
Thực Hư Công Dụng của Gạo Lứt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm cho đến nay vẫn được nhiều người quan tâm. Đây là một trong những mẹo chữa dân gian được lưu truyền từ xa xưa.Theo ghi chép, nhiều người sau khi áp dụng một thời gian nhận thấy triệu chứng khó chịu thuyên giảm hẳn. Tìm hiểu công dụng và cách sử dụng qua bài viết dưới đây.
Công dụng của gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Hiện nay có nhiều phương pháp dân gian chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền rộng rãi. Do các triệu chứng của bệnh gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh. Trường hợp không điều trị, thoát vị đĩa đệm biến chứng, chèn ép dây thần kinh có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Trong các mẹo được áp dụng, cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm cho đến nay vẫn nhận được nhiều lượt quan tâm từ người bệnh. Vậy gạo lứt là gì, thực hư công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của gạo lứt ra sao? Gạo lứt là loại gạo chưa tách bao cám và lớp mầm bên trong. Vì thế, so với gạo trắng thì gạo lứt chỉ được tách lớp vỏ trấu bên ngoài.
Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt cũng cao hơn. Cụ thể, gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, tuy nhiên chỉ số đường huyết GI của gạo lứt thấp hơn nhiều so với gạo trắng. Sử dụng gạo lứt tốt cho sức khỏe vừa không lo ngại vấn đề làm tăng chỉ số đường huyết của cơ thể như dùng gạo trắng thông thường.
Dựa trên đặc điểm và tính chất, gạo lứt được phân chia thành nhiều loại, trong đó chủ yếu là gạo lứt đỏ, đen, gạo lứt tẻ và loại gạo lứt nếp. Loại gạo này mặc dù không được sử dụng rộng rãi như gạo trắng, tuy nhiên do giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nên giá thành cũng khác so với gạo trắng thông thường.
Đối với người đang mắc bệnh về xương khớp, sử dụng gạo lứt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Do đó, người đang mắc thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo sử dụng loại gạo này thay thế cho gạo trắng. Các nghiên cứu cho thấy gạo lứt mang lại hiệu quả trong hỗ trợ chữa bệnh, do có chứa các hoạt chất như:
- Steroilin, Phytosterol: Hai hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, cơ thể người bệnh tăng cường khả năng ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch. Sử dụng gạo lứt giúp cải thiện viêm khớp, giảm đau nhức và các triệu chứng khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Vitamin K: Hàm lượng vitamin K có trong gạo lứt khá cao, loại vitamin này có công dụng loại bỏ canxi dư thừa trong máu, giúp tăng hấp thụ canxi và khoáng chất cho xương khớp. Đồng thời, dưỡng chất này còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp vết thương mau chóng phục hồi.
- Canxi, Kali, IP6: Các dưỡng chất này góp phần ngăn chặn cũng như ức chế hiện tượng kết tinh oxalate canxi tại đường tiết niệu. Nhờ đó ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, giúp chắc khỏe xương.
Ngoài các công dụng kể trên, do gạo lứt chứa thành phần dưỡng chất phong phú nên giúp hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề khác cho người bệnh. Chẳng hạn hỗ trợ giảm sỏi thận, tăng cường thị lực, tăng minh mẫn đầu óc, cải thiện các vấn đề về gan, thận, chống oxy hóa, kích thích tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư,…

Sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện. Không chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp khó chịu, cơ thể người bệnh cũng được cung cấp dinh dưỡng, nâng cao đề kháng và sức khỏe tổng thể. Bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.
Cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Sử dụng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Người bệnh sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp một thời gian sẽ nhận thấy cơ thể có nhiều thay đổi tốt. Tham khảo ngay các biện pháp sử dụng như sau:
Dụng trà gạo lứt giảm đau nhức thoát vị đĩa đệm
Trà gạo lứt là sản phẩm được dùng phổ biến hiện nay. Trà có hương thơm, dễ uống và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Dùng trà ấm giúp thư giãn tinh thần, hỗ trợ xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, các hoạt chất có trong trà còn giúp giải độc, thanh nhiệt, làm mát gan, giúp cơ thể người bệnh cải thiện nhanh chóng. Cách dùng như sau:

- Bạn sử dụng gạo lứt đỏ, đãi sạch rồi để cho ráo nước.
- Tiếp đến, bạn cho gạo vào trong chảo rang đều tay cho đến khi nghe mùi thơm, màu gạo trở nên đậm hơn thì tắt lửa. Lưu ý để gạo vừa ráo nước vào rang, không nên để gạo khô dễ bị cháy.
- Đổ gạo ra một cái đĩa lớn cho gạo nguội, sau đó cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy bảo quản, sử dụng dần.
- Mỗi lần pha trà chỉ cần lấy ra khoảng 50g gạo lứt rang thơm, hãm với 300ml nước sôi trong khoảng vài phút.
- Khi nước trà chuyển màu có thể thưởng thức, dùng nóng là tốt nhất.
Sử dụng với liều lượng vừa phải. Mặc dù trà gạo lứt khá tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Ăn cơm gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài dùng trà gạo lứt, bạn cũng có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Cơm gạo lứt muối mè chứa nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, do chứa hàm lượng đường thấp nên ăn cơm gạo lứt còn hỗ trợ giảm cân, giúp người bệnh duy trì vóc dáng, giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống xương khớp.

Tuy nhiên, cơm gạo lứt tương đối khó nấu hơn sơ với cơm trắng. Nhiều người không biết cách nấu khiến cơm còn cứng, khô, không ngon dễ gây cảm giác chán nản, không muốn ăn. Do đó, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ về cách nấu để có bữa cơm bổ dưỡng và chất lượng. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu cơ bản:
- Trước khi nấu cơm gạo lứt, bạn cần ngâm gạo qua đêm. Rửa sơ gạo không cần vo, sau đó dùng nước lạnh ngâm ngập gạo trong khoảng 5 – 6 tiếng. Thông qua cách làm này cũng giúp gạo đào thải đi phần độc tố, giúp gạo mềm, nhanh chín và dễ tiêu hóa.
- Sau khi ngâm gạo đủ thời gian, bạn vo gạo sạch rồi cho cho vào nồi. Đong nước vừa đủ để gạo chín mềm nhưng không quá nhão, không quá khô. Theo đó, bạn đong khoảng 2 mức nước cho 1 mức gạo. Tùy theo lượng gạo bạn sử dụng để cân chỉnh sao cho hợp lý. Trường hợp không sử dụng lò áp suất nấu cơm gạo lứt, bạn dùng bếp củi thì thêm khoảng 30% nước để gạo nở mềm ngon hơn.
- Nấu cơm trong khoảng 1 giờ đồng hồ bằng nồi áp suất. Để cơm thêm ngon, dẻo, bùi, bạn có thể thêm vào hạt sen hoặc đậu đỏ vào nồi. Tuy nhiên cũng nên ngâm đậu, hạt sen trước khi nấu vài tiếng để hạt nhanh mềm hơn.
Sau khi đã có được cơm gạo lứt thành phẩm, bạn chuẩn bị một phần muối mè rang thơm để ăn kèm. Trộn muối mè vào cơm, ăn khi còn nóng. Lưu ý để cơ thể hấp thu được tốt nhất dưỡng chất, bạn nên nhai cơm nhiều lần, nhai từ từ và nuốt từ từ. Sử dụng cơm cho bữa ăn chính, ăn kèm với các món ăn khác để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Dùng bột gạo lứt hỗ trợ điều trị bệnh
Ngoài hai cách làm trên, bạn cũng có thể sử dụng bột gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Phương án này phù hợp cho người bận rộn, không có nhiều thời gian để nấu cơm hoặc chuẩn bị trà gạo lứt. Theo đó, bột gạo lứt khi đã được sơ chế vẫn giữ được dưỡng chất bổ dưỡng cung cấp cho cơ thể, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bạn nên tìm mua bột gạo lức ở những địa chỉ uy tín, chất lượng hoặc cũng có thể tự làm bột tại nhà. Dùng bột pha loãng ăn mỗi ngày giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng, mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Cách dùng:
- Sử dụng một lượng gạo lứt đỏ vừa phải, rang thơm vàng đều.
- Sau đó mang gạo cho vào máy xay thành bột mịn, bảo quan trong lọ thủy tinh có nắp đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy ra khoảng 2 muỗng bột gạo lứt pha với 100ml nước sôi, uống mỗi ngày 2 – 3 lần giúp cải thiện sức khỏe đáng kể.
Cốm gạo lứt ăn vặt – Hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài cách nấu cơm thông thường, gạo lứt còn được làm thành cốm để ăn vặt. Món ăn này được nhiều bạn trẻ ưa thích. Bên cạnh tác dụng ăn cho vui miệng, đỡ buồn chán, cốm gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất còn giúp cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, giúp tăng cường đề kháng cho người thoát vị đĩa đệm.

