Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Gì

Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Đối với người mắc viêm loét dạ dày, việc ăn uống đúng cách là quan trọng để giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Người bệnh nên tập trung vào các thực phẩm như:

  • Rau Chân Vịt: Rất giàu chất xơ thấp, giúp kích thích hoạt động của đường ruột mà không tăng áp lực đáng kể lên dạ dày.
  • Sữa Chua và Mật Ong: Chứa men vi sinh và có khả năng làm dịu tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Củ Nghệ và Cà Chua: Cả hai đều chứa chất chống oxy hóa và curcumin, giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
  • Rau Củ Màu Xanh Đậm: Như cà rốt, cải xanh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Đậu Nành: Chứa men vi sinh, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và là một nguồn protein dễ tiêu hóa.
  • Thực Phẩm Chứa Vitamin A, B, C, E: Như cà chua, củ cải, đu đủ, giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Củ Nghệ: Có chứa curcumin, giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi vết thương dạ dày.
  • Hạt và Quả Hạch Như Hạt Điều và Hạt Óc Chó: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Người bệnh nên hạn chế thực phẩm:

  • Tránh Thực Phẩm Cay Nóng: Gây kích thích và có thể làm tăng axit dạ dày.
  • Hạn Chế Chất Kích Thích: Rượu, thuốc lá, và cà phê có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Kiêng Ăn Thức Ăn Muối Chua: Giảm nguy cơ kích ứng dạ dày và giữ ổn định axit.
  • Hạn Chế Thực Phẩm Chứa Nhiều Chất Béo: Giúp tránh tình trạng khó tiêu và tạo áp lực lên dạ dày.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Vấn đề này được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, ngoài điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của cả quá trình. Do đó, người bệnh nên lưu ý chọn thực phẩm nên ăn và tránh những loại không phù hợp để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để chữa bệnh mau khỏi?

Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, hình thành vết loét như do nhiễm vi khuẩn Hp, gặp tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng bởi tâm lý, thói quen ăn uống không lành mạnh,...

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để chữa bệnh mau khỏi?
Viêm loét dạ dày nên ăn gì để chữa bệnh mau khỏi?

Trường hợp viêm loét nhẹ, người bệnh có thể cải thiện tổn thương bằng biện pháp chăm sóc, thay đổi thói quen sống lành mạnh. Nếu các vết loét gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị hoặc can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu khác nhằm khắc phục biến chứng, bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình điều trị, không thể không nhắc đến chế độ dinh dưỡng. Người bệnh kết hợp điều trị theo đúng hướng dẫn và ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị, giúp cơ thể sớm phục hồi, giảm thiểu rủi ro biến chứng.

Vậy, viêm loét dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm người đang mắc bệnh dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng nên ăn:

1. Bổ sung thực phẩm chứa chất xơ thấp

Chất xơ là một dưỡng chất cần thiết đối với hệ tiêu hóa. Cơ thể bình thường cần nạp thực phẩm chứa nhiều chất xơ để thúc đẩy hoạt động của đường ruột, giúp làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ chất cặn bã. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày nên lựa chọn thực phẩm chứa ít chất xơ sẽ tốt hơn.

Bởi, thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể là “con dao hai lưỡi” làm tình trạng tổn thương của niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn nên chọn những thực phẩm chứa ít hàm lượng dưỡng chất này. Một số loại rau phù hợp như rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, lá húng quế, bạc hà,...

2. Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm chứa men vi sinh

Bổ sung men vi sinh giúp đường ruột tiêu hóa tốt hơn. Do đó, người bệnh thường được khuyến khích ăn thực phẩm chứa men vi sinh thường xuyên. Chúng sẽ góp phần ức chế hoạt động của hại khuẩn đường ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,...Các thực phẩm chứa men vi sinh tốt cho sức khỏe người bệnh nên ăn như sữa chua, mật ong, phô mai,...

3. Ăn thực phẩm nhiều vitamin khi bị viêm loét dạ dày

Vitamin cần thiết cho hoạt động sống, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, người mắc bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày cấp tính cần bổ sung vitamin nhằm ổn định sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau củ, hoa quả tươi,...ăn với lượng vừa đủ mỗi ngày. Lợi ích cụ thể như sau:

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để chữa bệnh mau khỏi?
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin giúp nâng cao sức khỏe, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương dạ dày

  • Vitamin C: Có tác dụng giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ xuất huyết dạ dày, tăng cường đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên người bệnh không nên ăn nhiều thực phẩm quá chua như chanh, bưởi,...chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ.
  • Vitamin B: Có hiệu quả trong việc cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, giúp quá trình tổng hợp hormone diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, vitamin B còn kích thích quá trình sản xuất tế bào hồng cầu tốt, phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh chóng hơn.
  • Vitamin E: Đây là một thành phần dưỡng chất có hiệu quả chống oxy hóa, duy trì độ bền niêm mạc, giảm viêm loét dạ dày hiệu quả.

Bổ sung vitamin từ những loại rau củ có màu xanh đậm, màu đỏ như cà rốt, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông,...Chúng chứa nhiều vitamin A, B, C, E, D cùng với những khoáng chất canxi, sắt, kẽm, magie, axit folic giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, đề kháng, phục hồi vết loét.

4. Bổ sung thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất chống oxy hóa trong thời gian điều trị. Hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa sự tiến triển tiêu cực của vết loét, giảm đau khi dạ dày co thắt hiệu quả. Một số chất chống oxy hóa cần thiết cần bổ sung từ thực phẩm như:

Viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì?
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình phục hồi viêm loét, loại bỏ vi khuẩn gây hại

  • Curcumin: Chất này có nhiều trong củ nghệ. Đây là nguyên do vì sao khi bị đau dạ dày nhiều người đã tìm đến củ nghệ để giảm đau. Không chỉ cải thiện triệu chứng, nghệ còn chứa các chất giúp thúc đẩy quá trình phục hồi vết loét dạ dày nhanh chóng, giảm thiểu các rủi ro biến chứng cho người bệnh.
  • Beta carotene: Hoạt chất chống oxy hóa có công dụng giảm triệu chứng của bệnh dạ dày, giúp tổn thương mau chóng hồi phục. Bổ sung từ các thực phẩm như cà chua, đu đủ,....những loại rau củ có màu đỏ.
  • Flavonoid: Chất này được tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ như củ dền, bí đỏ, táo,...Người bệnh có thể ăn những thực phẩm chứa chất flavonoid trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày. Chúng có tác dụng đối với việc phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày và cả những cơ quan đang gặp vấn đề trong cơ thể. Ngoài ra, flavonoid còn có hiệu quả trong việc bảo vệ gan khỏi sự tấn công của hại khuẩn.

5. Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Ăn thêm thực phẩm thô

Thực phẩm thô như gạo lứt, đậu bắp, hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó,...chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đồng thời còn nhiều chất chống oxy hóa. Nhóm thực phẩm này có hiệu quả trong việc cải thiện tổn thương niêm mạc dạ dày trước sự co thắt liên tục khi dạ dày bị viêm nhiễm. Sử dụng mỗi ngày với lượng vừa đủ giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất

6. Chọn thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa

Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh không nên ăn những thực phẩm cứng, khó tiêu hóa. Thay vào đó nên chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa hơn giúp giảm tình trạng quá tải cho dạ dày, giảm nôn ói, trào ngược khiến cơ thể mệt mỏi. Người bệnh nên chọn món ăn ưu tiên các loại được chế biến với dạng mềm, loãng như canh, súp,...

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để chữa bệnh mau khỏi?
Chọn món ăn chế biến mềm, dễ tiêu hóa giảm áp lực cho đường ruột

Trên đây là một trong số nhóm thực phẩm dinh dưỡng người bị viêm loét dạ dày nên ăn. Nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bạn nên chọn thực phẩm đa dạng, tránh ăn tập trung vào một nhóm thực phẩm cố định trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nên đảm bảo lượng dinh dưỡng nạp vào ở mức vừa đủ. Bởi việc ăn dư thừa cũng khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn, gây áp lực đối với hệ tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Ngoài vấn đề viêm loét dạ dày nên ăn gì thì người bệnh cũng quan tâm đến các thực phẩm cần tránh, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây viêm loét nặng thêm. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh không nên ăn để giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất:

1. Viêm dạ dày nên kiêng ăn gì? Tránh đồ ăn cay nóng

Dạ dày đang bị tổn thương có thể bị kích thích thêm nếu bạn vẫn tiếp tục ăn thực phẩm cay nóng trong thời gian điều trị. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm. Bổ sung nhóm thực phẩm này có thể khiến axit dạ dày tăng cao, kích thích và làm tình trạng sưng viêm niêm mạc nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, nếu ăn thức ăn cay nóng khi bụng đói, người bệnh có thể phải đối mặt với cơn đau dữ dội, tình trạng co thắt dạ dày diễn ra mạnh mẽ khiến xung huyết dạ dày, thủng vết loét dạ dày. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên cố gắng kiêng đồ ăn cay nóng trong thời gian này nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng tránh rủi ro.

2. Kiêng ăn các loại đậu khi bị viêm loét dạ dày

Một số loại đậu không nên dùng khi bị viêm loét dạ dày, bởi chúng chứa hàm lượng fodmaps, chẳng hạn như đậu Hà Lan, đậu tương,...Bởi, thành phần này có thể khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn, gây đầy bụng, khó tiêu, nhất là trường hợp kéo theo tình trạng tiêu chảy nếu ăn quá nhiều. Không những thế, trong đậu còn chứa carbohydrate có thể làm dịch vị dạ dày tăng cao, gây nôn ói khó chịu.

Viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?
Một số loại đậu không phù hợp cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày như đậu Hà Lan, đậu tương

3. Không dùng chất kích thích

Chất kích thích, cồn có trong một số loại thức uống như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...là tác nhân gây viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Người bệnh nếu không kiêng cữ có thể phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Đặc biệt là đối với đối tượng nghiện rượu, thuốc lá.

4. Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Kiêng ăn thức ăn muối chua

Kiêng ăn thức ăn muối chua giảm nguy cơ gây kích ứng dạ dày. Nhóm thực phẩm này có thể làm tăng axit dạ dày, dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua,...thường xuyên. Ngoài ra, nếu tiếp tục dùng trong thời gian dài, tình trạng vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, niêm mạc bị bào mòn có thể gây thủng, xuất huyết nguy hiểm. Do đó người bệnh nên tránh ăn dưa chua, kim chi, cà pháo,....thức ăn muối chua, lên men.

5. Viêm loét dạ dày kiêng ăn chất béo

Người mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày,...không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo. Chúng có thể làm tình trạng khó tiêu trở nên nghiêm trọng hơn, gây táo bón, chướng bụng. Do đó, khi bạn đang gặp vấn đề về dạ dày, nên hạn chế ăn dầu động vật, nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ,...

Những nhóm thực phẩm, thức uống trên đây không phù hợp cho bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng. Nhằm đảm bảo quá trình điều trị có được kết quả tốt và an toàn, bạn đọc nên tránh ăn những thực phẩm này để sức khỏe có điều kiện cải thiện hiệu quả nhất.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với các bệnh lý về dạ dày. Người bệnh ăn đúng, ăn đủ giúp sức khỏe sớm cải thiện, phòng ngừa nguy cơ bệnh gây biến chứng. Bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây để đảm bảo bữa ăn phù hợp, thúc đẩy hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày:

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày

  • Chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm sạch, không nhiễm phân thuốc hóa học độc hại.
  • Ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, đảm bảo không nhiễm hại khuẩn gây hại cho sức khỏe.
  • Bữa ăn có thể chia nhỏ thành nhiều lần giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh ăn cùng lúc quá nhiều.
  • Hạn chế những món ăn quá cứng gây áp lực cho dạ dày, làm tổn thương vết loét nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn cơm quá nóng, nhiệt độ trung bình của thức ăn nên ở mức bằng hoặc dưới 50 độ C.
  • Không vận động ngay sau khi ăn, nên nghỉ ngơi 15-20 phút, sau đó có thể đi bộ nhẹ nhàng giúp tiêu hóa hoạt động, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm trong thời gian dài. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý của cơ thể.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, kiêng ăn những loại có nguy cơ làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn là yếu tố tiên quyết giúp bạn đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...