Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường xảy ra ở đường hô hấp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu lơ là chủ quan trong việc điều trị sẽ gây nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết sau đây. 

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh) là Allergic rhinitis) hay còn gọi là sốt cỏ khô. Đây là một dạng rối loạn dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi bị kích ứng, viêm nhiễm do tiếp xúc với một số dị nguyên từ môi trường bên ngoài như lông động vật nói chung, sợi bông trong quần áo, bụi mịn, phấn hoa…

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi dị ứng, từ trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai và cả người lớn tuổi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bệnh viêm mũi dị ứng không có khả năng lây nhiễm vì đây không phải bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên bệnh lại có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo cơ địa của từng người mà bệnh có bộc phát ra hay không.

Bệnh có tính chất tái phát nhiều lần, đặc biệt vào một số thời điểm nhất định như mùa xuân, mùa đông. Viêm mũi dị ứng có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu người bệnh chủ động cách ly với tác nhân gây dị ứng. Những trường hợp không chủ động điều trị kịp thời và đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển thành viêm mũi dị ứng mãn tính, nặng hơn là gây hen suyễn.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại chính cũng là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi dị ứng gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Sự thay đổi, giao thoa mùa vào một số thời điểm nhất định trong năm là nguyên nhân kích phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân này có liên quan chính đến phấn hoa và bào tử. Lý giải nguyên nhân này các chuyên gia cho biết khi thời tiết thay đổi đột ngột, nồng độ phấn hoa và tỉ lệ bào tử trong không khí cũng tăng lên đột biến dễ gây kích ứng niêm mạc mũi.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Những người bị viêm mũi dị ứng quanh năm hầu như xảy ra khi tiếp xúc nhiều với khói bụi, kể cả bụi li ti xung quanh trong không khí, bám trên bề mặt các đồ vật. Chúng khiến cho niêm mạc mũi bị kích ứng và sinh ra các triệu chứng như mũi, hắt xì, chảy nước mũi…
Viêm mũi dị ứng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, trong đó phổ biến nhất là viêm mũi do thời tiết hoặc do các tác nhân gây hại từ môi trường

Ngoài 2 nguyên nhân chính vừa kể trên, viêm mũi dị ứng cũng có thể xảy ra do:

  • Dị ứng thực phẩm: thường xảy ra ở những người có sẵn cơ địa dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, các loại đậu… Với nguyên nhân này, viêm mũi dị ứng bùng phát với các triệu chứng đặc trưng và kèm theo một vài biểu hiện ngoài da như sưng đau, nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy nổi mề đay…
  • Dị ứng hóa dược phẩm: Một số loại hóa dược phẩm dễ gây dị ứng như thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi, các sản phẩm chứa hóa chất như xà phòng, chất bôi trơn trong gel cao su…
  • Một số nguyên nhân khác: do yếu tố bẩm sinh, có sức đề kháng yếu kém, thường xuyên bị cảm lạnh, tiền sử gia đình có người từng bị các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và bệnh viêm mũi dị ứng nói riêng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như dị ứng với thuốc gây tê, gây mê…

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, tùy theo tác nhân gây dị ứng mà mức độ tác động của dị nguyên lên cơ thể mỗi người là khác nhau. Bạn có thể bị viêm mũi dị ứng do một hoặc nhiều nguyên nhân tác động cùng một lúc. Vì vậy, cần phải thăm khám càng sớm càng tốt mới có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Các dấu hiệu đặc trưng của viêm mũi dị ứng

Để tự nhận biết bản thân có đang mắc bệnh viêm mũi dị ứng hay không, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:

Viêm mũi dị ứng
Người bệnh viêm mũi dị ứng thường hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi, đau rát…
  • Hắt hơi liên tục: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của những người bị viêm mũi dị ứng và cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo đường hô hấp của bạn có sự xâm nhập của các vật thể lạ. Vì hắt xì là một dạng phản xạ nhằm tống các vật thể lạ này ra ngoài. Đặc điểm của cơn hắt xì viêm mũi dị ứng chính là kéo dài liên tục trong vài phút và khó kiểm soát, khó dừng lại.
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi cũng là triệu chứng phổ biến khiến nhiều người khó chịu, thậm chí làm cản trở quá trình hô hấp thông thường. Từ đây làm tăng nguy cơ biến chứng sang nhiều bệnh lý khác như viêm amidan, viêm phổi…
  • Chảy nhiều nước mũi: Kèm theo triệu chứng nghẹt mũi là tình trạng chảy nước mũi ở một hoặc cả hai bên. Nước dịch mũi do viêm mũi dị ứng thường không màu, không mùi như dịch mũi của bệnh viêm xoang hay các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác. Ngoài ra, do nước mũi chảy nhiều khiến người bệnh có thói quen dùng tay xì mũi khá mạnh bạo dễ làm tổn thương lớp niêm mạc mũi, gây đau rát khó chịu.
  • Đau đầu: Đau đầu là một trong những triệu chứng toàn thân thường gặp khi bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh viêm mũi dị ứng cũng có thể bị ngứa mắt, đau mắt, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…

Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường không giống nhau ở từng trường hợp bệnh vì tùy theo cơ địa mà phản ứng của mỗi cá thể là khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét thấy bản thân có nhiều hơn 2 trong các triệu chứng vừa kể trên hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị sớm.

