Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại: Hướng Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm da cơ địa tái đi tái lại chính là hậu quả của tình trạng viêm da đã khỏi rồi lại tái phát thường xuyên do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, không điều trị sớm, căng thẳng thần kinh kéo dài hay suy giảm hệ miễn dịch… Bệnh cứ tái đi tái lại không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày mà còn rất mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa tái đi tái lại
Bệnh viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp với các triệu chứng đặc trưng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước, đóng vảy tiết. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em. Bệnh gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội, càng ngứa càng khiến người bệnh gãi mạnh và tăng nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng.
Bệnh viêm da cơ địa có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần trong năm và kéo dài dai dẳng. Và một khi bệnh đã tái phát thì những triệu chứng bệnh ban đầu sẽ tăng dần cấp độ và nguy hiểm hơn với các triệu chứng như mưng mủ, phát ban, ngứa ngáy… nếu không được xử lý điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu cho biết, hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở để kết luận chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tác nhân được xem là nguy cơ bùng phát bệnh như:
- Không điều trị khỏi bệnh dứt điểm: Bệnh viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh lý da liễu nói chung đều có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nên việc điều trị mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ vừa điều trị theo phác đồ vài ngày và thấy triệu chứng thuyên giảm là bỏ dở giữa chừng, không thực hiện hết liệu trình. Chính điều này đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển tiếp và bùng phát bệnh trở lại.
- Do di truyền: Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu có tính chất di truyền phức tạp. Nếu ở đời ông bà, bố mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì thế hệ đời sau là con cháu cũng có nguy cơ mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
- Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất: Khi các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa đã khỏi mà người bệnh vẫn thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp hằng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh viêm da.
- Sống trong môi trường ô nhiễm: Sinh sống trong môi trường ô nhiễm nặng như nguồn nước bẩn, trong không khí chứa nhiều bụi mịn… chính là những tác nhân dị ứng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Không những vậy, không gian sống hằng ngày ẩm mốc, không sạch sẽ, có nhiều lông động vật… chính là yếu tố thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể khiến cho bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần.

- Do dị ứng với thực phẩm: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với thực phẩm sẽ làm khởi phát các triệu chứng dị ứng như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và nặng nề hơn là tình trạng sốc phản vệ. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, bột mì, đậu phộng…
- Có lối sống không khoa học: Người có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa thường xuyên sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá… sẽ có nguy cơ tái phát các triệu chứng viêm da cơ địa cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài, rối loạn giấc ngủ, suy giảm chức năng tuyến giáp, suy nhược cơ thể… cũng là tác nhân khiến cơ thể dễ bị tác động tổn thương hơn.
- Do thể trạng yếu và suy giảm hệ miễn dịch: Theo thông tin từ các chuyên gia, bệnh viêm da cơ địa có xu hướng bùng phát mạnh và thường xuyên ở những người có sẵn thể trạng yếu, suy giảm hệ miễn dịch như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hay những người có tiền sử mắc bệnh mạn tính như HIV, tiểu đường…
Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa bệnh đạt được hiệu quả tốt hơn.
Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa là bệnh lý có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên, trên thực tế những tổn thương cũng chỉ xuất hiện trên bề mặt da, rất hiếm các trường hợp gây ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng bên trọng cơ thể hay gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại thường xuyên khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống do gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí những tổn thương trên bề mặt da có thể ngày càng lan rộng, để lại vết sẹo và thâm vô cùng xấu xí, mất thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti, e ngại khi giao tiếp trong các mối quan hệ.

