Nấm Linh Chi Trắng: Tác Dụng Và Lưu Ý Gì Khi Dùng Chữa Bệnh

Nhiều người nhầm lẫn nấm linh chi trắng với loại nấm Ngọc Châm Hàn Quốc thường dùng trong nấu ăn. Thực tế, bạch chi là một trong những loại nấm linh chi quý hiếm và có giá trị cao bậc nhất trong y học.

Tổng quan về nấm linh chi trắng

Nấm linh chi là một chi nấm hóa gỗ có tên khoa học là Ganoderma., thuộc họ Ganodermataceae (Nấm lim) với hơn 80 loài khác nhau được phát hiện trên thế giới. Trong y học, đây là một dược liệu hóa gỗ được coi là có khả năng kéo dài tuổi thọ và nhiều công dụng khác, do đó được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Bất lão thảo, tiên thảo, nấm thần linh, huyền diệu thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung, thần tiên thảo,… 

Nấm linh chi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, loại cây ký sinh và môi trường sống mà sẽ có màu sắc khác nhau, từ đó được Y học cổ truyền phân loại thành 6 nhóm chính là: Nấm linh chi đỏ (xích linh), linh chi xanh (thanh linh), nấm linh chi trắng (bạch linh), linh chi tím (tử chi), linh chi vàng (hoàng chi) và nấm linh chi đen (hắc chi). 

Nấm linh chi trắng là một trong sáu loại linh chi chính trong Đông y
Nấm linh chi trắng là một trong sáu loại linh chi chính trong Đông y

Trong đó loại bạch linh thuộc nhóm hiếm và có giá trị dược chất cao, đi cùng với đó là giá thành đắt đỏ và nguồn hàng khan hiếm nên cực kỳ được săn đón. Hãy cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu chi tiết hơn về loại dược liệu này:

Đặc điểm nhận dạng bạch linh chi

Thực tế, bạch linh chi là một loại nấm linh chi hiếm gặp và các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được giai đoạn hoặc loại cây gỗ cụ thể cho loại nấm này. Có một số danh pháp khác nhau được sử dụng để đề cập đến loại nấm linh chi có màu trắng, bao gồm Ganoderma lobatum, Ganoderma Lucidum, Ganoderma curtisii, Ganoderma applanatum, Ganoderma adspersum,…

Nấm linh chi trắng hay còn được gọi là bạch linh chi, nấm thuỷ tiên trắng,… có hình dạng đặc trưng của các loại nấm linh chi như:

  • Là mũ nấm có hình thận, hình bán nguyệt hoặc gần tròn.
  • Bề rộng 8 – 10cm, dày 1 – 2cm.
  • Vỏ ngoài chắc ánh hơi bóng, có vân tròn nổi và vân dạng tia.
  • Cuống nấm mọc lệch tâm, có hình trụ tròn.
  • Phần cuống nấm và mũ nấm có cùng màu hoặc hơi nhạt hơn.

Ngoài ra, so với loại xích linh thường gặp thì bạch chi có một số đặc điểm khác như:

  • Bề rộng tai nấm thường thường nhỏ hơn xích linh từ 2 – 5 cm.
  • Vỏ màu trắng sữa cho đến trắng xám. 
  • Thịt nấm cũng có màu trắng đến nâu nhạt.
  • Cuống nấm chỉ dài từ 5 – 7 cm, nhỏ hơn xích linh (7 – 15cm), đường kính từ 1 – 3.5 cm. 
  • Bào tử nhỏ, màu xám hoặc hơi vàng.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng nấm linh chi trắng không phải là loại nấm mọc trên cây thân gỗ duy nhất có màu trắng, vì vậy việc nhận dạng loại nấm này cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về nấm.

Phân bố

Các dòng nấm linh chi mọc ở các ưa sống ở những khu rừng rậm, ẩm thấp và có độ cao dưới 1500m. Nấm thường mọc trên thân cây gỗ mục và được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Tại các nước châu Á, hai chi phổ biến là Ganoderma lobatum và Ganoderma Lucidum được trồng nhiều để làm dược liệu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. 

