Bệnh Chàm Bội Nhiễm: Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh chàm bội nhiễm thực chất là một dạng biến chứng của bệnh chàm da. Bệnh đặc trưng với triệu chứng da bong tróc, ngứa ngáy nặng, các đốm mụn nước vỡ ra, tiết dịch vàng, lượng dịch ra nhiều đến mức có thể thấm ướt một miếng bông gòn. Vậy bệnh chàm bội nhiễm có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào hiệu quả?
Bệnh chàm bội nhiễm là gì?
Chàm bội nhiễm có tên khoa học là Eczema Herpeticum, đây là một trong hai biến chứng phổ biến của bệnh chàm da thông thường. Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh chàm bội nhiễm có liên quan đến các loại virus, vi khuẩn thuốc nhóm Herpes Simple (HSV) hoặc tụ cầu khuẩn. Sự xuất hiện và phát triển của các loại vi khuẩn này làm mất đi sự cân bằng của cơ thể, dẫn đến nhiều sự tổn thương trên bề mặt da, thậm chí là cả bên dưới da.

Bệnh chàm bội nhiễm thường xảy ra khi da tiếp xúc với các chất dịch tiết có chứa vi khuẩn và bệnh thường ủ từ 1 – 2 tuần sau mới bùng phát. Điểm khác biệt giữa bệnh chàm thông thường và chàm bội nhiễm là bệnh lý này không chỉ gây tổn thương trên bề mặt da mà còn kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi…
Đặc điểm dễ nhận biết bệnh chàm bội nhiễm nhất là những đốm mụn nước nổi chi chít, mưng mủ và đột ngột tiết nhiều dịch vàng. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với nước hoặc tắm quá lâu. Bề mặt vùng da bị tổn thương bắt đầu tiết dịch mủ mặc dù trước đó vết thương đã khô lại và đóng mài.
Bệnh chàm bội nhiễm giai đoạn nhẹ, lúc vừa khởi phát thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách ngay từ đầu thì bệnh sẽ rất dễ biến chứng thành những thể nặng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, hoại tử da..
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh chàm thông thường thì không có khả năng lây nhiễm kể cả khi tiếp xúc trực tiếp. Nhưng nếu là chàm bội nhiễm thì những loại virus, vi khuẩn gây bội nhiễm có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc thông qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân hằng ngày.
Xem thêm: Bệnh Chàm Eczema Có Chữa Khỏi Được Không? Chuyên Gia Tư Vấn
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bội nhiễm
Có rất nhiều trường hợp bị chàm bội nhiễm bùng phát ngay sau khi khởi phát triệu chứng bệnh chàm da, hoặc phải mất một thời gian dài điều trị bệnh không khỏi thì biến chứng bội nhiễm mới xảy ra. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ địa, môi trường sống… mà triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các trường hợp bị chàm bội nhiễm đều có các triệu chứng sau:
- Những tổn thương ngoài da thường xuất hiện ở vùng cổ tay hoặc cổ chân.
- Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh… khi ăn quá nhiều thức ăn dị ứng như hải sản, đồ biển tanh hôi…
- Ban đầu, trên bề mặt da xuất hiện những đốm mẩn đỏ li ti chỉ khoảng 1 – 2cm.
- Tuy nhiên, sau đó chúng dần lan rộng ra các vùng da xung quanh và trở nên khô ráp.
- Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy dữ dội vào ban đêm. Nếu người bệnh gãi mạnh hoặc trong lúc ngủ vô tình gãi trúng sẽ gây lở loét khiến cho tình trạng viêm nhiễm lan nhanh hơn.
- Hình thành các đốm mụn nước đầu trắng, ban đầu số lượng ít từ 2 – 5 hột, nhưng càng để lâu thì chúng sẽ tự vỡ ra, bắt đầu khô mài, đóng vảy rồi bong ra, để lại sẹo thâm.

