Cây Chè Dây: Tác Dụng Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Đúng Nhất

Cây chè dây được biết đến với công dụng điều trị bệnh dạ dày và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng này, bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết về đặc điểm, công dụng, các bài thuốc chữa bệnh cũng như lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu này.

Tổng quan về cây chè dây

Cây chè dây còn được gọi với nhiều tên khác như Tràm dây, Bạch liễm, Thau rả, Khau rả, Điền bổ trà, Hồng huyết lon, Ngưu khiên tỵ, Chè hoàng gia. Tên khoa học của cây là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae).

Để hiểu hơn về loại cây này, dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết về đặc điểm hình dạng, phân bố, cách thu hoạch và sơ chế chè dây.

Đặc điểm hình dạng cây chè dây

Dưới đây là những đặc điểm chi tiết về hình dạng, giúp người dùng biết cách nhận biết cây chè dây như thế nào:

  • Thân cây: Chè dây thuộc dạng cây leo, thân cứng cáp, hình trụ, độ dài khoảng 2 – 3m, leo cao không quá 1m. Trên thân cây có 1 lớp lông nhỏ, mọc tua bám vào thân cây khác.
  • Lá cây: Lá chè dây là lá kép lông chim, mọc so le và có khoảng 7 – 13 lá chét. Độ dài của lá khoảng từ 2.5 – 7.5cm, đầu nhọn, mặt trên của lá trơn nhẵn màu xanh đậm, lúc khô có vết như nấm mốc, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn. Mép lá có dạng răng cưa. Thường trong 1 cành nhỏ sẽ có từ 7 – 13 lá.
  • Hoa và quả chè dây: Hoa của cây chè dây có hình dáng gần giống nụ hoa tam thất, màu trắng và mọc thành chùm. Hoa thường nở trong khoảng thời gian tháng 6 – tháng 7 và đậu quả vào tháng 9, quả màu đỏ, nhỏ, tròn giống quả si.

Đây là một số đặc điểm chính về hình dạng của cây chè dây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hình dạng và kích thước có thể có sự biến đổi nhất định tùy thuộc vào điều kiện môi trường sinh trưởng.

Chè dây thuộc dạng cây leo, thân cứng cáp
Chè dây thuộc dạng cây leo, thân cứng cáp

Phân bố

Loại dược liệu này được tìm thấy tại nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây chè dây ở các vùng đồi núi hoặc rừng rậm ở các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Lâm Đồng,….

Thu hoạch và sơ chế

Do có thể sử dụng tất cả bộ phận nên chè dây được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 10. Các bước sơ chế chè dây như sau:

  • Đem chè dây đi rửa sạch, loại bỏ lá hỏng, lá sâu rồi thái nhỏ.
  • Phơi khô chè dưới ánh nắng mặt trời. Vào thời điểm trời không có nắng hoặc một số vùng ít nắng, có thể sấy khô lá chè bằng hệ thống máy sấy.

Sau khi dược liệu khô hoàn toàn cần được bảo quản trong túi nilon hoặc bình kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp rọi vào.

Thành phần hóa học

Chè dây được ứng dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý bởi loại cây này có chứa các thành phần hóa học quan trọng. Đặc biệt là flavonoid và tanin, cụ thể phần lá chứa khoảng 10.82 – 13.30% tanin, flavonoid toàn phần chiếm từ 18.15 +/- 0.36%, trong đó myricetin chiếm khoảng 5.32+/- 0.04%. Ngoài ra, chè dây chứa 2 loại đường là Rhamnose và Glucose.

Các hợp chất phân lập từ cây chè dây bao gồm: Cantonienol, aromadendrane-4β,10β-diol, acid 12-oxo-hardwickiic, nootkatone, acid abscisic, acid betulinic, acid vanillic, resveratrol, acid platanic, nectandrin B, nectandrin A, 3,5,7-trihydroxychromone, 5,7,3′,4′,5′-pentahydroxyflavanone, myricitrin và taxifolin.

Các thành phần hóa học trong cây chè dây có nhiều tác dụng khác nhau trên sức khỏe, bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, giảm căng thẳng và bảo vệ hệ thống thần kinh. Vậy nên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm từ cây chè dây, người dùng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe để đảm bảo an toàn và đúng liều lượng.

Cây chè dây có chứa các thành phần hóa học quan trọng
Cây chè dây có chứa các thành phần hóa học quan trọng

Công dụng của cây chè dây

Cây chè dây có tác dụng gì? Chè dây được biết đến với nhiều tác dụng điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, chè dây là dược liệu có vị ngọt, tính mát, mùi thơm dịu, không độc, mang công dụng tiêu viêm, thanh thử nhiệt, giải độc. Nhờ đó, chè dây chuyên chủ trị các bệnh như: Mụn nhọt, tê thấp, vị thống, nhũ ung, chữa viêm loét dạ dày tá tràng, viêm kết mạc, viêm họng, cảm mạo phong nhiệt.

Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, nhờ sở hữu thành phần hoạt chất tốt, chè dây mang đến nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, cụ thể như sau:

  • Chữa đau dạ dày: Trong chè dây có chứa Tanin là chất kháng viêm, kháng sinh tự nhiên. Khi Tanin kết hợp cùng protein giúp tạo 1 lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn HP và acid, hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả.
  • Thúc đẩy làm lành vết thương: Chất Flavonoid trong chè dây ức chế sự lan rộng của vết viêm loét, thúc đẩy làm lành thương tổn tại niêm mạc. Nhờ đặc điểm này, chè dây thường được sử dụng trong điều trị viêm loét, chấn thương ngoài da và các bài thuốc hỗ trợ điều trị loét dạ dày.
  • Chữa huyết áp cao: Uống chè dây thường xuyên có tác dụng giảm huyết áp, giữ chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Vậy nên, loại thảo dược này được ứng dụng trong điều trị bệnh huyết áp cao.
  • Cây chè dây chữa bệnh gì? Chữa rôm sảy, mẩn ngứa: Chè dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp điều trị tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy rất tốt.
  • Chữa viêm lợi: Nhờ trong thành phần có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn nên chè dây cũng được ứng dụng trong chữa viêm sưng lợi.
  • Giúp an thần, trị mất ngủ: Nhờ tác dụng thanh nhiệt và giải độc gan, uống chè dây giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng stress. Nhờ vậy chè dây hỗ trợ an thần trị mất ngủ kinh niên.
Chè dây chữa đau dạ dày hiệu quả
Chè dây chữa đau dạ dày hiệu quả

Xem thêm: Lá Khôi: Thần Dược Với 10 Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Bài thuốc sử dụng chè dây chữa bệnh chuẩn y khoa

Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ 10 bài thuốc chuẩn Y học cổ truyền giúp phát huy tối đa tác dụng cây chè dây, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

1. Bài thuốc điều trị đau dạ dày với cây chè dây

Như đã chia sẻ, một trong những tác dụng chính của chè dây là trị đau dạ dày, Bài thuốc ứng dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị duy nhất 1 nguyên liệu là chè dây.

  • Chuẩn bị: 50g dược liệu chè dây.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá, đem là đi phơi khô hoặc xao vàng. Sau đó cho vào bình và hãm cùng 350ml nước sôi. Sau 20 phút có thể uống được. Nên uống nhiều lần trong ngày và kiên trì trong khoảng 15 – 20 ngày để thấy hiệu quả bệnh dạ dày thuyên giảm.

2. Bài thuốc phòng ngừa sốt rét với cây chè dây

Dưới đây là bài thuốc giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa sốt rét hiệu quả. Bạn sẽ kết hợp chè dây cùng một số dược liệu khác theo định lượng như sau:

  • Chuẩn bị: Chè dây 60g, lá Hồng bì 60g, Rễ cỏ xước 12g, lá Đại bi 12g, lá Tía tô 12g, lá cây Vối 12g, rễ Xoan rừng 12g.
  • Cách thực hiện: Thái nhỏ toàn bộ dược liệu trên rồi đem đi phơi khô, sau đó sắc cùng với 400ml nước, đợi nước sôi cạn còn 100ml thì tắt bếp, chắt nước ra cốc uống nhiều lần trong ngày.

3. Điều trị đau nhức xương khớp

Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp với lá chè dây được đánh giá cao về hiệu quả, giúp người bệnh mau chóng giảm các triệu chứng khó chịu sau 1 thời gian sử dụng.

  • Chuẩn bị: Lá chè dây tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá chè dây, sau đó đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó lấy bã chè hơ nóng rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau, dùng 1 miếng vải mỏng hoặc băng gạc cố định lại. Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 30 phút, mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần, sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.

4. Bài thuốc trị ngộ độc thực vật do vi khuẩn

Đây là tình trạng thường gặp khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có chứa các loại vi khuẩn và virus, khiến người ăn gặp phải triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt,…

  • Chuẩn bị: 50g rễ cây chè dây tươi, 15g gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch rễ chè dây, sau đó cho các nguyên liệu vào ấm sắc chung với 2 chén nước. Đợi khi nước sôi, cạn chỉ còn 1 chén thì tắt bếp. Uống khi thuốc còn ấm để hiệu quả tốt nhất.

5. Bài thuốc dùng cây chè dây chữa áp xe

Trong thành phần chè dây có chứa nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn nên được sử dụng trong các bài thuốc chữa áp xe. Dưới đây là bài thuốc đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả tốt từ loại dược liệu này.

