Thận Yếu

Thận yếu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng thận. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể. Các biểu hiện thận yếu thường diễn tiến âm thầm nên gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết và điều trị.

Thận yếu là gì?

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải độc tố cho cơ thể. Bên cạnh đó, cơ quan này còn làm nhiệm vụ ổn định huyết áp, điện giải và sản xuất ra hồng cầu trong máu. Đây được xem là cơ quan quan trọng trong hệ thống vận hành ở cơ thể.

Thận yếu là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách chữa trị
Thận yếu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng thận

Khi thận gặp vấn đề, đặc biệt là tình trạng suy giảm chức năng ở thận có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ. Thận yếu xảy ra khi cơ quan này không có khả năng hoạt động như bình thường. Hiện tượng này còn được gọi là suy thận.

Các triệu chứng của bệnh thận yếu thường tiến triển âm thầm, điều này gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh lý và điều trị sớm. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng nề, việc điều trị dứt điểm là rất thấp. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Theo các chuyên giai, bệnh thận yếu được chia thành các giai đoạn chính sau:

  • Giai đoạn 1: Lúc này các triệu chứng bệnh lý mới khởi phát và rất khó nhận biết. Ở giai đoạn 1, những trường hợp mắc bệnh tiểu đường trước đó cần chủ động kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Giai đoạn 2: Các biểu thận yếu có mức độ nghiêm trọng hơn, tổn thương ở cơ quan thận hoặc protein có trong nước tiểu,… Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn này chưa thể hiện rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, người bệnh có thể nhận thấy một số biểu hiện lâm sàng như phù tay chân, đau lưng,… Các bác sĩ chuyên khoa thường chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn nhỏ là 3A, 3B.
  • Giai đoạn 4: Thận yếu trong giai đoạn này có thể đi kèm với một số biểu hiện như huyết áp không ổn định, thiếu máu, các bệnh về xương khớp,…
  • Giai đoạn 5: Đây được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh thận yếu. Lúc này, chức năng thận gần như không thể hoạt động. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, ngứa ngáy trên da, khó thở,… Đối với giai đoạn này, bệnh nhân cần tiến hành lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận nhân tạo để cải thiện chức năng hoạt động của cơ quan này.

Nguyên nhân thận yếu

Thực tế nhận thấy, bệnh thận yếu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, bệnh có thể khởi phát do chế độ sinh hoạt, lối sống không lành mạnh, thừa cân, béo phì hoặc ảnh hưởng một số bệnh lý khác.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thận yếu:

1. Thừa cân, béo phì

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh thận yếu thường xảy ra chủ yếu ở người bị thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là lượng mỡ thừa trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến thận không nhận đủ lượng máu cần thiết và dẫn đến suy giảm hoạt động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận yếu.

2. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Việc sử dụng một số loại thuốc Tây trong thời gian dài có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, các chất của thuốc khi đi vào cơ thể sẽ di chuyển đến gan, thận để đào thải ra ngoài. Quá trình này có thể làm khiến thận hoạt động quá mức, nhiễm độc.

Nguyên nhân dẫn đến thận yếu
Lạm dụng thuốc Tây điều trị được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thận yếu

Lạm dụng thuốc Tây điều trị được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thận yếu. Để làm thiểu nguy cơ mắc bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất. Tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc các loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể.

3. Thói quen sinh hoạt không khoa học

Thói quen xấu, sinh hoạt không khoa học, lành mạnh được xem là một trong những nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng bệnh thận yếu:

  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, trà đặc, thuốc lá, nước có gas,… có thể gây ức chế protein, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý.
  • Một số thói quen xấu như thức khuya, nhịn tiểu, làm việc quá sức, ít vận động, ăn nhiều muối, đường, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh có thể gây suy giảm chức năng thận, đồng thời đến sức khỏe tổng thể.
  • Không uống đủ nước khiến cơ thể mất nước. Tình trạng này khiến các chất thải tích cực nhiều trong thận mà không được đào thải ra ngoài.

4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, thận yếu cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý khác trong cơ thể. Một số bệnh có thể kể đến như:

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh lý gây thu hẹp mạch máu ở thận, ảnh hưởng đến lưu thông máu đến cơ quan này như bình thường. Lâu dần, có thể gây suy giảm chức năng thận và gây suy thận.
  • Sỏi thận: Sỏi thận xảy ra do độc tố tích tụ trong thận thời gian dài gây nên sỏi. Bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận, làm suy giảm chức năng thận.
  • Viêm, u xơ tuyến tiền liệt: Đường tiểu bị chèn ép người bệnh nhân khó khăn trong việc đi tiểu tiện. Nhất là khi nước tiểu tồn đọng, không thể tống hết ra ngoài, lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây suy giảm nghiêm trọng.
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang gây tắc nghẽn niệu đạo, lượng nước tiểu không được đào thải ra ngoài làm tăng áp lực cho thận. Các tổn thương hình thành sau một thời gian khiến chức năng thận bị suy giảm.