Trong trường hợp đang mắc bệnh chàm bội nhiễm nhưng người bệnh lại ăn quá nhiều hải sản, thức ăn có mùi tanh hoặc chất kích thích, đồ uống có cồn… sẽ gây ra một số triệu chứng sau:
- Tiếp xúc với nước hoặc tắm quá lâu
- Cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng lại không vệ sinh ngay
- Nổi mụn nước li ti chằn chịt khắp khu vực cổ tay, cổ chân
- Kèm theo rỉ dịch vàng liên tục, lượng dịch tiết ra nhiều thấm ướt cả miếng bông gòn, thậm chí thấm mãi không hết.
Bên cạnh những triệu chứng vừa kể trên thì bệnh chàm bội nhiễm còn gây ra một số triệu chứng toàn thân, điển hình như:
- Sốt cao
- Ớn lạnh
- Sưng hạch bạch huyết
- Mệt mỏi
- Sưng đau mí mắt hoặc suy giảm thị lực nếu bệnh nặng
Nếu xuất hiện các dấu hiệu vừa kể trên thì có thể bạn đã bị chàm bội nhiễm. Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, kéo dài khoảng 7 – 8 tuần. Lúc này, người bệnh cần chủ động thăm khám tại bệnh viện để được tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân trực tiếp gây khởi phát triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm đó là do nhiễm virus Herpes Simplex 1 hoặc virus Herpes Simplex 2 cùng nhiều chủng virus khác. Đây đều là những chủng vi khuẩn có xu hướng gây nhiễm trùng từ các tổn thương da trước đó như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm khô…
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm khởi phát triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm. Trong đó, có thể kể đến một số tác nhân như:
- Người bệnh sống trong môi trường bị ô nhiễm, có nguồn nước bẩn, nhiễm hóa chất.
- Người bệnh có cơ địa hệ tiêu hóa yếu, hoạt động chậm và nếu người bệnh thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có mùi tanh, hải sản như tôm, cua, cá, ốc… sẽ làm suy giảm chức năng gan, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, nấm men tấn công và khởi phát các mầm bệnh dưới da.
- Mắc bệnh chàm thông thường nhưng không tiến hành điều trị dứt điểm tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và khởi phát bệnh chàm bội nhiễm.
- Vệ sinh da kém làm suy giảm sức đề kháng của làn da, đây chính là yếu tố thuận lợi để virus Herpes hoặc các chủng khác xâm nhập gây bội nhiễm.
- Người bệnh có thói quen thường xuyên cào gãi mạnh bằng móng tay hoặc vật cứng nhọn làm tăng nặng các triệu chứng bệnh chàm da.
- Lạm dụng cà phê, rượu bia hay các loại chất kích thích khác.
- Khi bị chàm da thông thường, người bệnh ăn nhiều xôi, nếp hoặc bắp.
- Da nhạy cảm, dễ bị kích ứng với xà phòng hoặc các sợi vải khô cứng của quần áo.
- Người bệnh bị chàm bội nhiễm do căng thẳng quá mức trong suốt thời gian dài.
Bệnh chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?
Những triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm thường bộc phát sau một thời gian ủ mầm bệnh khoảng 6 – 9 tháng. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai thì thời gian này sẽ được rút ngắn lại, chỉ ủ khoảng 1 tháng trước khi mang thai và trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ.
Các triệu chứng bệnh thường bùng phát khá nhanh và mạnh mẽ, chỉ cần người bệnh tiến hành loại bỏ các loại thực phẩm làm tích tụ mầm bệnh ẩn và duy trì thực hiện kích mầm bệnh từ 2 – 3 lần/ tuần. Đồng thời, áp dụng các biện pháp diệt nấm, diệt khuẩn và ức chế sự hình thành của chúng trên bề mặt da thì việc kiểm soát các triệu chứng bệnh sẽ không quá khó khăn.
Có thể dễ dàng nhận thấy bệnh chàm bội nhiễm có mức độ nặng hơn nhiều so với bệnh chàm da thông thường. Bệnh không chỉ đơn thuần gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất công việc, học tập, chất lượng cuộc sống, tính thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh mỗi khi tiếp xúc với bạn bè, người thân mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

- Suy giảm thị lực: Những triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm thường xuất hiện chủ yếu ở cổ tay, cổ chân và dễ dàng lây nhiễm sang những vùng da khác, phổ biến nhất là da mặt do người bệnh cào gãi ngứa rồi đưa tay lên mặt. Virus xâm nhập vào giác mạc, gây nhiễm trùng giác mạc, dần dần suy giảm thị lực, thậm chí là mù vĩnh viễn.
- Suy nội tạng: Sự tấn công và xâm nhập virus simplex vào sâu trong cơ thể, cụ thể là hệ thống tuần hoàn máu gây ra tình trạng nhiễm trùng và làm suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
- Tử vong: Mặc dù rất hiếm trường hợp bị tử vong do bị chàm bội nhiễm nhưng đây vẫn là một trong những biến chứng của bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
Biện pháp chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm
Để chẩn đoán chính xác bệnh chàm bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số thủ thuật như thăm khám dựa trên các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm tế bào học để kiểm tra kích thước tế bào đa nhân khổng lồ và xét nghiệm PCR để kiểm tra xem có dương tính với virus HSV hay không.
Bên cạnh đó, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tiến hành các chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự như: bệnh thủy đậu, zona thần kinh, chốc lở, nổi mụn rộp sinh dục… Đối với những trường hợp những tổn thương trên da nặng nề và không thể đợi đến khi có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng virus toàn thân trước để ngăn ngừa biến chứng.
Tham khảo thêm: Điểm Danh TOP 10 Bệnh Viện Điều Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Cả Nước
Điều trị bệnh chàm bội nhiễm bằng phương pháp gì?
Như đã nhắc đến ở trên, chàm bội nhiễm là một trong những bệnh lý da liễu có khả năng lây nhiễm từ người sang người, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Ngược lại nếu được chăm sóc điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng bệnh, phục hồi sự khỏe mạnh của các tế bào da.
Hiện nay, để điều trị bệnh chàm bội nhiễm người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng bằng các biện pháp sau:
1. Điều trị chàm bội nhiễm theo phương pháp Tây y
Ngay khi phát sinh các triệu chứng bệnh và đi khám, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng ngay các loại thuốc Tây để kiểm soát triệu chứng bệnh. Bởi ưu điểm của phương pháp này chính là phát huy công dụng điều trị triệu chứng hiệu quả, nhanh chóng nhờ khả năng tác động bào mòn trực tiếp đến vùng da bị tổn thương và đặc biệt rất tiện lợi, dễ sử dụng mà không tốn nhiều thời gian.
Điều trị bệnh chàm bội nhiễm chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống ngứa
- Thuốc chứa thành phần corticoid
Thuốc chống ngứa
Bệnh chàm bội nhiễm đặc trưng với những cơn ngứa ngáy dữ dội, vì vậy người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống ngứa như Certizine, Histamine, Chlorepheniramine… Thuốc có tác dụng chính là xoa dịu cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, kích ứng da, viêm da… từ đó ức chế tình trạng nổi mụn nước, kết vảy, bong da… trên bề mặt da.
Thuốc kháng sinh
Đây là nhóm thuốc không thể thiếu đối với những người bị bệnh chàm bội nhiễm, đặc biệt tốt cho những người có triệu chứng tiết nhiều dịch mủ màu vàng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải hết sức lưu ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, vì tác dụng phụ của thuốc khá phức tạp và khó lường.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh. Hãy chủ động thăm khám tại bệnh viện để kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình là do nhiễm vi khuẩn hay virus vì có những loại thuốc kháng sinh không phát huy tác dụng đến virus.

Thuốc chứa corticoid
Nhóm thuốc này chủ yếu được bào chế chủ yếu dưới dạng bôi. Ưu điểm của nhóm thuốc này là đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và tiện lợi. Kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều lượng và trong thời gian quy định giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm nhiễm, diệt nấm, giảm đau rát, ngứa ngáy và giảm kích ứng da.
