Người Bị Thận Yếu Không Nên Ăn Gì Để Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả
Người bị thận yếu không nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động đến bệnh lý. Việc kiêng cử các thực phẩm, thức uống không lành mạnh hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị thận yếu và cải thiện chức năng thận.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị thận yếu
Thận yếu đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng bài tiết và lọc máu ở thận. Thực tế nhận thấy, bệnh lý có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như mắc bệnh tiểu đường, lạm dụng thuốc điều trị, mắc bệnh gout, dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm, axit,…

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu cơ thể chứa nhiều thành phần độc hại, cơ quan này sẽ phải hoạt động với hiệu suất cao và gây ra một số vấn đề về thận. Đa số các thành phần gây hại được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Đây được xem là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình điều trị thận yếu.
Thực tế nhận thấy, một số nhóm thực phẩm không lành mạnh có thể gây sản sinh độc tố trong cơ thể, tổn thương tế bào và khiến thận phải hoạt động ở cường độ cao để loại bỏ những thành phần này. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng thận và gây suy thận, thận hư yếu, sỏi thận,…
Để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp điều trị bệnh lý, bệnh nhân cần kiêng cử hoặc hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tăng áp lực thận và ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này. Bên cạnh đó, cần bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa hàm lượng dinh dưỡng, dưỡng chất thiết yếu giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Người bị thận yếu không nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh thận yếu cần kiêng các loại thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều đường, muối, trái cây giàu vitamin C,… để hạn chế tổn thương cũng như tăng áp lực lên thận.
Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh thận yếu nên kiêng:
1. Thịt đỏ và nội tạng động vật
Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật chứa hàm lượng protein rất cao, điều này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ, tăng sản sinh ra lượng cholesterol xấu. Ngoài ra, việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm này có thể làm tăng acid uric trong cơ thể. Lúc này thận phải hoạt động liên tục để thanh lọc và đào thải thành phần này ra khỏi cơ thể.

Các loại thịt đỏ và nội tạng động vật không chỉ khiến tình trạng suy giảm chức năng thận trở nên nghiêm trọng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bệnh gout,… Do đó, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như thịt bò, thịt cừu, thịt bê, nội tạng động vật,… Thay vào đó, có thể bổ sung nhóm thực phẩm có lượng đạm vừa đủ cho cơ thể như thịt gà, thịt heo.
2. Thận yếu không nên ăn gì? Thực phẩm giàu natri
Đối với người có sức khoẻ và thể trạng bình thường, nhóm thực phẩm giàu natri cần được bổ sung mỗi ngày để đảm bảo năng lượng và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp mắc các vấn đề về thận cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này, bởi hàm lượng natri trong thực phẩm có thể tăng áp lực lên thận, khiến cơ quan này phải hoạt động liên tục. Điều này khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm chứa hàm lượng natri cao có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề sức khoẻ khác như tăng huyết áp, phù nề, làm tăng nguy cơ bị suy thận, sỏi thận. Vì vậy, người bị thận yếu nên kiêng các thực phẩm như bánh pudding, chuối, ngũ cốc ăn sáng, cà chua,…
3. Các loại thực phẩm giàu kali
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu kali có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt ở người bị suy giảm chức năng thận. Cụ thể, lượng kali sau khi được cơ thể tiêu thụ sẽ làm tăng áp lực lên thận, buộc cơ quan này hoạt động với hiệu suất cao để đào thải lượng kali dư thừa, đồng thời cân bằng thành phần này ở mức cân bằng.

Một số thực phẩm giàu kali người mắc các vấn đề về thận nên hạn chế như cá hồi đóng hộp, chuối, cam, quýt, dưa hấu,…
4. Thực phẩm chứa nhiều đường và muối không tốt cho người bị thận yếu
Đường và muối là những loại gia vị quen thuộc trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với các trường hợp suy giảm chức năng thận cần giảm lượng gia vị lại để tránh tác động xấu đến bệnh lý, cũng như tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khoẻ khác.
Cụ thể, khi lượng đường trong máu tăng cao, thận phải hoạt động bài tiết mạnh để đảm bảo lượng đường ở trạng thái cân bằng. Đối với muối, việc tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng lượng oxalate trong thận. Từ đó làm tăng nguy cơ bị suy thận, hình thành sỏi thận. Hơn nữa, khi chức năng thận suy giảm nặng nề, không thể đào thải hai loại gia vị này, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng cao huyết áp, đái tháo đường.
5. Người bị thận yếu nên kiêng bia rượu
Bia rượu là một trong những loại thức uống người mắc bệnh thận yếu cần kiêng cử hoàn toàn. Các thành phần như cồn, methanol, aldehyde, acid acetic,… trong các thức uống này có thể làm tăng sản xuất acid lactic. Khi đó, thận cần ưu tiên đào thải acid lactic, điều này có thể gây lắng đọng acid lactic trong ống thận và làm suy giảm chức năng của cơ quan này.

Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng rượu bia còn làm tăng men gan cao, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Thậm chí gây ngộ độc và suy thận cấp tính. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thức uống này, đặc biệt là người bị suy giảm chức năng thận.
6. Người bị thận yếu không nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào thường được khuyên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hoá và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thận yếu cần hạn chế nhóm thực phẩm này.
Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C thúc đẩy quá trình chuyển hoá oxalate trong thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế dùng viên C sủi, cam, quýt, có, sơ ri,…
Nguyên tắc ăn uống cho người bị thận yếu
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến chức năng thận và quá trình điều trị bệnh thận yếu. Do đó, người mắc bệnh lý cần có chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thận không đủ năng lượng hoạt động.

Trong quá trình ăn uống người bệnh cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Không nên loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa protein (đạm) ra khỏi thực đơn. Thay vào đó, người bệnh bổ sung lượng đạm từ thực vật vừa đủ nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
- Cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất, đạm,…). Hạn chế tình trạng tập trung vào một nhóm thực phẩm cố định.
- Mỗi ngày đảm bảo uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước hỗ trợ bài tiết thận, giúp thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, nên chia đều lượng nước cần uống vào các thời điểm trong ngày. Tránh uống một lúc quá nhiều nước vì có thể làm tăng áp lực lên thận.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc người bị thận yếu không nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả và một số vấn đề liên quan. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Từ đó làm giảm mức độ tổn thương, áp lực lên thận và rút ngắn thời gian điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!