Tại Việt Nam, các dòng nấm linh chi, chủ yếu là xích linh, hoàng linh, hắc linh được tìm thấy và trồng nhiều ở một số khu vực như Sapa, rừng Tiên Phước, Tam Đảo, Lâm Đồng, Hương Sơn, vườn quốc gia Bến En ở Thanh Hóa, Tây Nguyên,… Tuy nhiên, bạch linh chi thuộc dạng hiếm do khó nuôi trồng và trong tự nhiên rất khó tìm được.

Xem thêm: Hạt Đười Ươi Có Công Dụng Gì? Cách Dùng Thế Nào?

Nấm linh chi trắng trong tự nhiên cực kỳ hiếm
Nấm linh chi trắng trong tự nhiên cực kỳ hiếm

Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản bạch linh

Nấm linh chi được sử dụng làm thực phẩm và trong Y học truyền thống. Mũ và cuống nấm là bộ phận được sử dụng. 

Đối với nấm nuôi trồng, khi đủ “chín” sẽ thu hoạch. Nấm sẽ được cắt sát tận gốc. Sau khi thu hoạch được rửa sạch, phơi trong bóng râm cho khô ráo. Sau đó, dược liệu có thể dùng tươi hoặc khô hoàn toàn. Để bảo quản lâu thì nấm sẽ được sấy khô theo phương pháp sấy lạnh, sấy thăng hoa hoặc nếu phơi khô thì phơi trong bóng râm từ 3 – 5 ngày. 

Nấm đã sấy khô được bảo quản trong hũ thủy tinh sạch hoặc đóng gói kín. Ngoài cách sử dụng này, nấm linh chi trắng cũng như các loại linh chi khác có thể được chế thành các dạng bột, thái lát mỏng, cao, viên nang, tinh chế hoặc một số chế phẩm khác.

Khi bảo quản nấm tươi, khô nguyên dạng hoặc các chế phẩm, cần chú ý để nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao gây mốc, hỏng, đồng thời hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp đến. Thời hạn bảo quản nấm khô được sơ chế và bảo quản đúng cách có thể lên đến trên 2 năm.

Thành phần hóa học trong nấm linh chi trắng

Là một loại nấm linh chi, bạch chi cũng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên hàm lượng dược chất phụ thuộc dừng dòng và nhiều yếu tố khác. Sau đây là một số hoạt chất chính có trong linh chi trắng:

  • Polysaccharides: Đây là thành phần chủ yếu của nhiều loại nấm linh chi và có tác dụng kháng khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Trong đó nổi bật nhất là Beta-D-glucan, Ganoderans, Ganodosteron,…
  • Triterpenes: Trong nấm chữa nhiều loại Triterpenes, trong đó Ganoderic acid, Ganodermic acid, Oleic acid là thành phần được quan tâm nhiều nhất vì có tính chất chống viêm, giảm cholesterol, bảo vệ gan và tác dụng chống ung thư.
  • Adenosine: Là một loại Nucleoside có tác dụng giảm huyết áp, giảm mức đường trong máu và tăng cường lưu lượng máu đến tim.
  • Lucidadiol: Đây là một loại Sterol có tính chất chống ung thư và tăng cường chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, nấm linh chi còn chứa một số khoáng chất và vitamin như Kali, Canxi, sắt, kẽm, đồng, vitamin B và C cũng như hơn 100 loại axit amin và enzym có lợi cho sức khỏe.

Vì giá trị dinh dưỡng và dược tính cao nên bạch chi được trồng làm dược liệu
Vì giá trị dinh dưỡng và dược tính cao nên bạch chi được trồng làm dược liệu

Tác dụng của nấm linh chi trắng trong y học

Nấm linh chi trắng, còn được gọi là bạch chi hay bạch linh chi được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại coi là vị thuốc quý vì chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. 

Theo Y học cổ truyền

Bạch chi là một loại nấm linh chi được Y học cổ truyền coi là dược liệu quý và cực bổ với những đặc tính sau:

  • Tính vị: Vị đắng, hậu vị ngọt, tính hàn.
  • Quy kinh: Tâm, Can, Phế, Tỳ, Thận.
  • Độc tính: Không độc.
  • Công năng: Tư bổ cường tráng, bổ trung kiện vị, an thần định chí, chỉ khái bình suyễn và kéo dài tuổi thọ.
  • Chủ trị: Bồi bổ tất cả các nội tạng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống viêm diệt khuẩn, chữa mất ngủ và chứng suy nhược, chữa bệnh dạ dày và tiêu hóa, chống lão hóa,…

Dưới đây là một số tác dụng của nấm linh chi trắng theo Y học cổ truyền:

  • Tư bổ cường tráng: Bạch chi được coi là một trong những thần dược giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao thể lực. Nó có tác dụng bổ huyết, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu và giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.
  • Bổ trung kiện vị: Bạch chi có tác dụng giúp cân bằng chức năng tiêu hóa, giúp ổn định các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,..
  • An thần định chí: Nấm linh chi trắng có tác dụng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe tinh thần và cải thiện giấc ngủ.
  • Chỉ khái bình suyễn: Bạch chi cũng được sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi,.. nhờ vào khả năng chống viêm và giảm đau của nó.
  • Chống viêm diệt khuẩn: Bạch chi có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào vi khuẩn và giảm đau.
  • Kéo dài tuổi thọ: Bạch chi được coi là một trong những dược liệu giúp kéo dài tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các hoạt chất có trong bạch chi có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa và các bệnh lão hóa, đặc biệt là các bệnh về tim mạch và ung thư.
Y học cổ truyền coi đây gần như là một loại "thần dược" đa công dụng
Y học cổ truyền coi đây gần như là một loại “thần dược” đa công dụng

Theo Y học hiện đại

Nấm linh chi trắng với hàm lượng hoạt chất cùng nhiều dưỡng chất giá trị cũng được sử dụng trong Y học hiện đại với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là chi tiết về một số tác dụng của nấm linh chi trắng đã được Y học hiện đại công nhận:

  • Kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch: Ganoderma trong nấm linh chi trắng có khả năng kháng khuẩn và chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại cho cơ thể, giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
  • Bổ gan và ngăn ngừa các bệnh về gan: Axit Ganoderic trong nấm linh chi trắng có tác dụng đối với người mắc bệnh gan, bao gồm viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan siêu vi, suy giảm chức năng gan và giải độc gan.
  • Làm loãng máu: Một hoạt chất trong nấm linh chi trắng có tác dụng làm loãng máu, ngăn chặn hình thành cục máu đông, có thể được sử dụng để điều trị chứng huyết áp cao.
  • Giãn mạch máu: Thành phần Alkaloid có chứa Nito và Adenosine trong bạch linh có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường hoạt động lưu thông máu để vận chuyển các dưỡng chất và oxy đến khắp các cơ quan của cơ thể, cung cấp năng lượng, tăng tốc làm lành vết thương. Từ đó còn giúp làm hạ đường huyết và điều hòa hoạt động tuần hoàn.
  • Tăng hormone Testosterone: Nấm linh chi trắng giúp cơ thể sản xuất nhiều Testosterone hơn bằng cách ngăn chặn sự chuyển đổi Testosterone thành Dihydrotestosterone, qua đó tăng chức năng sinh dục và cải thiện sinh lực phái mạnh.
  • Chống oxy hóa, chống ung thư: Nấm linh chi trắng có khả năng ngăn chặn sự hình thành và lan rộng của khối u ác tính nhờ vào các hoạt chất Triterpenes và đường đa phân tử Polysaccharides. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng nấm linh chi trắng có thể giúp ngăn chặn khối u di căn.
  • Làm đẹp da và chống lão hóa: Các loại nấm linh chi bao gồm bạch linh đều còn có tác dụng làm đẹp da, loại bỏ các sắc tố sẫm màu để giúp da trắng hồng, mịn màng hơn. Kết hợp khả năng kháng khuẩn tự nhiên, bạch linh chi còn giúp ngăn ngừa và cải thiện các bệnh ngoài da như dị ứng da, mụn ẩn, mụn trứng cá,… Các hoạt chất chống oxy hóa trong dược liệu này còn giúp ngăn ngừa sự lão hóa của cơ thể.
  • Giảm đường huyết và cải thiện tiểu đường: Linh chi còn có khả năng giảm đường huyết, giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
Các hoạt chất và dinh dưỡng trong bạch chi được khoa học công nhận nhiều tác dụng
Các hoạt chất và dinh dưỡng trong bạch chi được khoa học công nhận nhiều tác dụng