Bệnh viêm mũi dị ứng nguy hiểm như thế nào? Các biến chứng thường gặp

Theo các thống kê về bệnh viêm mũi dị ứng, chưa có trường hợp mắc bệnh nào gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần và kể cả biến chứng là có nguy cơ cao xảy ra. Một số biến chứng viêm mũi dị ứng thường gặp như:

  • Hen suyễn là biến chứng thường gặp, thường xuất hiện trong vòng một tuần và tự biến mất, sau đó lại tái phát.
  • Ở những trường hợp viêm mũi dị ứng lâu năm sẽ rất dễ chuyển sang mãn tính khiến cho niêm mạc mũi của người bệnh bị thoái hóa gây phù nề, kích thích cấu trúc xoăn mũi bị phình to, tạo thành các khối polyp gây cản trở việc hô hấp cơ bản.
  • Ngoài ra, một số biến chứng khác của viêm mũi dị ứng như viêm xoang cấp tính, viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản… Thậm chí ở mức độ nặng hơn có thể gây nhiễm trùng mắt, viêm màng não cực kỳ nguy hiểm.

Các cách chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi dị ứng cần dựa vào nhiều yếu tố, đầu tiên bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, với những trường hợp nghi ngờ chưa đủ dữ liệu kết luận sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:

  • Test dị nguyên: Cho người bệnh tiếp xúc thử với từng loại dị nguyên khác nhau và quan sát phản ứng sau đó để chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Đây là phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng dựa trên đánh giá sự mẫn cảm tức thì của da thông qua trung gian IgE mỗi khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.
  • Xét nghiệm máu: Đây còn được gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ – RAST), thông qua hình thức kiểm tra đánh giá hệ miễn dịch IgE sẽ chẩn đoán được loại dị ứng cụ thể đang tồn tại trong máu cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình trạng dị ứng.
Viêm mũi dị ứng
Phương pháp test dị nguyên xác định tác nhân dị ứng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Bên cạnh các phương pháp xét nghiệm trên, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một vài xét nghiệm chụp chiếu sau đây để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác:

  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng giai đoạn đầu và các dạng viêm xoang.
  • Chụp X – quang: Thường dùng để kiểm tra cấu trúc mũi có gì bất thường hay không, đồng thời phát hiện các biến chứng và phòng ngừa ngay từ sớm.
  • Chụp CT scan: Hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính cho phép quan sát chi tiết hình ảnh cấu trúc khoang mũi và đưa ra những đánh giá hữu ích trước các đợt viêm mũi cấp hoặc mãn tính.

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Trong y học ghi nhận nhiều biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên hầu hết các biện pháp này đều mang tính chất điều trị tạm thời các triệu chứng chứ không thể giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, cho đến hiện tại vẫn chưa có một phương pháp đặc trị nào dành cho căn bệnh này. Nguyên tắc điều trị tốt nhất là áp dụng phác đồ điều trị với các biện pháp phù hợp và chủ động tránh xa các dị nguyên gây dị ứng kết hợp với việc kiểm soát tốt môi trường sống, giữ vệ sinh tai mũi họng.

Dưới đây là một số cách điều trị viêm mũi dị ứng đem lại hiệu quả cao đã và đang được nhiều người áp dụng:

1. Điều trị viêm mũi dị ứng theo y học hiện đại

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng giai đoạn nhẹ thường chỉ diễn ra thoáng qua, tự biến mất và không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, số ít trường hợp khác lại có những phản ứng mạnh sau khi tiếp xúc với các dị nguyên và bắt buộc phải sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng.

Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này thường được kê đơn sử dụng cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng do tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ môi trường. Khi vào trong cơ thể, thuốc sẽ ngăn chặn cơ thể tạo ra histamin – hoạt chất khiến cơ thể có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thuốc thường được sản xuất dưới dạng uống hoặc xịt, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại phù hợp.
  • Thuốc chống xung huyết (decongestant): Loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và giảm áp lực cho các xoang mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, thường là dưới 3 ngày vì dễ gây ra tác dụng phụ như tăng huyết áp đột ngột, đột quỵ… Nhóm thuốc này thường được sản xuất dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi, điển hình như Otrivin, Rhinex…
  • Thuốc kháng viêm Corticoide: Có tác dụng mạnh và hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, do thuốc rất dễ hấp thụ toàn thân nên gây khá nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại như làm ức chế tuyến yên – tuyến thượng thận – trục hạ đồi, viêm loét dạ dày…
  • Thuốc làm thông mũi (OTC): Nhóm thuốc này thường phát huy hiệu quả tại chỗ, ít hấp thu toàn thân nên không gây nhiều tác dụng phụ, thích hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Một số loại thuốc thường dùng như Beconase , Rhinocort , Flixonase , Nasonex…. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải tuân thủ liều dùng cho bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng thuốc lâu dài.
Viêm mũi dị ứng
Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thường dùng là thuốc kháng histamine giảm triệu chứng, thuốc làm thông mũi dạng xịt…

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây như vừa kể trên, nhiều trường hợp viêm mũi dị ứng được điều trị bằng phương pháp miễn dịch (immunotherapy) hay còn được gọi là chích ngừa miễn dịch. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa vào trong cơ thể một lượng dị nguyên nhất định vào trong cơ thể nhằm kích thích khả năng tạo ra kháng thể tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch.

Sau một thời gian áp dụng, cơ thể sẽ dần quen với các dị nguyên này và giảm bớt triệu chứng khi tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng chọn lựa cách điều trị này vì phương pháp này mang tính lâu dài và có chi phí khá đắt đỏ.

Một số trường hợp bị viêm mũi dị ứng do có polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi hoặc có sẵn các dị tật tạo điều kiện thuận lợi cho viêm mũi dị ứng phát triển như lệch vách ngăn hoặc mọc gai vách ngăn cần được cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Phương pháp này nhằm mục đích điều chỉnh hoặc loại bỏ các yếu tố thuận lợi này, sau đó áp dụng các biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng sinh lý khoang mũi.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Để đảm bảo sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả và không gây bất kỳ tác hại nào cho cơ thể cần thông báo trước cho bác sĩ tình trạng bệnh lý của mình. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc, thời gian dùng thuốc phù hợp.
  • Đối với những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng có gốc kháng sinh cần cân nhắc trước khi sử dụng cho những người có tiền sử rối loạn nhịp tim, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, đột quỵ, huyết áp cao và các vấn đề về bàng quang.
  • Người cao tuổi bị viêm mũi dị ứng tránh lạm dụng các loại thuốc như promethazine, histamine, chlorpheniramine… để điều trị tác dụng phụ của thuốc rất nhiều. Ưu tiên sử dụng histamin dạng xịt mũi để đem lại hiệu quả nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ.

2. Trị bệnh theo Đông y

Theo Đông y, bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra là do sự rối loạn công năng của một số tạng phủ cộng với việc chịu sự xâm nhập của một số loại phòng hàn, tà khí. Từ đó khiến phế khí nhiệt, suy giảm vệ khí và sinh bệnh. Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y chủ yếu dựa vào phế hư cảm hàn, tỵ tắc uất nhiệt, phế thất thanh túc, tỳ khí hư thược, thận dương hư nhược, cửu bệnh nhập lạc và vệ ngoại bất cố.

Tùy vào từng thể viêm mũi dị ứng khác nhau và mức độ bệnh mà thầy thuốc sẽ kê toa với các vị thuốc phù hợp. Một số bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng hiệu quả như:

Đối với viêm mũi dị ứng thể phế, tỳ khí hư

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đẳng sâm, rễ đinh lăng, ké đầu ngựa, ý dĩ, đẳng sâm và đậu ván mỗi loại 12g, bạc hà, ngũ vị tử, kinh giới, bạch chỉ và mã đề mỗi loại 8g.
  • Tiến hành sơ chế dược liệu bằng cách rửa qua nhiều lần nước, riêng ý dĩ và đậu ván đem đi sao vàng.
  • Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc cùng 750ml nước. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén chia làm 2 phần bằng nhau, uống trước bữa ăn.

Bài thuốc viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, môi trường

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị xuyên khung và hoàng kỳ mỗi loại 16g, bạch chỉ, bạch truật và bạch thược mỗi loại 12g, quế chi, bán hạ và khương hoạt mỗi loại 8g, phòng phong và ma hoàng mỗi loại 6g cùng 4g cam thảo.
  • Sắc lấy nước thuốc uống 2 lần/ ngày.
Viêm mũi dị ứng
Các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng không chỉ tác động xử lý căn nguyên gây bệnh mà còn bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa tái phát

Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc gồm: hoài sơn xuyên, xuyên khung, bạch chỉ, tang bạch bì, tế tân, bạch truật, cam thảo và gừng.
  • Rửa sạch các dược liệu và cho vào ấm sắc thuốc trong 1 tiếng đồng hồ cho đến khi cô đặc lại thì tắt bếp.
  • Rót phần nước thuốc ra chén uống 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng không chỉ đem lại hiệu quả làm giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ dứt điểm căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa tái phát và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có mặt hạn chế là mất nhiều thời gian điều trị, yêu cầu kỹ thuật sắc thuốc nên nhiều người bệnh thường nản lòng, dừng thuốc giữa chừng khi chưa đạt được hiệu quả như ý muốn.

