triệu chứng đặc trưng là mất ngủ, khó ngủ. Theo các chuyên gia, người mắc phải bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu kéo dài khiến cho não bộ bị rối loạn, suy giảm chức năng… Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ thức ngủ tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như khó ngủ, trằn trọc, âu lo quá độ, hồi hộp vô cớ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm…
- Bệnh trào ngược dạ dày: Bệnh lý này không trực tiếp gây ra mất ngủ nhưng những triệu chứng của bệnh hoàn toàn có thể. Khi bị trào ngược dạ dày khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị… Đặc biệt, những triệu chứng này thường bùng phát mạnh hơn khi bạn nằm ngủ vào ban đêm. Từ đó gây ra khó ngủ, giật mình tỉnh giấc giữa đêm, uể oải và mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Khi mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh ngáy to, khó thở, mệt mỏi… Các triệu chứng này khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, đau đầu, uể oải sau khi ngủ dậy.

Ngoài những bệnh lý trên, những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày, tuyến giáp, viêm khớp, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh tim,… cũng làm tăng nguy cơ bị khó ngủ, mất ngủ.
Tác hại của chứng mất ngủ, khó ngủ
Tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài, rối loạn chu trình thức – ngủ không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, giảm sút tinh thần. Có thể kể đến một vài ảnh hưởng như:
- Mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung: Hầu hết những người bị khó ngủ, mất ngủ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó tập trung, thiếu sức sống, cả người lờ đờ, hậu quả dẫn đến giảm trầm trọng hiệu suất công việc và học tập.
- Tăng nguy cơ bị teo não, đột quỵ: Khó ngủ, mất ngủ trầm trọng làm tăng nguy cơ bị teo não cực kỳ nguy hiểm. Không những vậy, những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ đêm cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần so với những người ngủ đủ giấc.
- Suy giảm sức khỏe tim mạch: Mất ngủ, khó ngủ mức độ nặng khiến hệ thần kinh rơi vào trạng thái hưng phấn, căng thẳng quá mức. Tình trạng này không chỉ vô tình làm tăng chỉ số huyết áp trong máu mà còn gây áp lực cho tim, tăng nguy cơ suy tim, đau tim đột ngột…
- Suy giảm chức năng sinh lý: Nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới sẽ bị suy giảm đột ngột khi bị mất ngủ kéo dài. Từ đó làm giảm ham muốn tình dục và kéo theo một số hiện tượng như xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh…
- Tăng nguy cơ thừa cân – béo phì: Sự hoạt động của não bộ thay đổi tiêu cực khi người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Kéo theo đó là cảm giác thèm ăn vào ban đêm, đặc biệt càng yêu thích những món ăn nhanh chiên ngập dầu, giòn thơm. Và đây cũng chính là nguyên nhân hầu hết những người bị mất ngủ thường bị thừa cân, béo phì.
- Rối loạn tâm lý và cảm xúc: Bị mất ngủ, khó ngủ triền miên khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực, cảm giác trống rỗng, cô đơn, e ngại và tự ti khi giao tiếp, nặng hơn có thể rơi vào trầm cảm, suy nhược thần kinh.
- Lão hóa da: Thiếu ngủ trầm trọng khiến cơ thể tiết ra lượng lớn hormone cortisol gây phá vỡ cấu trúc collagen. Hậu quả khiến da bắt đầu sạm nám, khô ráp, bong tróc, sần sùi, chảy xệ, không còn săn chắc, căng bóng và dễ bị nổi mụn.
- Sụt cân nghiêm trọng: Mất ngủ trong thời gian dài không được can thiệp điều trị kịp thời có thể khiến hệ thần kinh bị suy yếu, làm giảm hệ miễn dịch dẫn đến suy nhược và sụt cân đột ngột.
- Dễ bị tai nạn: Sẽ rất nguy hiểm nếu bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc liên tục nhưng vẫn phải làm việc, di chuyển điều khiển phương tiện sẽ làm tăng nguy cơ gây tai nạn
Phương pháp điều trị mất ngủ khó ngủ hiệu quả và an toàn
Nền y học hiện nay vẫn chưa tìm ra một phương pháp nào đặc trị bệnh mất ngủ, chủ yếu dựa vào các biện pháp kết hợp nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua các phương pháp như liệu pháp thư giãn, kiểm soát yếu tố kích thích, giới hạn giấc ngủ, vệ sinh giấc ngủ… Đồng thời, tuân thủ các nguyên tắc phối hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo các chuyên gia, điều trị bệnh mất ngủ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào yếu tố cá nhân của từng người bệnh. Chẳng hạn như mức độ bệnh, đặc điểm bệnh lý, tác dụng phụ, khả năng đáp ứng các liệu pháp và thuốc, chi phí, tác dụng phụ… Sau đây là một số biện pháp hiệu quả thường được chỉ định áp dụng phổ biến:
1. Kiểm soát các yếu tố kích thích
Liệu pháp này thường được áp dụng cho những người mắc bệnh mất ngủ, khó ngủ do sợ hãi, lo âu quá mức. Lúc này, càng nằm trên giường bệnh càng khiến họ ám ảnh và làm tăng nặng các triệu chứng mất ngủ. Để góp phần khắc phục tình trạng này cần kiểm soát các yếu tố kích thích như đã nhắc đến trong phần trên bằng các mẹo sau:

- Chỉ lên giường khi cơn buồn ngủ thực sự ập đến, khi đã lên giường tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính hay đọc sách, nghe nhạc…
- Trong trường hợp không thể ngủ trong khoảng 20 phút kể từ khi nằm xuống giường, hãy đứng dậy đi ra ngoài nghe nhạc hoặc hóng gió. Lưu ý không nên thực hiện các hoạt động thể chất mạnh như tập thể dục hay xem phim kinh dị, ăn thức ăn nhanh…
- Khi có cảm giác mệt, tay chân mỏi, toàn thân thư giãn và đặc biệt là có cảm giác buồn ngủ hãy quay trở lại giường ngủ ngay. Nếu vẫn chưa thể ngủ hãy lặp đi lặp lại quy trình này cho đến khi ngủ được.
- Nên đặt chuông báo thức vào một khung giờ nhất định hằng ngày, kể cả ngày nghỉ để cơ thể quen dần với thói quen thức – ngủ đúng giờ.
2. Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ là tên gọi khoa học đề cập đến các hành động, thao tác có khả năng hỗ trợ cải thiện chất lượng và tăng mức thời gian ngủ sâu và ngủ ngon hơn. Phương pháp này thường kết hợp song song với các bước kiểm soát kích thích để tăng hiệu quả.
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ theo một khung giờ cố định buổi tối. Thói quen này sẽ giúp não bộ duy trì nhịp sinh học ổn định, từ đó điều hòa tối ưu chu trình thức – ngủ, giảm thiểu tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.
- Nên bật nhạc không lời giúp ngủ ngon, giảm stress trước khi đi ngủ. Cách này giúp kích thích cơ thể tiết ra hormone melatonin tạo cảm giác buồn ngủ.
- Tuyệt đối không thức khuya và không ngủ nướng hơn 30 phút vào buổi sáng.
- Không sử dụng chất kích thích chứa caffein như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê… sau bữa ăn trưa và ăn tối. Vì đây là đều là những chất có khả năng gây kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó năng động hơn, khó đi vào giấc ngủ.
- Khi đã lên giường đi ngủ, tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi… Điều này sẽ khiến não bộ phải hoạt động liên tục, bên cạnh đó nguồn ánh sáng xanh từ các thiết bị này cũng có thể làm tăng sinh melatonin gây khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.
- Ban ngày không nên ngủ quá nhiều, chỉ nên ngủ trưa từ 15 – 30 phút. Kết hợp tập thể dục vận động hằng ngày để cải thiện tình trạng thể chất cùng thời gian ngủ vào ban đêm.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, chăn, gối, mền, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng vừa phải để tạo không gian ngủ thoải mái nhất.
3. Giới hạn giấc ngủ
Liệu pháp này được chỉ định áp dụng cho những người có thói quen ngủ nướng vào buổi sáng. Vì đây là một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ vào ban đêm bị rút ngắn, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình nửa đêm…
Thực hiện liệu pháp này không chỉ giúp hạn chế tình trạng ngủ nướng vào buổi sáng hoặc ngủ trong giờ làm việc, khi đi tàu xe mà còn giúp tăng cường thời gian ngủ vào ban đêm, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Nguyên tắc để thực hiện điều trị giới hạn giấc ngủ này như sau:

- Giảm bớt thời gian ngủ, tuy nhiên không được ít hơn 5 tiếng/ ngày.
- Rút ngắn thời gian nằm trên giường vào buổi sáng xuống từ từ còn khoảng 5 phút là được.
- Thực hiện các bước này mỗi ngày trong khoảng thời gian dài và cho đến khi không còn cảm giác buồn ngủ ban ngày hay muốn ngủ nướng nữa.
4. Áp dụng các liệu pháp thư giãn
Bên cạnh các biện pháp trên, liệu pháp thư giãn cũng thường được bác sĩ chuyên gia chỉ định thực hiện kết hợp để tăng hiệu quả điều trị mất ngủ, khó ngủ. Liệu này pháp bao gồm 2 kỹ thuật sau:
- Kỹ thuật giãn cơ dần dần: Kỹ thuật này nhằm mục đích tạo cảm giác thoải mái, thư giãn các cơ giúp gười bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị cản trở bởi các cơn căng cơ, đau nhức. Nên bắt đầu thực hiện kỹ thuật này tại vùng mặt. Tiến hành căng cơ mặt và thả lỏng lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục cho đến khi có cảm giác mỏi. Sau đó chuyển sang các bộ phận khác và thực hiện thao tác tương tự.
- Kỹ thuật đáp ứng thư giãn: Sau khi các nhóm cơ đã được thư giãn, bạn hãy nằm xuống giường hoặc ngồi thẳng lưng để thả lỏng cơ thể, kết hợp nhắm mắt để điều chỉnh cảm xúc. Lúc này, bạn cần duy trì nhịp thở đều đặn, giữ cho đầu óc trống rỗng, không được tập trung suy nghĩ về những vấn đề đã xảy ra. Thay vào đó, cần chú ý tập trung vào sự thả lỏng, không căng thẳng.
5. Điều trị hành vi nhận thức
Đây là phương pháp thường được chỉ định cho những người bị mất ngủ và thường xuyên thức giấc vào giữa đêm. Kèm theo đó là những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, áp lực càng khiến cho não bộ trì trệ, không được giải phóng năng lượng dẫn đến khó ngủ, mệt mỏi.
Các liệu pháp vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát các yếu tố kích thích hay điều trị giới hạn giấc ngủ, thư giãn đều là nhũng hình thức điều trị hành vi nhận hiệu quả. Nếu phù hợp với tình trạng bệnh, thực hiện đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao, giảm áp lực, lo âu, cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.
6. Dùng thuốc Tây
Nếu sau một thời gian thực hiện các liệu pháp điều trị, kiếm soát cải thiện giấc ngủ nhưng không đạt kết quả cao hoặc sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán mức độ mất ngủ, khó ngủ của bạn đang ở mức báo động sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây.
Phương pháp này rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng được và khi dùng thuốc cần hết sức cân nhắc vì hầu hết các nhóm thuốc chữa mất ngủ rất dễ gây tác dụng phụ. Tùy vào mức độ và độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc phổ biến như:
- Thuốc an thần: Bị mất ngủ do căng thẳng quá độ, stress áp lực do công việc, các mối quan hệ không như ý khiến cho hệ thống thần kinh bị kích thích… sẽ được chỉ định sử dụng thuốc : Clonazepam, Diazepam, hoặc Bromazepam…
- Thuốc gây ngủ: Để gây ra cơn buồn ngủ tức thì có thể sử dụng nhóm thuốc gây ngủ có khả năng ức chế trực tiếp hệ thần kinh. Loại thuốc được dùng phổ biến như Phenobarbital hay Zolpidem, Zaleplon…
- Thuốc kháng histamine H1: Loại phổ biến thường dùng là Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,…
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: có thể kể đến như mirtazapine, Clomipramine,…
- Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thêm vài loại thuốc như: thuốc chống đồng vận melatonin (Tasimelteon), thuốc chống loạn thần, thực phẩm chức năng bổ não, viên uống vitamin và khoáng chất…

Lưu ý: Các loại thuốc ngủ có tác dụng rất mạnh, giúp người bệnh có cảm giác buồn ngủ ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức sẽ gây nhờn thuốc, giảm tác dụng kèm theo tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, ức chế hệ thần kinh…
7. Điều trị mất ngủ khó ngủ theo Đông y
Chữa khó ngủ, mất ngủ bằng các bài thuốc Đông y được rất nhiều người ưa chuộng. Theo các tài liệu y học cổ truyền, mất ngủ, khó ngủ được gọi là chứng thất miên, bất mị. Tình trạng này xảy ra do cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà cộng với việc suy yếu chính khí, suy giảm chức năng can thận và hệ quả là tâm trí rối loạn dẫn đến mất ngủ.