Gợi ý 7 bài thuốc chữa bệnh hay từ nấm linh chi trắng

Nấm linh chi có nhiều cách chế biến để sử dụng như nghiền thành bột, thái lát mỏng, chế thành cao lỏng, cao mềm, kết hợp các vị dược khác để tạo thành thang thuốc sắc uống, chế thành thuốc viên hoàn, viên nang,… Dưới đây là một số bài thuốc và cách dùng vị dược này để chữa bệnh theo Y học cổ truyền:

1. Thang thuốc cải thiện chức năng gan

Đây là một bài thuốc đơn giản và hiệu quả để cải thiện chức năng gan, phù hợp các bệnh nhân gan nhiễm mỡ, gan yếu, viêm gan,…

Cách thực hiện:

  • Thang thuốc này gồm các thành phần sau: 10g bạch linh chi, 20g hổ trượng,  12g thổ tỳ giải, 12g bồ công anh10g bạch lạp thụ tử, 10g ngải thảo, 10g xích thược và 4g đại hoàng. 
  • Sắc các nguyên liệu cùng 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml, uống vào buổi sáng và buổi chiều, 2 lần mỗi ngày, mỗi ngày 1 thang. 

2. Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm khớp và gout

Cách này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm các ổ khớp, ngoài ra còn giúp tăng cường quá trình đào thải axit uric của thận, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Cách thực hiện:

  • Sắc 10 – 15g nấm linh chi trắng dạng khô với 800ml nước để lấy nước uống trong ngày giúp thay thế một phần lượng nước tiêu thụ trong ngày. 
  • Áp dụng liên tục 7 ngày, nghỉ 7 ngày rồi lặp lại.

3. Nấm linh chi trắng hãm trà

Nghiền nấm linh chi trắng khô thành bột hoặc thái thành lát có thể bảo quản lâu và dùng làm hãm trà uống. Đây là cách sử dụng đơn giản nhất của nấm linh chi trắng và có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng quát.

Cách thực hiện:

  • Mỗi lần dùng từ 5 – 10g nấm linh chi, hãm cùng 500ml chia uống trong ngày.
  • Khi hãm dạng bột cần cho vào túi lọc để dễ uống hơn. Sau khi cho nước sôi vào ấm, để khoảng 10 phút là có thể thưởng thức. 
  • Phần bã nấm linh chi sau đó có thể ăn được. 
Dùng nấm linh chi trắng hãm trà giúp an thần, tăng cường sức khỏe
Dùng nấm linh chi trắng hãm trà giúp an thần, tăng cường sức khỏe

4. Bài thuốc giảm mất ngủ, thần kinh suy nhược

Đây là một bài thuốc Đông y kết hợp các vị dược tự nhiên và an toàn để giúp cải thiện vấn đề liên quan đến mất ngủ và thần kinh suy nhược.

Cách thực hiện:

  • Kết hợp các vị gồm 6g nấm linh chi trắng, 6g tiết hoa (cúc hoa), 6g chùm bao, 6g lá sen và 6g lá vông nem. Bệnh nhân nặng có thể tăng thành 8g mỗi vị dược.
  • Sắc lấy nước thuốc đặc hoặc hãm uống như trà, chia uống 2 – 3 lần/ngày. 

5. Bài thuốc bổ phí trị ho

Đâu là bài thuốc chứa nấm linh chi trắng có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp giảm viêm và tăng cường chức năng hô hấp. Kết hợp thêm bách hợp có tác dụng làm mát phế quản, giảm ho, sát trùng và trần bì có tác dụng thông phế và giảm ho giúp tăng hiệu quả điều trị.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Nấm linh chi trắng 10g, bách hợp 8g, trần bì 10g.
  • Sắc cùng 400ml, thu về nước đặc 200ml, chia uống 2 lần mỗi ngày.

