10 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Tại Nhà Với Lá Cây Dễ Kiếm

Sử dụng lá lốt, lá ngải cứu, bạc hà,… làm thuốc là cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà được áp dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp dân gian sử dụng lá cây dễ tìm, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị, giảm nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Áp dụng mẹo chữa tại nhà với đối tượng viêm mũi dị ứng nhẹ, trường hợp nặng nên kết hợp thăm khám y tế.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý đường hô hấp quen thuộc hiện nay. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh mắc viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng do chất lượng không khí suy giảm, ô nhiễm khói bụi và hóa chất độc hại. Ngoài ra, tình trạng dị ứng cũng có thể bùng phát khi người bệnh hít phải phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc,…

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp hiện nay, gây ra triệu chứng khó chịu cần sớm khắc phục

Bên cạnh những yếu tố kể trên, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng còn liên quan đến yếu tố di truyền, sự suy giảm hệ miễn dịch, tiếp xúc với khói thuốc lá,… Khi đó, người bệnh gặp phải các triệu chứng như hắt hơi thường xuyên, chảy nhiều nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi,… kèm theo tình trạng đau họng, ho, đau đầu, mệt mỏi cơ thể và nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Hiện nay, có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược để kiểm soát bệnh, dùng thuốc Đông y hoặc Nam dược. Việc sử dụng thuốc Tây thường có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ, vì thế nhiều người đã lựa chọn giải pháp thiên nhiên để điều trị bệnh. Việc áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá thảo dược được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, ít gây tác dụng phụ, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Các cách chữa đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với đối tượng bị dị ứng nhẹ, triệu chứng mới khởi phát. Tham khảo ngay các cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà dưới đây:

1. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt chữa viêm mũi dị ứng là mẹo dân gian quen thuộc, được nhiều người lựa chọn. Theo ghi chép Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, thơm nồng, dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tác dụng giúp tán hàn, khử phong, làm ấm bụng, giải cảm, trị chân tay lạnh, phong thấp và hạ sốt,… Không những thế, với trường hợp mắc viêm mũi dị ứng có thể dùng loại lá này để điều trị các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, viêm họng, ho,…

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá lốt được nhiều người quan tâm áp dụng

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng tìm ra, trong loại lá này chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể như chất flavonoid, benzyl axetat, ancaloit,… chúng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ức chế hoạt động của các chủng hại khuẩn bên trong đường hô hấp, giảm triệu chứng dị ứng. Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Sử dụng 30g lá lốt tươi, ngâm với nước muối pha loãng 10 – 15 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, sau đó rửa lại và để ráo nước.
  • Tiếp đến cho lá lốt vào trong nồi, đun với nước vừa đủ, thêm vào một ít muối hạt.
  • Khi nước sôi được 10 phút dược chất tiết ra trong nước tiến hành xông hơi với nước lá lốt.
  • Sử dụng khăn sạch, to, trùm qua đầu và xông hơi mũi.
  • Xông trong khoảng 20 – 30 phút đến khi nước nguội.

Áp dụng mẹo chữa này mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Kiên trì sau 7 – 10 ngày bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

2. Sử dụng lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá húng chanh là phương pháp dân gian quen thuộc. Nguyên liệu dễ tìm, lành tính, giúp bạn kiểm soát triệu chứng viêm, cải thiện sức khỏe mà không lo gây ra phản ứng phụ. Theo ghi chép, loại lá thảo dược này có tính ấm, không độc, vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng, tác dụng giải độc, tiêu đờm, tán hàn,…

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Đẩy lùi triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng lá húng chanh tại nhà

Bên cạnh đó, y học hiện đại nghiên cứu tìm ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong lá húng chanh như tinh dầu colein, phenolic,… Chúng có tác dụng khắc phục một số bệnh lý về hô hấp, trong đó có các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, lá húng chanh giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế và loại bỏ các tác nhân gây hại, làm dịu cổ họng hiệu quả. Tham khảo ngay cách dùng đơn giản dưới đây:

  • Dùng khoảng 5g lá húng chanh tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Sau đó vớt lá húng chanh cho vào nồi nấu cùng với 250ml nước trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc uống khi còn ấm, áp dụng ngày 1 – 2 lần giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

3. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá tầm ma

Sử dụng lá tầm ma chữa viêm mũi dị ứng tại nhà là mẹo chữa dân gian đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể tìm hái lá thảo dược mọc hoang xung quanh nhà, giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Phương pháp phù hợp với đối tượng mới khởi phát triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt có thể áp dụng cho trẻ em khi chúng mắc phải bệnh lý này.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Lá tầm ma được sử dụng làm nguyên liệu hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng

Theo đó, trong lá tầm ma chứa các chất có tác dụng chống lại phản ứng dị ứng, kiểm soát histamin trong cơ thể giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi,… Đồng thời, các hoạt chất có trong lá thảo dược giúp giảm tình trạng sưng viêm, giúp đường thở thông thoáng hơn, cải thiện triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Cách dùng lá tầm ma chữa viêm mũi dị ứng như sau:

  • Sử dụng một nắm lá tầm ma, rửa và ngâm với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Tiếp đến cho lá tầm ma vào trong nồi nấu cùng với 200ml nước.
  • Đun sôi trên lửa vừa sau khoảng 15 phút chắt lấy nước uống, bạn có thể thêm vào một ít mật ong cho dễ uống.
  • Mỗi ngày dùng 2 chén nước thuốc giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

4. Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bạc hà

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chữa viêm mũi dị ứng tại nhà như thế nào có thể tham khảo cách làm sau. Nguyên liệu được dùng là lá bạc hà, loại thảo dược có mùi thơm the mát, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe như trị hôi miệng, chữa ho, giảm đau, giải độc, kích thích tiêu hóa tốt hơn,… Đặc biệt có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng nhẹ tại nhà.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Lá bạc hà có mùi thơm the mát, giúp thông cổ mát họng, giảm viêm và kháng khuẩn tốt

Bên cạnh đó, y học hiện đại chỉ ra trong lá bạc hà chứa nhiều hoạt chất thiết yếu như chất methyl acetat, myrcen, menthol, limonen, cimen,… Những chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giúp người bệnh thư giãn đầu óc, kích thích hoạt động của trung khu thần kinh, điều hóa máu huyết, giảm đau. Sử dụng lá bạc hà chữa viêm mũi dị ứng theo cách sau:

  • Cách 1: Dùng lá bạc hà xông hơi chữa viêm mũi dị ứng tương tự như cách làm với lá lốt. Bạn chỉ cần hái 1 nắm nhỏ lá bạc hà tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi. Xông mũi với lá bạc hà the mát giúp tinh thần sản khoái, kháng viêm, kháng khuẩn cho đường hô hấp, giúp làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Cách 2: Kết hợp lá bạc hà và một số dược liệu khác như quất tươi và hương nhu. Cho nguyên liệu đã rửa sạch vào ấm, quất cắt làm đôi, đun với nước vừa đủ đến khi sôi bùng. Dùng nước thuốc xông hơi trị viêm mũi dị ứng.

5. Lá kinh giới – Lá cây chữa viêm mũi dị ứng

Dùng lá kinh giới chữa viêm mũi dị ứng tại nhà giúp cải thiện triệu chứng khó chịu. Từ xa xưa phương pháp này đã được ông bà ta truyền tai nhau thực hiện, cho đến nay mẹo chữa vẫn mang lại các giá trị nhất định. Ghi chép cho thấy, lá kinh giới có tính ôn, cay, tác dụng đi vào các kinh can, phế, giúp giải biểu, cầm máu, tán hàn, chống kinh giật,,… và nhiều lợi ích khác.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Mẹo dân gian dùng cây kinh giới chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Ngoài ra, trong loại thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất có công dụng giảm đau, giảm viêm. Vì thế, nhiều người đã lựa chọn lá kinh giới làm thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có tình trạng viêm mũi dị ứng. Tham khảo ngay cách chữa đơn giản như sau:

  • Dùng một nắm lá kinh giới tươi, ngâm rửa với nước muối loãng và nước sạch.
  • Sau đó cho lá vào nồi đun sôi với nước vừa đủ.
  • Dùng nước nấu từ lá kinh giới uống hàng ngày để giảm triệu chứng khó chịu.
  • Ngoài cách làm này, bạn có thể dùng lá kinh giới chế biến món ăn, giúp giải cảm và hỗ trợ khắc phục các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

6. Giảm viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu

Lá ngải cứu là vị thuốc dân gian được dùng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Theo ghi chép y học cổ truyền, cây ngải cứu có tính ấm, mùi thơm nồng, vị hơi đắng, tác dụng giúp lợi tiểu, cầm máu, giảm đau, đặc biệt là thải độc và điều hòa khí huyết. Người bệnh sử dụng một thời gian sẽ cảm nhận những thay đổi tích cực của cơ thể, triệu chứng viêm thuyên giảm hẳn.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu

Bên cạnh đó, nghiên cứu y học hiện đại cho thấy các tinh dầu trong lá ngải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, viêm da và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Sử dụng thảo dược trị bệnh tại nhà giúp bạn tiết kiệm chi phí, đồng thời cách chữa khá lành tính, an toàn, giảm thiểu rủi ro gặp phải tác dụng phụ. Cách dùng như sau:

  • Cách 1: Dùng lá ngải cứu xông hơi tương tự như các mẹo chữa trên. Dùng nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi. Sau khoảng vài phút cho dược chất tiết ra trong nước, tiến hành trùm khăn sạch và xông mũi. Thực hiện cho đến khi nước nguội.
  • Cách 2: Sử dụng khoảng 10g lá ngải cứu tươi, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó bạn sao vàng lá ngải cứu, cho vào giấy cuộn lại như điếu thuốc. Tiến hành đốt một đầu ống dược liệu, hơ lên trán để khói thuốc thảo dược thẩm thấu cải thiện bệnh viêm mũi. Hơ dọc trán, thực hiện 6 – 7 vòng, áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để kiểm soát triệu chứng bệnh.

7. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bèo cái

Bèo cái hay còn gọi là phù bình, là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Chúng thường sinh sống trôi nổi trên ao hồ, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Theo ghi chép, lá bèo cái có tính lạnh, vị cay, tác dụng vào các kinh phế và bàng quang, được dùng trong hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, hen suyễn,…

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bèo cái

Ngoài ra, trong lá bèo cái còn chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn như xenluloxa, protit thô, các chất hữu cơ có lợi,… Nhờ đó, khoang mũi được làm sạch, loại bỏ tác nhân gây hại như vi khuẩn, bụi bẩn, nấm, cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu. Cách điều trị đơn giản như sau:

  • Sử dụng lá bèo cái tươi, rửa và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất trước khi dùng.
  • Tiếp đến cho lá bèo vào trong cối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt lá bèo cái cùng với một ít nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.

8. Sử dụng lá cây cà gai chữa viêm mũi dị ứng

Dùng cây cà gai chữa bệnh viêm mũi dị ứng là phương pháp được nhiều người quan tâm. Theo đó, thảo dược còn được gọi với tên là cà độc dược, có tính ấm, tác dụng trong việc giảm đau và kháng viêm. Y học cổ truyền ghi chép nhiều công dụng của loại cây này đối với sức khỏe, trong đó có hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh viêm xoang và các vấn đề hô hấp khác.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Dùng lá cây cà gai hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra

Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Bạn dùng một nắm lá cà gai, rửa sạch và phơi khô.
  • Để bảo quản dùng lâu bạn nên đựng lá cà gai khô trong lọ thủy tinh có nắp đậy, để nơi khô thoáng.
  • Mỗi lần dùng, bạn sử dụng một ít lá cà gai khô đốt rồi hít khói thuốc để chữa viêm mũi.
  • Khi thực hiện nên lưu ý giữ khoảng cách phù hợp, hít thở sâu ra vào đường miệng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Thực hiện trong khoảng 5 phút, áp dụng mỗi ngày 2 lần đều đặn, kiên trì.