3. Hỗ trợ điều trị bằng các mẹo dân gian

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian cũng là biện pháp được nhiều người chọn lựa áp dụng vì sở hữu những ưu điểm như cho hiệu quả nhanh, an toàn lành tính, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, vừa khởi phát chưa diễn tiến nặng như những người mắc bệnh lâu năm.

Vì vậy, nếu nhận thấy triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng của bản thân còn nhẹ, muốn xử lý các triệu chứng nhanh nhưng e ngại tác dụng phụ của thuốc hãy tham khảo và áp dụng một số mẹo hay sau đây:

Viêm mũi dị ứng
Thường xuyên xông hơi bằng các dược liệu tự nhiên giúp diệt khuẩn, thông thoáng đường mũi và rút ngắn thời gian trị bệnh
  • Dùng gừng tươi: Chuẩn bị một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng cho vào ly, đổ nước sôi vào hãm 15 phút, cho vào ly 1 thìa cà phê mật ong rồi khuấy lên. Uống khi còn ấm và thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng tỏi tươi: Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên mà không phải loại dược liệu nào cũng có được. Tỏi bóc sạch vỏ, nghiền nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi hòa cùng mật ong theo tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp này đặt vào trong khoang mũi khoảng 15 phút rồi lấy ra, rửa mũi lại thật sạch bằng nước muối sinh lý.
  • Dùng lá húng chanh: Hái một nắm lá húng chanh còn tươi, rửa sạch và ngâm nước muối trước khi chế biến. Cho vào ấm hãm cùng 200ml nước trong vòng 10 phút. Phần nước thu chia làm 2 hoặc 3 phần uống hết trong ngày.
  • Dùng lá lốt: Lá lốt rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi lên. Khi nước sôi bùng thì tắt bếp, đổ ra chậu và tiến hành xông hơi cho đến khi nước nguội. Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ tuần sẽ đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Hướng dẫn phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Điều trị viêm mũi dị ứng không khó nhưng việc phòng ngừa lại không hề dễ, đặc biệt với những người có nhiều thói quen sống không lành mạnh hoặc có sẵn cơ địa dị ứng. Và để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xuống thấp, bạn cần chủ động thực hiện một số phương pháp phòng ngừa sau:

Viêm mũi dị ứng
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch chống lại mọi mầm bệnh
  • Chủ động cách ly với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất độc hại, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, chất thải, bụi bẩn… thậm chí ngưng sử dụng các sản phẩm hóa dược mỹ phẩm trong một thời gian.
  • Luôn luôn che chắn bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, mang kính râm… khi ra ngoài để bảo vệ đường thở khỏi sự tấn công của các vi sinh vật có hại tiềm ẩn trong không khí.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt ở những vùng như cổ, ngực, mũi. Hạn chế tắm nước lạnh và ở quá lâu trong máy lạnh, sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để tránh làm khô khoang mũi trong những thời điểm độ ẩm trong không khí xuống thấp.
  • Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp bằng cách súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý ít nhất 1 lần trong ngày. Đồng thời, điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan như sâu răng, viêm lợi, viêm amidan, …
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh các loại đồ ăn thức uống lạnh, chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn cay nóng, rượu bia. chất kích thích… Thay vào đó nên ăn uống lành mạnh hơn với các loại thực phẩm bổ sung omega-3, vitamin khoáng chất, các loại thực phẩm giàu chất chống dị ứng và uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi khi chưa thăm khám tại bệnh viện.

Tóm lại, viêm mũi dị ứng là căn bệnh đường hô hấp không thể lơ là mà cần phải chủ động điều trị sớm để tránh những phiền phức do bệnh gây ra cũng như các biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất nên sắp xếp thời gian đi khám tại cơ sở y tế, bệnh viên chuyên khoa hô hấp để được tư vấn phương án điều trị tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày tại nhà

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản Sốt Nhiều Ngày Tại Nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày tại nhà được nhiều...
Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em thường xảy ra do cơ quan hô hấp và...
Ho khan tức ngực là dấu hiệu bệnh gì?

Ho Khan Tức Ngực: Dấu Hiệu Nhiều Bệnh Nguy Hiểm, Chớ Chủ Quan

Ho khan tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy...