Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc viêm da cơ địa hiện đang ở mức khoảng 20% dân số.
Bệnh đặc trưng với những cơn ngứa ngáy theo nhiều cấp độ kèm theo nhiều triệu chứng khác như da nứt nẻ, chảy máu… Bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những ảnh hưởng lớn về sức khỏe, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Trong khi đó, đa phần người bệnh đều gặp khó khăn với việc điều trị, phòng ngừa bệnh lý này.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phòng nghiên cứu bệnh Da Liễu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến các vấn đề viêm da cơ địa được người bệnh quan tâm nhiều nhất nhằm:
Nghiên cứu và cung cấp các thông tin khoa học về đặc điểm bệnh lý, giúp mọi đối tượng quan tâm có cái nhìn chính xác nhất về bệnh
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
III. Ý nghĩa của nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu được đưa ra đều đảm bảo độ chính xác cao. Từ đó đem đến giá trị lý thuyết lớn. Đồng thời sẽ giúp ích trực tiếp cho người bệnh trong quá trình xử lý, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là căn bệnh không quá xa lạ trong y học hiện nay và có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh chàm thể tạng, bệnh liken đơn mạn tính hay bệnh sẩn ngứa besnier. Đây là một dạng của bệnh viêm da mạn tính được khởi phát từ các vết chàm, mẩn ngứa và sưng đỏ trên da.
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến với tỷ lệ mắc cao
Bệnh xảy ra theo từng đợt, tái đi tái lại nhiều lần ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như tay, chân, mặt, bụng, lưng, vùng kín, mông, đùi… Những vết chàm đỏ ngứa này xuất hiện một cách ồ ạt trong một khoảng thời gian nhất định và tự thuyên giảm. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm khiến người bệnh mệt mỏi.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm da cơ địa, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất ít trường hợp người trưởng thành mắc viêm da cơ địa, nhưng không loại trừ trường hợp bị viêm da cơ địa từ nhỏ cho đến lớn, tái phát nhiều lần suốt đời.
Hiện nay, trong y học phân chia viêm da cơ địa làm 3 cấp độ gồm viêm da cơ địa bán cấp, viêm da cơ địa cấp tính và viêm da cơ địa mạn tính. Sự phân chia này phụ thuốc chủ yếu vào mức độ nặng hay nhẹ, triệu chứng nhiều hay ít và sự ảnh hưởng tác động đến người bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cấp độ bệnh càng nặng thì việc chữa khỏi sẽ càng khó hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Trên thực tế, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân cụ thể gây viêm da cơ địa là gì, nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây là kết quả của sự tác động từ môi trường gây kích phát yếu tố di truyền trong cơ thể.
Bằng chứng là có đến 60% người bị viêm da cơ địa thì con cái của họ cũng mắc phải căn bệnh này. Thậm chí, tỷ lệ thế hệ con bị bệnh còn tăng cao hơn khoảng 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh.
Di truyền và một số tác nhân nguy cơ như dị ứng thức ăn, thời tiết, cảm xúc… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da cơ địa
Để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh phải thực hiện xét nghiệm chuyên sâu.
Một số yếu tố nguy cơ sau đây được xem là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa:
Cơ địa nhạy cảm
Những người nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như thời tiết thay đổi, bụi bặm, phấn hoa, các loại hóa chất tẩy rửa… từ môi trường hoặc do tính chất công việc.
Da mất đi khả năng tự bảo vệ
Tình trạng suy giảm nồng độ lipid trên da làm làn da dễ bị khô, suy giảm sức đề kháng, tế bào da bị biến dạng… Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Dị ứng nguyên nội sinh
Trong huyết thanh của một số người có chứa kháng thể IgE dễ kích thích sản sinh T lympho và IgE gây ra viêm nhiễm với các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
Dị ứng thức ăn
Nếu có cơ địa dễ dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, sữa, đậu, bột mì… thì người bệnh cũng sẽ dễ dàng bị khởi phát các triệu chứng bệnh viem da cơ địa.
Trạng thái cảm xúc
Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng và stress kéo dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây kích phát các triệu chứng dị ứng.
Xuất phát từ bệnh lý
Những người có tiền sử bệnh lý viêm mũi dị ứng hay hen suyễn cũng dễ dàng kéo theo bị bệnh viêm da cơ địa.
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu nên những triệu chứng của bệnh chủ yếu xuất hiện ngoài da.
Một số triệu chứng chung
Ngứa ngáy: Người bệnh ngứa ngáy và nổi mề đay do cơ thể sản sinh các hoạt chất histamine kích thích cơn ngứa. Hoạt chất này được tiết ra khi cơ thể phát hiện các tác nhân gây bệnh.
Nổi mẩn đỏ: Trên bề mặt da xuất hiện các đốm mẩn đỏ hình đồng tiền và bong tróc nằm rải rác ở những vùng da trên cơ thể. Càng gãi ngứa nhiều thì càng nổi nhiều mụn nước trên da khó chịu.
Phù nề: Sau khi những đốm mụn nước bị vỡ ra sẽ gây ra tình trạng phù nề kèm theo vừa sưng vừa nóng tại vùng da bị viêm.
Đóng vảy: Tại vị trí vùng da bị viêm sau khi bị khô sẽ gây đóng vảy tiết vàng, gây ra các vết nứt và tiếp diễn tình trạng ngứa ngáy trong suốt một thời gian dài.
Tổn thương da lan rộng: Chất dịch nhầy chảy ra từ vùng da bị tổn thương là điều kiện thuận lợi phát triển của các loại vi khuẩn, gây ra nhiễm trùng kế phát và bắt đầu lan rộng ra khắp các vùng da khác.
Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, mất ngủ, suy nhược cơ thể…
Một số triệu chứng theo độ tuổi:
Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh là độ tuổi dễ bị viêm da cơ địa nhất do sức đề kháng yếu kém. Trên bề mặt da ở hai bên mũi, miệng, má… nổi rất nhiều đốm mẩn ngứa, sưng và trợt da.
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi
Vùng da quanh cổ, lòng bàn chân, xung quanh mắt cá, khuỷu tay có vảy phấn trắng, phát ban, không sốt. Sau một thời gian làn da bị tổn thương này khô cứng lại và dày lên.
Đối với trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn
Nổi nhiều đốm mụn nước, phát ban mụn đỏ ở những vị trí phổ biến như các nếp gấp tại kẽ chân, kẽ tay, nách, vùng mặt, cổ… Kèm theo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Nhìn chung, hầu hết những trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa đều gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu theo nhiều cấp độ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều làm cho vùng da nổi mẩn ngứa càng bị tổn thương nặng hơn. Không những vậy, móng tay tiếp xúc với vết thương có thể gây nhiễm trùng, viêm loét, thậm chí là hoại tử.
Trường hợp bị viêm da cơ địa bội nhiễm do virus còn có thể biến chứng ảnh hưởng tổn thương nội tạng, suy tạng và tử vong nếu bệnh tiến triển nặng không thể phục hồi.
Những người bị viêm da cơ địa mạn tính nếu lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc điều trị sai cách sẽ gây nổi mẩn đỏ toàn thân, cực kỳ ngứa và sốt rét.
Những tổn thương viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng quanh mắt có thể làm ảnh hưởng đến thị giác. Điển hình là một số bệnh như viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt, viêm tuyến lệ do chảy nước mắt liên tục…
Các đốm mẩn đỏ, mụn nước biến mất do viêm da cơ địa sẽ để lại sẹo, thâm mất thẩm mỹ khiến người bệnh kém tự tin trong giao tiếp.
Ngoài ra, một số biến chứng khác của viêm da cơ địa phổ biến khác như hen suyễn, suy hô hấp, hen phế quản, viêm mũi dị ứng…
Những cơn ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều và kéo theo các biến chứng bệnh phức tạp
Bên cạnh những biến chứng vừa kể trên, bệnh viêm da cơ địa được cho là phức tạp trong điều trị vì nó thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần, mất nhiều thời gian và tốn kém.
Chính vì thế, ngay khi thấy có dấu hiệu bệnh, hãy thăm khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Để lại thông tin, chuyên gia đầu ngành sẽ tư vấn giúp bạn MIỄN PHÍ!!!
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa, bắt buộc người bệnh phải thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu.
Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa không quá khó khăn và chủ yếu dựa trên những triệu chứng lâm sàng. Nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán y khoa thì mới được kết luận là viêm da cơ địa.
4 tiêu chuẩn chính chẩn đoán viêm da cơ địa
Ngứa ngáy
Vị trí và kích thước vết tổn thương trên da ở từng đối tượng. Với trẻ em thường xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa trên mặt, vùng duỗi gấp tay, chân. Với người lớn sẽ có biểu hiện dày da tại các vùng nếp gấp
Viêm da cấp độ mạn tính và tái đi tái lại nhiều lần.
Tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình về một số bệnh lý dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay đã từng có người bị viêm da cơ địa.
Người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất
14 tiêu chuẩn phụ chẩn đoán viêm da cơ địa
Dị ứng thức ăn
Viêm môi
Da khô
Mặt đỏ hoặc tái nhợt
Xuất hiện chàm ở bàn tay
Nhiễm trùng da và tái phát thường xuyên
Đục thủy tinh thể
Kích thích những triệu chứng ở mắt, viêm kết mạc mắt
Dày sừng nang lông
Mỗi khi ra mồ hôi sẽ bị ngứa ngáy
Vẩy phấn trắng trên da
Phản ứng da tức thì type 1 dương tính
Xét nghiệm máu cói tăng nồng độ IgE
Độ tuổi phát bệnh sớm
Bác sĩ sẽ dựa theo những tiêu chí này trong quá trình thăm khám lâm sàng, nếu có từ 3 tiêu chuẩn chính và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ thì người bệnh sẽ được chẩn đoán kết luận là viêm da cơ địa. Ngoài ra, người bệnh sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất:
Xét nghiệm dị ứng loại I: Thực hiện chích, cào xước và xét nghiệm trong da hoặc bác sĩ sẽ đo nồng độ IgE toàn phần, IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng. Mục đích giúp xác nhận tạng dị ứng
Test lẩy, test áp nhằm xác định yếu tố dị nguyên.
Thăm khám lâm sàng
Xét nghiệm dị ứng loại I
Test lẩy, test áp
Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa phổ biến
Điều trị bệnh viêm da cơ địa khá phức tạp vì bệnh thường xuyên tái đi tái lại. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên viêm da cơ địa rất khó chữa khỏi dứt điểm, chủ yếu thông qua làm giảm triệu chứng ngoài da.
1. Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây
Cụ thể, nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa dựa vào các điều sau:
Điều trị bằng các loại thuốc bôi có chứa thành phầm corticosteroid trong một khoảng thời gian ngắn, thường là không quá 7 ngày.
Sử dụng bôi kết hợp thuốc Tacrolimus không chứa Corticoid. Đây là loại thuốc thế hệ mới được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa.
Dùng thuốc kháng histamine để cải thiện triệu chứng ngứa.
Trường hợp người bệnh bị viêm da cơ địa có bộ nhiễm phải kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
Kết hợp chăm sóc da bằng các loại kem dưỡng ẩm.
Điều trị viêm da cơ địa bán cấp
Trong vài ngày đầu khi các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy vừa khởi phát chưa nghiêm trọng nên sử dụng các loại thuốc bôi như hồ nước, hồ tetrapred có khả năng làm mềm và dịu da.
Kiên trì bôi ngày 2 lần, mỗi lần sử dụng chỉ bôi một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương.
Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có thể làm giảm triệu chứng bệnh
Điều trị viêm da cơ địa cấp tính
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa giai đoạn này như:
Ưu tiên sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu và mềm da.
Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid như Diprosalic hoặc Ladorvan, Gentrisone kết hợp sử dụng kháng sinh đường uống để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm.
Sử dụng thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Tùy từng đối tượng mắc bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.
Cụ thể với trẻ em sẽ được kê đơn loại thuốc dạng siro như Clarityn hoặc Aerius, còn trẻ lớn và người trưởng thành thì dùng thuốc dạng viên nén như Fexofenadin, Clarityn…
Điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính
Bệnh viêm da cơ địa cấp tính không được điều trị sớm và đúng cách sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần và diễn biến kéo dài. Do đó, lúc này việc điều trị chủ yếu sẽ là duy trì sự ổn định và phòng ngừa tái phát.
Tùy vào từng trường hợp bệnh ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ở giai đoạn này như:
Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để làm mềm da. Nên ưu tiên sử dụng những loại kem hoặc sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất từ các thành phần thảo dược sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, tránh gây kích ứng da.
Bôi kem có chứa Corticoid theo liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ, thường là sử dụng dưới 7 ngày.
Sử dụng thuốc Tacrolimus không chứa corticoid đem lại khả năng ức chế hệ miễn dịch và có thể được sử dụng thay thế cho thuốc corticoid vừa hiệu quả vừa không gây ra tác dụng phụ.
Kết hợp thuốc kháng histamine (Chlorpheniramin 4mg/ Fexofenadin 180mg/ Certerizin 10mg) để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
Trong một số trường hợp bệnh nặng sẽ được chỉ định sử dụng corticoid đường uống.
Lưu ý việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ hay tình trạng nhờn thuốc.
Người bệnh nên điều trị viêm da cơ địa theo chỉ dẫn của bác sĩ
Ngoài những loại thuốc vừa kể trên, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị bằng các loại thuốc phù hợp như:
Dùng dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0.9% để hỗ trợ diệt khuẩn;
Salicyle 5%, 10%, ichthyol, mỡ goudron, crysophanic để giúp da bong vảy;
Nhóm thuốc cephalosphorin thế hệ 1 để chống nhiễm khuẩn;
Dùng urea 10% hoặc petrolatum có khả năng làm ẩm và dưỡng da.
Một số loại thuốc khác như methotrexate với liều lượng do bác sĩ chỉ định.
2. Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian
Không những vậy, với khả năng cải thiện nhanh cơn ngứa, sưng đỏ mà lại rất tiết kiệm nên được đông đảo người bệnh áp dụng.
Một số loại thảo dược tự nhiên như lá ổi, lá khế, lá trầu không… giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn và tiết kiệm
Một số bài thuốc dân gian lưu truyền và áp dụng nhiều như:
Lá khế: Chỉ cần một nắm lá khế tươi rửa sạch nấu lên để lấy phần nước tắm hằng ngày giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh, đặc biệt là giảm ngứa hiệu quả.
Lá ổi: Lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có dược tính tốt trong việc cải thiện triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Lá ổi tươi rửa sạch, giã nát lấy nước cốt rồi xoa đều lên vùng da bị viêm. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
Lá trầu không: Ngâm lá trầu không vào nước muối và rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn cùng vi khuẩn. Vò nát lá rồi cho vào nồi nước sôi và dùng nước này để tắm hằng ngày cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh viêm da cơ địa tốt.
Cỏ vòi voi: Chuẩn bị một nắm lá cỏ vòi voi tươi và ngâm vào nước muối và rửa sạch. Cho cỏ vòi voi vào nồi nước có pha một ít muối, nấu sôi lên thì lọc lấy phần nước để tắm hoặc rửa vùng da bị tổn thương hằng ngày.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, không nên lạm dụng nếu không thấy có hiệu quả.
3. Chữa bệnh viêm da cơ địa theo Đông y
Theo quan niệm trong Đông y, bệnh viêm da cơ địa được khởi phát là do 2 thể phong hàn và nhiệt uất tích tụ dưới da. Vì vậy, để khắc phục các triệu chứng của bệnh thì có tập trung vào thanh nhiệt giải độc, điều hòa khí huyết.
Đông y điều trị viêm da cơ địa được nhiều người bệnh đánh giá cao vì an toàn, hiệu quả
Ké đầu ngựa: Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ điều trị tốt triệu chứng nổi mụn nhọt, mẩn ngứa khó chịu.
Kim ngân hoa: Khả năng sát khuẩn, kháng viêm của vị thuốc này rất mạnh và được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” hiệu quả và an toàn. Đồng thời, kim ngân hoa còn giúp thanh nhiệt, giải độc tốt.
Bồ công anh: Công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, giảm ngứa, tiêu sưng, tán viêm… nên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm da cơ địa, viêm da nổi mẩn…
Tang bạch bì: Đây là vỏ rễ của cây dâu tằm, có tính hàn, vị hơi ngọt với công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau hiệu quả.
Đơn đỏ: Có khả năng hỗ trợ giảm sưng, giảm đau trong các bệnh lý về da điển hình như viêm da cơ địa.
4. Điều trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng
Trong y học có một phương pháp điều trị viêm da cơ địa được áp dụng để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh đó là liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này thường được chỉ định áp dụng cho những trường hợp người bệnh viêm da cơ địa không đáp ứng với những biện pháp vừa kể trên.
Theo thông tin từ các chuyên gia, người bệnh có thể tận dụng nguồn ánh sáng mặt trời tự nhiên vào các khung giờ an toàn nhất định nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Liệu pháp ánh sáng có thể điều trị bệnh viêm da cơ địa
Ngoài ra, trong y khoa có một phương pháp đó là sử dụng tia cực tím băng hẹp (UVB) và tia cực tím nhân tạo A (UVA) để ức chế sự hình thành phát triển của các ổ khuẩn trên da gây viêm da cơ địa. Để tăng hiệu quả điều trị có thể kết hợp với sử dụng thuốc Tây theo đơn.
5. Biện pháp xử lý triệu chứng viêm da cơ địa tại nhà
Đặc trưng triệu chứng của viêm da cơ địa là những cơn ngứa ngáy dữ dội từng đợt hoặc râm ran kéo dài. Ngoài sử dụng thuốc thì người bệnh cũng có thể cân nhắc áp dụng các mẹo sau đây để giảm ngứa hiệu quả hơn, không còn khó chịu nữa.
Bôi kem dưỡng ẩm: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm lành tính, có chứa thành phần hydrocortisone thấp hoặc có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, không hương liệu hay chất bảo quản để giảm ngứa và kiểm soát bệnh.
Chọn xà phòng dịu nhẹ: Để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, người bạn nên chọn lựa loại xà phóng, sữa tắm dịu nhẹ và làm sạch da, giữ nước cũng như hạn chế tình trạng khô nứt da.
Tắm nước ấm: Người bệnh viêm da cơ địa tắm nước ấm có pha một chút bột yến mạch nguyên cám hoặc baking soda không chỉ giúp cải thiện cơn ngứa ngáy mà còn có khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời.
Bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm da và làm dịu cơn ngứa ngáy
Một số lưu ý trong cách điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa có tính chất di truyền rõ rệt nên trong một số trường hợp việc dự phòng thường không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc dự phòng nên tập trung chủ yếu vào tránh tiếp xúc các nguy cơ dị ứng cũng như chăm sóc người bệnh kỹ lưỡng:
Dù điều trị bằng phương pháp nào thì để chữa bệnh viêm da cơ địa cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Tuân thủ các nguyên tắc điều trị và kết hợp chăm sóc tại nhà mới đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Tạo thói quen giữ vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0.9%. Tắm rửa kỹ lưỡng, không tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
Sau khi tắm xong phải bôi kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông. Ưu tiên sản phẩm không chứa hương liệu và chất bảo quản.
Tránh mặc quần áo bó sát, vải da không thấm hút để tránh gây bí bách cho da, dễ kích phát viêm da cơ địa.
Luôn giữ cho môi trường sống hằng ngày sạch sẽ, thoáng mát, kết hợp cân bằng độ ẩm trong không khí bằng thiết bị lọc hoặc máy tạo ẩm.
Loại bỏ tác nhân gây dị ứng như không tiếp xúc với gia cầm, gia súc, không ăn thức ăn dị ứng…
Tránh căng thẳng quá mức, ngủ nghỉ đúng giờ giấc sẽ giúp bạn có một sức đề kháng tốt phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.
Giữ vệ sinh thân thể kỹ lưỡng và môi trường sống xung quanh là cách phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả
Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không chủ quan mà phải sớm thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Da liễu để được tư vấn hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa bệnh diễn tiến thành mạn tính khó chữa trị.
Đội ngũ nghiên cứu là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng các công trình/ sản sản nghiên cứu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Tại viện đã quy tụ đầy đủ đội ngũ nghiên cứu đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Họ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm học vị cao, vừa tinh thông y thuật, am hiểu về các phương pháp khám chữa bệnh/ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT. Hơn nữa còn có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghệ. Hứa hẹn sẽ đồng hành đem đến những công trình nghiên cứu giá trị nhất.
Nơi công tác:
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc – Tradimec
Chức vụ: GĐ chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc
Sinh năm: 1958
Địa chỉ: Hà Nội
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội và Học bác sĩ chuyên khoa cấp 1 tại trường ĐH Y Hà Nội
Trải qua hơn 40 năm học tập, nghiên cứu và khám chữa bệnh, bác sĩ Tuyết Lan đã trở thành “Cây đại thụ” trong làng YHCT, được người bệnh trong - ngoài nước tin tưởng tìm đến.
Mặc dù đã ở độ tuổi được nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống nhưng bác sĩ Tuyết Lan vẫn tiếp tục cống hiến, luôn nỗ lực hết mình để cống hiến cho sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với nhiều vai trò khác nhau: Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc và công tác tại Viện Y dược dân tộc cổ truyền.
Mỗi bệnh lý đều có nguyên nhân - triệu chứng khác nhau, để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ Bạn vui lòng nhập và gửi thông tin phía dưới. Chuyên gia sẽ chủ động liên hệ lại Bạn sớm nhất có thể!!!