9. Dùng lá cây hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá cây hoa ngũ sắc là mẹo dân gian dễ thực hiện, nguyên liệu gần gũi. Theo đó, bạn có thể tìm hái loại thảo dược này ở nhiều nơi, do chúng thường mọc hoang, đặc biệt là khu vực đất ẩm, ven sông, đồng ruộng. Y học cổ truyền ghi chép cây hoa ngũ sắc có tính mát, vị đắng, tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng và cầm máu.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá cây hoa ngũ sắc

Ngoài ra, nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe cũng được tìm thấy trong loại cây này như cadinen, caryophyllen, demetoxyderatocromen,… Chúng có công dụng hỗ trợ giảm sưng, chống phù nề, kháng viêm, trị dị ứng cấp và mãn tính. Nhờ đó, hiện nay mẹo chữa viêm mũi dị ứng với lá cây hoa ngũ sắc vẫn được lưu truyền rộng rãi. Tham khảo ngay cách làm sau:

  • Cách 1: Sử dụng nắm lá hoa ngũ sắc khô, cho vào nước nấu sôi, một phần dùng xông hơi, phần còn lại dùng làm thuốc uống mỗi ngày 2 lần. Uống nước thuốc thảo dược trước khi ăn 15 phút.
  • Cách 2: Sử dụng khoảng 200g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và giã nát lấy nước cốt. Dùng nước cốt thấm vào bông gòn nhét vào mũi giúp giảm đau, giảm viêm và loãng dịch nhầy. Sau 15 – 20 phút xì mũi nhẹ để loại bỏ hết dịch, làm thông thoáng đường thở.

10. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá lược vàng

Lá cây lược vàng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý trong đó có tình trạng viêm mũi dị ứng. Lá lược vàng giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố, cầm máu và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc nhanh chóng hơn. Các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra một thời gian sau khi sử dụng lá thảo dược có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
Lá lược vàng được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt có chứng viêm mũi dị ứng

Ngoài ra, theo nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra trong lá cây lược vàng có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là chất flavonoid, vitamin,… giúp giảm viêm, kháng khuẩn, giảm đau và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Nhờ đó, triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… do viêm mũi dị ứng gây ra cải thiện đáng kể. Tham khảo ngay cách dùng như sau:

  • Sử dụng lá lược vàng tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng và rửa lại với nước sạch để loại bỏ tạp chất.
  • Dùng lá lược vàng nhai trực tiếp, ngậm và nuốt nước cốt từ từ, bỏ phần bã.
  • Thực hiện cách làm này mỗi ngày 3 lần kiên trì.

Trên đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá thảo dược, bạn đọc có thể tham khảo. Mẹo chữa lành tính vì nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ngoài giúp kiểm soát triệu chứng, dược liệu còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan khác, giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn. Áp dụng cho đối tượng bệnh nhẹ, mới khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Sử dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn, hiệu quả, phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
  • Phương pháp chữa bệnh bằng lá cây thảo dược lành tính, áp dụng cho đối tượng bệnh mới khởi phát, triệu chứng không quá nặng nề. Trường hợp viêm mũi dị ứng nặng cần điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu hơn.
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, không dùng lá cây thảo dược đã bị hư hỏng, dập nát. Sơ chế thận trọng để loại bỏ tạp chất, tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng với liều dùng hợp lý, tránh lạm dụng. Không tự ý kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tránh gây tương tác thuốc, ảnh hưởng sức khỏe và kết quả điều trị.
  • Phương pháp tại nhà giúp kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng, không thể thay thế hoàn toàn cho các thuốc đặc trị. Do đó, tốt hơn hết bạn nên thăm khám và tái khám định kỳ để kiểm tra kết quả phục hồi của cơ thể. Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp hơn.
  • Kết hợp chữa trị tại nhà và chăm sóc sức khỏe từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt hàng ngày. Bổ sung cho cơ thể thực phẩm lành mạnh, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Đồng thời duy trì các thói quen tốt, loại bỏ những thói quen gây hại cho sức khỏe như thức khuya, hút thuốc lá, lạm dụng thức uống chứa cồn, chất kích thích,…

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thêm nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá cây thảo dược. Phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, kiểm soát triệu chứng nhẹ và giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Để đảm bảo an toàn và sớm đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên kết hợp thăm khám y tế và tham vấn ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...