Một số loại thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng phổ biến trên thị trường như: Nizoral, Gentri-sone, Kedermfa, Silkron (thuốc 7 màu)… Lưu ý những loại thuốc thuộc nhóm này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, tối đa là 4 tuần để tránh gây tác dụng phụ.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Bệnh chàm bội nhiễm không chỉ gây ra những triệu chứng tại chỗ trên bề mặt da mà còn kéo theo một vài triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức… Vì vậy, để cải thiện triệu chứng này hiệu quả bằng thuốc, người bệnh có thể sử dụng một số số loại thuốc như thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm như Paracetamol hoặc NSAID.
2. Chữa chàm bội nhiễm theo Đông y
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y chữa bệnh chàm bội nhiễm thì các bài thuốc Đông y cũng được đông đảo người bệnh áp dụng nếu e ngại tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược. Thuốc Đông y sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn nên được nhiều người áp dụng.
Bên cạnh đó, nếu như thuốc Tây chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng ngoài da thì các bài thuốc Đông y có thể tác động xử lý, điều trị tận gốc cơ chế gây bệnh. Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa chàm bội nhiễm hiệu quả như:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các loại dược liệu gồm húng trám, thổ phục linh, ké đầu ngựa và lá kinh giới do thầy thuốc kê toa. Đem sắc cùng với 1 lít nước cho đến khi nước cạn xuống còn một nửa thì cho vào chai bảo quản. Mỗi ngày sử dụng khoảng 30 – 40ml đối với người lớn, còn trẻ em thì dùng 15 – 20ml để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc số 2: Dùng các dược liệu gồm phục linh, sơn mẫu đơn, mộc thôn, hoàn tiền, sinh địa, đại đao tử, hoàng bá, thương truật… Cho hết các dược liệu vào ấm thuốc sắc cùng 1 lít nước cho đến khi nước thuốc trong ấm cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 3 – 4 lần uống và uống hết khi trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Chuẩn bị hoàng cầm, dã hòe, phục long, toái cốt tử, hoa kim ngân, nghiệt mộc, hoạt trạch, bắc tiên bì. Đem sắc hết các dược liệu cùng với 6 chén nước, sắc cho đến khi còn một nửa thì lọc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: Những bài thuốc chữa chàm bội nhiễm theo Đông y thường cho kết quả khá chậm vì dược liệu tự nhiên lúc nào cũng chậm hơn so với thuốc tân dược. Tuy nhiên, ưu điểm của nó lại là sự lành tính, an toàn cho sức khỏe dù sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, nếu muốn áp dụng biện pháp này người bệnh cần phải chuẩn bị tâm lý kiên trì và theo thuốc lâu dài.
Có thể bạn quan tâm: Chữa Bệnh Chàm Bằng Đông Y: Phương Pháp An Toàn Hiệu Quả
3. Áp dụng các mẹo dân gian chữa chàm bội nhiễm
Hầu hết các mẹo chữa chàm bội nhiễm theo dân gian đều được đánh giá cao về hiệu quả, nguyên liệu lành tính, không chứa độc tố,dễ tìm kiếm và hiếm có trường hợp nào sử dụng mà gây ra tác dụng phụ hay kích ứng da. Vì vậy, trong trường hợp bệnh chưa diễn tiến quá nặng và người bệnh muốn giảm thiểu tác dụng phụ của tân dược thì đây là phương pháp hoàn hảo không nên bỏ qua.
Dùng tỏi chữa chàm bội nhiễm
Cả trong ghi chép Đông y và y học hiện đại đều đã công nhận những đặc tính chữa bệnh của tỏi một cách hiệu quả. Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành của các đốm mụn nước, phòng ngừa viêm nhiễm và tránh các biến chứng hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ rồi đem đi rửa sạch.
- Cho tỏi vào trong cối giã nhuyễn, cho hết phần tỏi đã giã vào trong một tấm khăn mỏng sạch.
- Bọc kỹ lại rồi vắt lấy nước cốt tỏi. Thành quả thu được là một chén nước cốt tỏi nguyên chất.
