Vi Khuẩn HP

Vi khuẩn HP rất nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Vậy có cách nào để loại bỏ vi khuẩn này nhanh và hiệu quả? Theo dõi ngay thông tin trong bài viết dưới đây để có thêm câu trả lời.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn H.pylori là gì? Đây là loại xoắn khuẩn có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, gọi tắt là HP. Loại vi khuẩn này phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về viêm, loét dạ dày.

Ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng nhiễm HP thường không có biểu hiện rõ ràng. Sau khi tiến triển nặng, có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Khuẩn HP trong dạ dày có thể biến chứng nặng và gây ra một số bệnh nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Có đến 90 - 95% người bệnh bị viêm loét đại tràng, trên 70% người bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Vì loại vi khuẩn này có thể phá hủy lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích ổ viêm phát triển và gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi dạ dày bị viêm loét nặng, các ổ viêm có thể bị xuất huyết, gây chảy máu và có thể dẫn đến tình trạng thổ huyết, nặng hơn có thể dẫn đến thủng dạ dày rất nguy hiểm.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nặng nhất do vi khuẩn HP trong dạ dày gây ra. Theo các thống kê cho thấy khi người bệnh nhiễm vi khuẩn này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên từ 2 - 6 lần (khoảng 90% người nhiễm khuẩn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày).
  • Các biến chứng khác: Trào ngược dạ dày, hẹp môn vị, viêm tụy cấp, tắc ruột,…

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về dạ dày

Ngoài ra, khuẩn HP còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược, thiếu dưỡng chất và sụt cân nghiêm trọng. Các cơn đau còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và năng suất làm việc hàng ngày.

Triệu chứng vi khuẩn HP

Khi dạ dày mới bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Sau một thời gian, khi đã phát tác gây bênh, bệnh nhân mới thấy các triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, nhất là khi dạ dày bị rỗng hoặc vào ban đêm. Các cơn đau lúc đầu có thể âm ỉ như gặm nhấm sau đó đau quặn thắt, dữ dội và xuất hiện thường xuyên hơn.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm khuẩn HP đó là:

  • Đau bụng sau khi ăn, khi bụng đói, thường xuyên đau tức vùng thượng vị.
  • Đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
  • Buồn nôn và nôn mửa, dịch nôn có màu đen hoặc bã cà phê, mất khẩu vị, và nuốt nghẹn.
  • Thường xuyên ợ nóng, ợ chua, hôi miệng gây mài mòn răng và ảnh hưởng đến thực quản.
  • Tiêu hóa kém, chán ăn dẫn đến cơ thể suy nhược, sụt cân nghiêm trọng.
  • Thay đổi tính chất phân, phân có màu đen hoặc lẫn với máu.

Khi bị nhiễm HP, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, khó chịu
Khi bị nhiễm HP, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, khó chịu

Nếu các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và xác định phương pháp điều trị để tránh những nguy hiểm không mong muốn xảy ra.

Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?

Các bệnh lý do khuẩn HP gây ra không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bản chất của loại vi khuẩn này là vi sinh vật nên có thể lây nhiễm từ người này qua người khác.

Các đường lây nhiễm vi khuẩn HP chính là:

  • Đường miệng: Vi khuẩn HP tồn tại và phát triển tại dịch dạ dày và nước bọt của người bệnh. Do đó khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh thì sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường dạ dày: Nếu thực hiện các xét nghiệm lấy dịch vị làm mẫu thử, nội soi dạ dày, các bác sĩ không vệ sinh kỹ dụng cụ, vi khuẩn HP sẽ sinh sôi trên các dụng cụ và lây truyền cho người khỏe mạnh.
  • Đường phân: Trong phân của người bệnh có chứa vi khuẩn HP, vì vậy nếu người bệnh không xử lý phân thải, không vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn ngay sau khi đi vệ sinh thì có thể vô tình phát tán nguồn bệnh ra ngoài cộng đồng.

Chính vì dễ lây lan như vậy nên khả năng HP gây bệnh dạ dày ở trẻ em thường rất cao. Các bậc phụ huynh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc phải loại xoắn khuẩn này.

Khuẩn HP có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua các hành động tiếp xúc gần như hôn, thơm má
Khuẩn HP có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua các hành động tiếp xúc gần như hôn, thơm má

Những đường lây lan HP đều là những đường khó đề phòng. Đặc biệt đối với những gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP thì tỷ lệ thành viêm mắc bệnh là hơn 90%. Vì vậy, hãy chủ động phòng tránh lây lan bằng cách xây dựng những thói quen sinh hoạt khoa học, hạn chế dùng chung, tiếp xúc gần.

Xét nghiệm HP dạ dày như thế nào? Xét nghiệm ở đâu tốt?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn HP, các bác sĩ thường tiến hành một số phương pháp xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm huyết thanh: Đây là phương pháp giúp tìm kháng thể của vi khuẩn HP thường được sử dụng. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch kém, khi thực hiện xét nghiệm này sẽ không tìm thấy kháng thể tương ứng.
  • Xét nghiệm nước bọt, phân: Đây cũng là cách để tìm ra kháng nguyên của vi khuẩn HP.
  • Nghiệm pháp thở: Người bệnh sẽ uống dịch dịch ure c13 hoặc c14 và thổi hơi vào thiết bị chẩn đoán để xác định vi khuẩn. Khi men urease ở dạ dày sẽ tách CO2 ra khỏi ure là khi người bệnh đã bị nhiễm khuẩn. Phương pháp này có thời gian thực nhanh và cho ra kết quả chính xác cao chỉ sau khoảng 30 phút.
  • Nội soi dạ dày: Nội soi giúp xác định các bất thường ở niêm mạc dạ dày và giúp định ổ viêm và thực hiện một số biện pháp để xác định người bệnh có dương tính với vi khuẩn HP hay không.

Kiểm tra, soi khám kỹ lưỡng là cách phát hiện HP chính xác nhất
Kiểm tra, soi khám kỹ lưỡng là cách phát hiện HP chính xác

Để có kết quả chính xác và điều trị bệnh tốt, người bệnh cần xét nghiệm vi khuẩn HP ở những địa chỉ uy tín. Người bệnh nên thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám lớn, có trang bị thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Người bệnh không nên thăm khám tại một số phòng khám nhỏ. Vì những phòng khám này thường không đảm bảo quy trình vô trùng, vô khuẩn, có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Nhiễm vi khuẩn HP có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm nhất là loại khuẩn này không có dấu hiệu ở giai đoạn đầu nên người bệnh thường chủ quan và đánh mất thời gian điều trị tốt nhất. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Từ đó nhanh chóng xử lý để đảm bảo sức khỏe dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Vùng kín là bộ phận nhạy cảm của phụ nữ, cần được chăm sóc cẩn...
Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Ngoài sử dụng thuốc, nhiều người bệnh nấm da đầu dùng dung dịch vệ sinh...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...