Không những thế, món ăn này còn hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ loãng xương, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể tránh thoái hóa cột sống sớm. Đồng thời, dưỡng chất có trong cốm gạo lứt còn giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương xương khớp, mô mềm. Cách chế biến món cốm gạo lứt thơm ngon như sau:
- Chuẩn một lượng gạo lứt vừa đủ, vo sạch, ngâm và nấu thành cơm.
- Sau đó để cho cơm nguội dùng tay bóp để hạt cơm tách rời nhau.
- Phơi cơm gạo lứt trên mâm tròn để cho hạt cơm khô lại.
- Tiếp đến bạn cho cơm vào trong chảo rang nóng, đảo đều tay cho hạt cơm bung ra, có mùi thơm là được.
- Bảo quản cốm gạo lứt trong lọ thủy tinh.
- Bạn cũng có thể cho thêm vào cốm một ít mè rang, rong biển ăn kèm cho thơm ngon.
- Ăn mỗi ngày với lượng vừa phải, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Kết hợp gạo lứt và đậu đỏ chữa thoát vị đĩa đệm
Kết hợp đậu đỏ và gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm cũng là phương pháp được nhiều người thực hiện. Theo đó, đậu đỏ là nguyên liệu quen thuộc được dùng chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Hai nguyên liệu kết hợp giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường đề kháng và sức mạnh cho xương khớp.

Nhờ đó, tình trạng tổn thương mô mềm, đĩa đệm được thúc đẩy phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, hiện tượng sưng phù chèn ép dây thần kinh cũng được cải thiện, hỗ trợ giảm co thắt cơ. Cách nấu cháo gạo lứt và đậu đỏ bổ dưỡng như sau:
- Chuẩn bị khoảng 50g gạo lứt, 50g đậu đỏ, hai nguyên liệu ngâm trước khi nấu.
- Dùng 20g tỏi tươi, lột vỏ rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Nấu đậu đỏ và gạo lứt cho chín mềm, sau đó cho tỏi vào cháo.
- Nêm nếm cho vừa ăn, có thể thêm một ít thịt băm hoặc hạt sen nấu mềm vào ăn cùng.
- Thưởng thức khi còn nóng, mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 lần giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Trên đây là gợi ý một số cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm, bạn đọc có thể tham khảo. Tùy vào mức độ tổn thương bạn đang gặp phải để lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Mẹo dân gian với gạo lứt có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, xoa dịu cảm giác khó chịu và giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cải thiện sức khỏe.
Lưu ý khi dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo hay mà không phải ai cũng biết đến. Ngoài công dụng cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, các món ăn, thức uống từ gạo lứt có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau:

- Khi cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định mức độ tổn thương để có hướng điều trị, khắc phục phù hợp.
- Trên thực tế, mẹo dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không chữa khỏi dứt điểm chứng bệnh này. Ngoài ra, tùy cơ địa, mức độ tổn thương của mỗi người mà hiệu quả sẽ nhanh hay chậm không giống nhau hoàn toàn. Do đó, người bệnh phải kiên trì áp dụng kết hợp thăm khám y tế để theo dõi quá trình phục hồi tổn thương.
- Không lạm dụng, nên sử dụng trà gạo lứt, cơm gạo lứt hay cốm gạo lứt với liều dùng thích hợp. Mặc dù mang lại nhiều giá trị bổ dưỡng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều người bệnh cũng có nguy cơ bị bội thực, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến đường ruột.
- Trường hợp người bệnh bị thiếu sắt, thiếu canxi được khuyến cáo không nên áp dụng cách chữa này. Bởi, nếu axit phytic có trong gạo lứt kết hợp với các khoáng chất khác trong cơ thể có thể gây ra hiện tượng kết tủa. Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Lựa chọn gạo lứt phù hợp, loại tốt nhất nên dùng là gạo lứt đỏ và gạo lứt đen, do hai loại này chứa nhiều dưỡng chất tốt. Tìm mua gạo ở địa chỉ uy tín, chất lượng, không dùng gạo đã có dấu hiệu ẩm móc, hư hỏng.
- Kết hợp cân bằng dinh dưỡng, không ăn những thực phẩm có hại cho hệ xương khớp. Kiêng rượu bia, không nên hút thuốc lá.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Tập thể dục vừa sức, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động hoặc khiêng vác nặng nhọc.
- Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tiến độ hồi phục của xương khớp, đĩa đệm. Trường hợp bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các can thiệp chuyên khoa khác để ngăn nguy cơ thoát vị đĩa đệm biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã biết thêm cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm. Đây là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng can thiệp phù hợp và an toàn nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!