Trong một số trường hợp, bị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bội nhiễm, nhiễm trùng: Những tổn thương trên bề mặt không được xử lý, điều trị kịp thời chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào trong cơ thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng, thậm chí là lở loét trên làn da.
- Lichen hóa: Bệnh viêm da cơ địa có tính chất mạn tính, cứ tái đi tái lại nhiều lần, những tổn thương trên bề mặt da cứ chồng chất lên nhau khiến vùng da bị tổn thương trở nên dày cộm, dẫn đến tình trạng lichen hóa, da khô ráp, dày, sừng hóa rất khó chịu và ngứa ngáy.
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa: Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, viêm da cơ địa vô tình làm kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên IgE làm cho cơ địa của người bệnh càng trở nên nhạy cảm, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm kết mạc mắt, dị ứng, sốt cỏ khô…
- Gây đỏ da toàn thân: Việc điều trị không đúng phương pháp, tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống có chứa hoạt chất corticoid quá mức khiến cho làn da của người bệnh phản ứng lại gây ửng đỏ toàn thân, bong da…
Cách khắc phục bệnh viêm da cơ địa tái đi tại lại nhiều lần
Như đã biết, bệnh viêm da cơ địa có tính chất dai dẳng, dễ tái phát nên việc điều trị chủ yếu thông qua việc xử lý triệu chứng và phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt. Để hạn chế tối đa bệnh viêm da cơ địa tái phát, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc gồm: tích cực phối hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ với chăm sóc tại nhà, tránh tiếp xúc với các dị nguyên và tăng cường hệ miễn dịch.
Hiện nay, viêm da cơ địa tái đi tái lại thường được điều trị bằng một số biện pháp sau đây:
1. Dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ
Một số loại bôi tại chỗ được dùng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa như:
- Nhóm thuốc chống viêm chứa corticoid có tác dụng làm giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt da. Thuốc này được đánh giá cao về hiệu quả tuy nhiên lại dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng thuốc như nhờn thuốc, tăng mức độ nhạy cảm của làn da…
- Thuốc bôi có chứa hoạt chất histamine có tác dụng làm giảm thiểu tối đa cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da.
- Một số loại dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc bôi kháng sinh đối với những trường hợp làn da của người bệnh bị bội nhiễm, nhiễm trùng.
- Kem bôi dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu làn da, cấp ẩm, giảm ngứa ngáy, giảm khô ráp, nóng rát, nứt nẻ trên bề mặt da.

Một số loại thuốc uống trị viêm da cơ địa như:
Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa nặng, diễn tiến của bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn và thuốc bôi không hiệu quả thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống nhằm làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Thuốc uống có chứa thành phần corticoid để ức chế tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng.
- Thuốc uống kháng histamine để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy khó chịu.
- Thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh.
- Các loại viên uống bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần thì trong những trường hợp không đáp ứng sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đều trị bằng liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu). Để áp dụng biện pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia UVA hoặc UVB nhân tạo để cải thiện triệu chứng da dày cộm, sừng hóa, giảm ngứa cũng như ức chế sự sản sinh của các chất gây dị ứng…
2. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Bệnh viêm da cơ địa thường dễ tái phát ở những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm và có hệ miễn dịch yếu kém. Do đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát các triệu chứng viêm da cơ địa, người bệnh nên tạo thói quen thực hiện các biện pháp sau đây:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A, E, B11, các khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm, canxi… từ rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc…
- Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp chứa chất bảo quản…
- Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hằng ngày bằng cách ngủ đủ giấc, ngủ sớm, không thức khuya để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi.
- Kiểm soát căng thẳng, áp lực bằng cách thực hiện những việc yêu thích, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn hết mức, cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
- Tập thể dục thể thao, vận động hằng ngày với những bộ môn có khả năng tác động đến não bộ và thể lực như bơi lội, chạy bộ, yoga, thiền định…
- Nên tắm nắng mỗi ngày vào sáng sớm khoảng 5 – 10 phút để cơ thể hấp thụ lượng vitamin D cần thiết, tăng cường khả năng miễn dịch và ổn định hoạt động chuyển hóa của làn da.

3. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng
Những tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) chính là một trong những yếu tố trực tiếp gây kích thích khởi phát các triệu chứng dị ứng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý không nên tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân này.
- Tránh xa những tác nhân như phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo, côn trùng, mủ thực vật các loại hóa chất sử dụng hằng ngày… Tốt nhất người bệnh nên xác định những dị nguyên có tiền sử dị ứng với bản thân để chủ động tránh xa chúng ngay từ đầu.
- Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, các loại nấm, thịt bò…
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm đặc trị mụn nhọt, nám, sẹo, thâm… trong quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa. Những sản phẩm được sử dụng trong thời gian này phải được chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ và có độ pH trung tính.
- Nên sử dụng máy lọc không khí hay máy tạo độ ẩm để làm sạch không khí, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc xung quang môi trường sống của bạn.
- Khi bắt buộc phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa thì phải đeo găng tay hoặc đi ủng để giảm thiểu tối đa tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
4. Chăm sóc da hằng ngày
Bên cạnh việc tích cực điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để kéo dài hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh càng lâu càng tốt.
- Hình thành thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày. Nên ưu tiên những loại kem bôi có chứa thành phần tự nhiên, dịu nhẹ để làm dịu da, cấp nước và giảm thiểu tình trạng khô ráp, không bị mất nước.
- Vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng cách tắm rửa bằng các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên. Trong thời gian này không nên dùng những loại mỹ phẩm, xà phòng có chứa axit tẩy rửa mạnh.
- Nên tắm bằng nước có nhiệt độ ấm vừa phải, không được vật cứng nhọn chà xát mạnh lên da để hạn chế gây tổn hại đến các tế bào da, giúp da mịn màng, mềm và không mất bị mất nước.

Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí biến chứng nặng hơn là tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm… nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và chủ động tiếp nhận điều trị sớm cũng như phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!