- Làm sạch vùng da bị chàm bội nhiễm bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Thoa đều một lớp nước cốt tỏi lên vùng da bị thương, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
- Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ ngày, trong vòng 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu trên bề mặt da.
Chữa chàm bội nhiễm bằng dầu dừa
Những trường hợp bị bệnh chàm bội nhiễm thường xuyên tái đi tái lại, có sự xuất hiện của các mảng da dày sừng và bong ra, sau đó nổi mụn nước khiến da cứ đóng mài bong vảy liên tục dẫn đến tình trạng khô ráp da. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để cấp ẩm hiệu quả.

Cách thực hiện
- Chuẩn bị một hũ dầu dừa nguyên chất. Nếu không có dừa thì người bệnh hoàn toàn có thể thay thế bằng tinh dầu cây trà, dầu oliu, tinh dầu cám gạo…
- Vệ sinh vùng da bị chàm bội nhiễm, bôi lên da một lớp mỏng dầu dừa và vừa massage nhẹ vừa đợi khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó rửa lãi bằng nước sạch.
Kết hợp bồ kết với lá lốt
Dùng lá lốt kết hợp với bồ kết giúp làm tăng khả năng ức chế hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trên bề mặt da. Đồng thời, hỗn hợp này còn có khả năng kích phát mầm bệnh ẩn trồi ra và phòng ngừa tái phát triệu chứng bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 10 lá lốt và 10 quả bồ kết. Rửa sạch các nguyên liệu, trong đó bồ kết đem đập dập.
- Đun sôi nồi nước 5 lít, cho bồ kết và lá lốt vào nấu trong vòng 20 phút đến khi thấy nước trong nồi ngả sang màu vàng đậm thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì ngâm rửa vùng da bị chàm bội nhiễm nếu ở tay hoặc chân. Còn nếu bị bệnh ở những vùng da không để ngâm được thì dùng khăn thấm nước lau vết thương hoặc tắm.
- Sau khi thực hiện xong thì rửa lại bằng nước sạch, lau khô bằng khăn bông.
Lưu ý: Những biện pháp này được đánh giá rất cao về hiệu quả nếu người bệnh kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là hơi tốn công trong việc chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành nấu. Người bệnh kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian 4 – 6 tuần sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt từng ngày và giảm dần chu kỳ tái phát của bệnh.
Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc phòng ngừa tái phát chàm bội nhiễm
Cũng tương tự như những bệnh lý da liễu khác, bệnh chàm bội nhiễm có đặc tính dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả thì người bệnh cũng nên tuân thủ thực hiện các những biện pháp sau đây để phòng ngừa bệnh tái phát càng lâu càng tốt:
- Tắm rửa hằng ngày để vệ sinh da, ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và không chứa thành phần kích ứng da.
- Hạn chế để vùng da bị chàm tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hay nguồn nước ô nhiễm…
- Tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như đồ biển, chất kích thích, đồ uống chứa cồn, những loại thực phẩm nếp, xôi… để tránh khởi phát tình trạng mưng mủ, rỉ dịch vàng hay xuất hiện mụn nước.
- Không tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn…
- Duy trì một lối sống khoa học, ăn uống và vận động lành mạnh. Tuy nhiên, nên tránh việc vận động quá sức khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ.
- Tránh để cơ thể chịu sự thay đổi đột ngột giữa môi trường nóng và lạnh.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, tránh những bộ quần áo quá bó sát có thể làm tổn hại đến vết thương.
- Trong ăn uống hàng ngày nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh nhiều khoáng chất, trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật.

Bệnh chàm bội nhiễm là căn bệnh da liễu phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng cao. Nếu chỉ mắc bệnh mức độ nhẹ thì bạn có thể không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu bệnh nặng và đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị nhưng không khỏi, tốt nhất người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Bài Thuốc Chữa Á Sừng Bằng Cây Ngải Dại Và Cách Áp Dụng
- Cách Chữa Hắc Lào Bằng Lá Trầu Không Loại Bỏ Nhanh Ngứa Ngáy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!