  • Chuẩn bị: 15g chè dây.
  • Cách thực hiện: Cho chè dây vào nồi rồi thêm 1 bát rượu và bát nước vào sắc trên lửa nhỏ. Sau khi sôi có thể rót hỗn hợp ra cốc để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm thịt heo lạc vào hầm với hỗn hợp trên để bổ sung vào bữa ăn hằng ngày giúp nhanh chóng điều trị ổ áp xe.

6. Bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa

Với bệnh đau dây thần kinh tọa, bạn có thể kết hợp cả phương pháp uống và đắp để thúc đẩy hiệu quả trị bệnh nhanh hơn.

  • Chuẩn bị: 30g rễ hoặc thân chè dây.
  • Cách thực hiện: Cho chè dây vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày. Kết hợp dùng lá chè giã nát, hơ nóng để đắp vào chỗ đau nhức.
Rễ hoặc thân chè dây có tác dụng chữa đau thần kinh tọa
Rễ hoặc thân chè dây có tác dụng chữa đau thần kinh tọa

7. Bài thuốc chữa cảm mạo, họng đau sưng

Khi bị cảm mạo, xuất hiện các triệu chứng như họng đau sưng, ho khó thở, chảy nước mũi, bạn áp dụng bài thuốc từ chè dây để nhanh chóng khỏi bệnh.

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị từ 30 – 60g chè dây tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá chè, sau đó cho vào ấm sắc cùng 500ml nước, đợi khi nước sôi, chờ thêm đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp và rót nước chè ra cốc để uống nhiều lần trong ngày. Nên uống nước chè dây khi còn nóng để hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến cây chè dây

Với ưu điểm sở hữu nhiều tác dụng cho sức khỏe, các vấn đề về cây chè dây luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dùng.

  • Cây chè dây có gây hại không?

Chè dây được đánh giá là dược liệu lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng chè dây không đúng liều lượng hoặc kết hợp cùng các thực phẩm kỵ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng, gây các triệu chứng như suy giảm chức năng gan thận, vàng da, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

  • Có thai dùng được chè dây không?

Chuyên gia cho biết, phụ nữ có thai hoàn toàn có thể sử dụng chè dây. Không những vậy, chè dây còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ bầu cần chú ý uống chè với một lượng vừa đủ, tránh uống quá nhiều sẽ phản tác dụng.

  • Chè dây kỵ gì?

Chè dây chuyên sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày. Đối với trường hợp này, khi người bệnh uống chè dây cần kiêng kỵ những nhóm thực phẩm sau để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất: Nhóm thực phẩm có tính chua (dưa muối, hành muối, cà muối, kim chi), thực phẩm cay nóng (ớt, hạt tiêu,..), thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều hương liệu

Giá chè dây bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá bán chè dây hiện nay trên thị trường dao động trong khoảng 70.000 – 250.000 VNĐ/kg. Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên các đơn vị cung cấp chè dây cũng ngày càng nhiều, bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm tại chợ, cửa hàng cung cấp dược liệu, viện nuôi trồng dược liệu,… Nhưng bạn cần đảm bảo mua chè tại cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng chữa bệnh cải thiện sức khỏe.

Giá bán chè dây hiện nay khoảng 70.000 - 250.000 VNĐ/kg
Giá bán chè dây hiện nay khoảng 70.000 – 250.000 VNĐ/kg

Lưu ý khi sử dụng chè dây

Chè dây rất tốt, nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt. Trong quá trình sử dụng chè dây, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả trị bệnh phát huy tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.

  • Không sử dụng quá 70g chè dây mỗi ngày để tránh cơ thể hấp thụ quá nhiều hoạt chất, gây nên tình trạng kích ứng không mong muốn.
  • Thời điểm uống chè dây tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn 30 phút. Tuy nhiên không nên uống nước chè khi bụng quá đói để tránh gây cồn cào bụng.
  • Chỉ sử dụng nước chè dây trong ngày, không sử dụng nước chè đã để qua đêm bởi sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Chè dây có tác dụng giảm huyết áp nên những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng loại dược liệu này.
  • Khi sử dụng các bài thuốc từ chè dây, người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả thuyên giảm bệnh. Nhưng cần chú ý, tuyệt đối không tự ý áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ chè dây nếu chưa được sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng cây chè dây trị bệnh, cải thiện sức khỏe, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như nổi mẩn, chóng mặt, phát ban,… cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Bạn có thể tự trồng chè dây tại nhà hoặc mua tại các cửa hàng, viện nuôi trồng dược liệu. Nhưng cần đảm bảo mua dược liệu có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở uy tín.

Bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về các đặc điểm, phân bố, tác dụng của cây chè dây cũng như hướng dẫn các bài thuốc trị bệnh từ loại dược liệu này.  Nếu có ý định sử dụng nhằm điều trị các bệnh lý trên cơ thể, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc và đọc kỹ những lưu ý trước khi dùng để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...