Triệu chứng thận yếu

Bệnh thận yếu không chỉ ảnh hưởng chức năng thận, sức khỏe tổng thể mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát thường khó nhận biết, tuy nhiên khi tiến triển nặng nề rất khó điều trị dứt điểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Tiểu đêm thường xuyên là một trong những biểu hiện của bệnh thận yếu

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh thận yếu:

  • Lạnh tay chân và phù nề: Trường hợp thận yếu thường có biểu hiện lạnh tay, chân và phù nề tứ chi. Nguyên do là khi chức năng hoạt động của thận suy giảm, máu huyết không lưu thông đều dẫn đến dịch bị ứ đọng và biểu hiện ở chân, tay.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Hoạt động của thận có liên quan đến não bộ. Do đó, khi thận gặp sự cố, não bộ cũng sẽ bị tác động nhất định, đặc biệt là vấn đề cung cấp dưỡng chất. Thận không thể hoạt động bình thường khiến não bộ bị thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu. Từ đó, người bệnh có thể bị chóng mặt, hoa mắt, hành động cũng trở nên chậm chạp.
  • Đau lưng: Thận yếu khiến người bệnh đau lưng thường xuyên. Tình trạng này xảy ra do chất thải, độc tố tồn trọng trong cơ thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, gây suy nhược và khiến cơ thể mệt mỏi. Theo đó, người bệnh có thể đau đột ngột ở lưng, cột sống.
  • Thường xuyên tiểu đêm: Thận yếu gây tiểu đêm nhiều lần. Tuy nhiên, lượng nước tiểu thải ra khá ít nhưng luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh. Nếu không được kiểm soát sớm, tình trạng này có thể khiến nước tiểu tồn động và dẫn đến vô niệu.
  • Một số vấn đề sinh lý: Đối với nam giới, thận yếu có thể tác động đến chức năng hoạt động của dương vật. Theo đó, suy giảm chức năng thận có thể gây ra một số vấn đề sinh lý nam như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương,…

Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc điều trị, đồng thời phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thận yếu nguy hiểm không?

Thận là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ chính là thanh lọc và đào thải độc tố ra ngoài. Khi thận gặp vấn đề, hoạt động suy giảm dẫn đến chất thải tích tụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp: Chức năng hoạt động của thận bị suy giảm kéo theo khả năng cân bằng huyết áp cũng giảm đáng kể. Điều này có thể làm tăng huyết áp đột ngột.
  • Nhiễm trùng: Các triệu chứng bệnh lý khởi phát tác động tiêu cực đến quá trình lọc máu ở thận, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Biến chứng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Tai biến mạch máu não: Trường hợp bệnh thận yếu mắc một số bệnh nên như uyết áp, xuất huyết do tăng tiểu do giảm tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Bệnh sỏi thận: Người bị thận yếu có lắng đọng những độc tố, cặn bã và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Ung thư thận: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm do bệnh thận yếu gây ra. Tình trạng bệnh lý kéo dài có thể tiến triển thành những u nang ác tính ở thận và có thể dẫn đến ung thư thận.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài ra, thận yếu còn có thể dẫn đến rối loạn chức năng xương khớp, thiếu máu, suy gan, suy dinh dưỡng, mắc phải các vấn đề về tim mạch,…

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa thận yếu

Các triệu chứng bệnh thận yếu thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nhưng đến khi tiến triển sang giai đoạn nặng rất khó để kiểm soát hoàn hoàn. Do đó, bên cạnh can thiệp biện pháp y tế, người bệnh cần kết hợp biện pháp chăm sóc khoa học để kiểm soát, phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa thận yếu hiệu quả 
Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước giúp đào thải hoàn toàn các chất cặn bã, độc tố ra ngoài cơ thể

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh thận yếu:

  • Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước giúp đào thải hoàn toàn các chất cặn bã, độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, thức uống chứa cồn, caffein, nước có gas,…
  • Từ bỏ thói quen nhịn đi tiểu lâu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, viêm thận.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress, áp lực trong thời gian dài.
  • Trong thời gian điều trị bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được chẩn đoán, thăm khám. Bởi tự ý dùng thuốc có thể khiến tình trạng thận yếu trở nên nặng nề hơn, làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nhận biết các vấn đề sức khỏe sớm. Từ đó chủ động hơn trong việc kiểm soát.

Thận yếu nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...