6. Hỗ trợ trị huyết áp thấp

Bạch linh chi có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện chức năng tim mạch, giúp tăng huyết áp. Kết hợp nhân sâm cũng bổ sung tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp giảm mệt mỏi và tăng cường sự thở.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Bạch chi thát lát 10g, nhân sâm thái lát 5g.
  • Mỗi lần hãm 3g nguyên liệu với 400ml nước ấm 40 – 50 độ C để uống ngày 2 lần.
Bạch chi kết hợp các vị dược khác nhau sắc uống mang đến nhiều bài thuốc bổ dưỡng
Bạch chi kết hợp các vị dược khác nhau sắc uống mang đến nhiều bài thuốc bổ dưỡng

7. Kích thích tiêu hóa, hỗ trợ an thần

Một trong những tác dụng của nấm linh chi trắng làm giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng thần kinh. Bài thuốc này còn kết hợp thêm tang thầm có tác dụng làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu và long nhãn có tác dụng cải thiện giấc ngủ.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Nấm linh chi trắng 10g, tang tầm 10g, long nhãn 10g.
  • Một thang thuốc sắc lấy 200ml nước đặc, chia uống 2 lần trong ngày.

Đối tượng chống chỉ định và cần cẩn trọng

Đối tượng chống chỉ định:

  • Bệnh nhân thuộc thể hàn với triệu chứng tê bì chân tay, lạnh bụng, tím tái môi và đầu móng,…
  • Người đang bị dương hư với biểu hiện chính là hay tiêu chảy.
  • Người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với nấm, bào tử nấm, các loại linh chi hay bất kì thành phần hóa học nào có trong dược liệu.
  • Bệnh nhân chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc đang trong giai đoạn hậu phẫu thuật cần phục hồi.
  • Người đang bị chóng mặt, buồn nôn, nôn ói,…
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
Nhiều đối tượng cần cẩn trọng, thậm chí chống chỉ định sử dụng 
Nhiều đối tượng cần cẩn trọng, thậm chí chống chỉ định sử dụng

Đối tượng cẩn trọng và cần tham vấn ý kiến bác sĩ:

  • Người bị rối loạn xuất huyết.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu hay giảm tiểu cầu.
  • Người chuẩn bị làm phẫu thuật.
  • Trẻ trên 2 tuổi nên dùng liều lượng thấp theo chỉ định của bác sĩ, cách dùng là tán bột cho vào cháo hoặc hòa cùng sữa uống.
  • Bà bầu từ tháng 4 trở đi có thể dùng nấm linh chi bằng cách hãm trà, liều dùng tối đa không vượt quá 5g nấm một ngày.

Lưu ý cần biết khi mua và sử dụng nấm linh chi trắng

Khi mua và sử dụng bạch linh chi, bạn nên lưu ý những điều sau đây để đảm bảo không “tiền mất tật mang” và phát huy được dược tính của loại dược liệu này một cách tốt nhất:

  • Chú ý đến nguồn gốc và chất lượng: Trên thị trường hiện nay, nấm linh chi được bày bán rất phổ biến. Vì vậy, bạn nên chú ý đến nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm trước khi mua. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể dễ dàng mua phải hàng giả, không rõ nguồn gốc và chất lượng, gây hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng: Nấm linh chi trắng có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng nó cần phải được thực hiện đúng cách và đúng liều lượng. Tùy thuộc vào vấn đề sức khỏe đang muốn khắc phục, ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc mà bạn nên sử dụng nấm đúng cách và đúng liều lượng phù hợp.
  • Tác dụng phụ: Nếu sử dụng sai cách, nấm linh chi có thể gây ra tác dụng phụ như nôn ói, đau bụng, ngứa mũi, chảy máu cam, khô miệng và cổ họng, dị ứng da, nổi phát ban ngoài da và có dấu hiệu tổn thương gan,… Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
  • Uống đủ nước: Khi sử dụng nấm linh chi, bạn nên uống đủ nước để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.
  • Chế biến đúng cách: Khi chế biến nấm linh chi, bạn nên sử dụng nồi sành, sứ hay thủy tinh thay vì dùng nồi kim loại nấu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các phản ứng hóa học sinh ra chất độc không tốt cho cơ thể.
Chọn mua bạch linh chi chất lượng, uy tín và sử dụng đúng cách
Chọn mua bạch linh chi chất lượng, uy tín và sử dụng đúng cách

Nấm linh chi trắng quý hiếm là một trong những loại “thần dược” được nhiều người săn đó, tuy nhiên “bảy phần dược ba phần độc” nên việc sử dụng cần cực kỳ cẩn trọng, có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ có chuyên môn. Ngoài ra, việc chọn mua loại bạch linh chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng không đơn giản.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...