Các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ sử dụng các vị thuốc có đặc tính an thần, điều chỉnh sự rối loạn thần kinh, tác động tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, chú trọng nâng cao chính khí và tập trung bồi bổ phục hồi sức khỏe.
Một vài bài thuốc chữa mất ngủ, khó ngủ phổ biến, hiệu quả như:
- Bài thuốc sắc lấy nước uống: Chuẩn bị các dược liệu sau: 12g hạt sen, 6g xương bồ, 20g lạc tiên khô và 2g lá vông. Tùy vào từng trường hợp có thể gia giảm thêm táo nhân sao, lá dâu và lá tre mỗi loại 10g. Sắc số dược liệu trên cùng 750ml nước khoảng 10 phút cho nước cạn xuống còn 1 nửa thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc tán thành hoàn: Chuẩn bị các dược liệu gồm nhân sâm, đan sâm, cát cánh, ngũ vị tử, phục linh và viễn chí mỗi loại 15g, thiên môn đông, đương quy nhân và bá tử nhân mỗi loại 60g cùng 120g sinh địa hoàng. Đem tán nhuyễn các vị thuốc thành bột mịn rồi hoàn thành từng viên nhỏ. Mỗi lần sử dụng hòa vào ly nước sôi, khuấy đều cho tan hẳn và đợi nước nguội thì uống hết. Nên dùng liên tục sáng, trưa, chiều để đạt hiệu quả tối đa.
8. Một số phương pháp khác
Như đã biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ nên cũng có vô vàn cách để điều trị bệnh. Ngoài những biện pháp chuyên sâu như vừa kể trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp mang tính chất hỗ trợ sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Trị khỏi các bệnh lý gây mất ngủ: Thăm khám và tuân thủ các hướng dẫn điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Một số bệnh lý là nguyên nhân gây mất ngủ như tiểu đường, huyết áp, trào ngược dạ dày, rối loạn lo âu…
- Sử dụng các loại thảo dược: Với những người bị mất ngủ nhẹ có thể chọn cách sử dụng thảo dược như tim sen, lá vông, hương thảo… có tác dụng an thần, ngủ ngon hơn.
- Liệu pháp mùi hương: Sử dụng một số mùi hương dễ chịu có tác dụng giảm căng thẳng, đem lại cảm giác thư giãn, sảng khoái cũng là mẹo hay giúp hỗ trợ giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà, tràm trà… để cho vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc hòa vào nước để tắm.

- Thiền định: Thiền là một trong những biện pháp giúp bạn tịnh tâm, trút bỏ phiền muộn, âu lo, khi đầu óc thư giãn chắc chắn sẽ làm giảm thiểu tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả.
- Sử dụng mật ong: Theo một số nghiên cứu, trong mật ong có chứa hàm lượng cao chất axit amin tryptophan khi vào cơ thể dễ dàng chuyển hóa thành serotonin – một hoạt chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Bạn có thể hòa mật ong vào nước ấm hoặc pha trà mật ong uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tái phát mất ngủ, khó ngủ hiệu quả
Mất ngủ, khó ngủ là căn bệnh rất dai dẳng, hoàn toàn có thể quay trở lại dù trước đó đã điều trị dứt điểm. Do đó, để duy trì kết quả điều trị lâu dài, ổn định và phòng ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý tuân thủ thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi và làm việc cân đối, ổn định giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ một cách khoa học. Vì đây là yếu tố giúp cơ thể quen với chu trình thức – ngủ lành mạnh. Đặc biệt lưu ý 2 nguyên tắc không thức khuya và không ngủ nhiều vào ban ngày.
- Kiểm soát các bệnh lý mà bạn đang mắc phải như viêm dạ dày, viêm khớp, sốt cao, trào ngược thực quản, viêm dị ứng… vì các triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ kéo dài.
- Cân bằng cảm xúc và duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế tối đa những trường hợp căng thẳng quá mức.
- Xây dựng không gian ngủ thoải mái, sạch sẽ, mát mẻ và yên tĩnh nhất có thể.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và đặc biệt giúp cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa, dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.

Mất ngủ, khó ngủ là căn bệnh rất phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa xuất hiện ở giới trẻ hiện đại. Nếu không thay đổi và can thiệp điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực như giảm sút chất lượng công việc, học tập cũng như gây hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được thăm khám và tư vấ phác đồ điều trị thích hợp trước khi quá muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!