Viêm Dạ Dày và Hội Chứng Ruột kích Thích: Phân biệt – Điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là hai bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Đồng thời hai chứng bệnh này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Nếu không chẩn đoán phân biệt và có biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể gặp nguy cơ biến chứng hại sức khỏe.
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là gì?
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là hai tình trạng tiêu hóa thường gặp hiện nay. Trong đó, viêm dạ dày là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Niêm mạc là phần bao bọc giúp chống lại acid dịch vị bào mòn và gây tổn hại cho dạ dày.

Khi niêm mạc bị viêm nhiễm, tổn thương làm phát sinh nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. trường hợp bệnh không được điều trị, lan rộng tổn thương gây phá hủy dạ dày, thậm chí là dẫn đến thủng và các biến chứng khó lường khác.
Bệnh hình thành và phát triển theo mức độ cấp và mãn tính. Tình trạng cấp tính thường xảy ra một cách đột ngột trước sự tổn thương niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày mạn tính nếu không điều trị kéo dài nhiều năm liền, hoặc đeo bám người bệnh suốt cả cuộc đời.
Trong khi đó, hội chứng ruột kích thích khi kiểm tra đại tràng không nhận thấy tổn thương thực thể, không có ổ loét. Bệnh hình thành do sự rối loạn cơ năng đại tràng, hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, hội chứng ruột kích thích có liên quan đến yếu tố thần kinh như mắc phải chứng trầm cảm, thường gặp ở người bị stress, căng thẳng kéo dài gây suy nhược cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng bùng phát do di truyền và các thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh,…
Phân biệt viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích thường bị nhầm lẫn với nhau do có triệu chứng khá tương đồng. Tuy nhiên để điều trị an toàn và đạt hiệu quả tốt cần xác định chính xác bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải. Mặc dù có các triệu chứng gần giống nhau, tuy nhiên bạn có thể phân biệt chúng qua các yếu tố như:

Hội chứng ruột kích thích:
- Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến sự rối loạn chức năng đại tràng, co thắt đại tràng quá mức.
- Khi nội soi đại tràng không tìm thấy ổ viêm, không có vết loét hoặc bất kỳ tổn thương thực hể nào.
- Người bệnh bị đau quặn bụng, đau dữ dội. Khi sờ trên bụng thấy có nổi cục cứng tại vị trí đau.
- Bị táo bón hoặc tiêu chảy, một số người gặp phải cả hai tình trạng này. Phân có đầu rắn, đuôi nát, không lẫn máu. Đặc biệt sau khi ăn có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.
- Người bệnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh. Khi cơ thể bị stress, căng thẳng,… triệu chứng của hội chứng ruột kích thích càng nghiêm trọng hơn.
- Cảm giác khó chịu, đầy hơi chướng bụng ngày càng trở nên nghiêm trọng sau khi ăn và giảm sau khi người bệnh đi đại tiện.
- Ngoài các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng toàn thân như mất ngủ, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt,…
Viêm dạ dày:
- Nguyên nhân gây viêm dạ dày được xác định có sự liên quan đến hiện tượng nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng bên trong đường tiêu hóa, chủ yếu thông qua ăn uống.
- Khi nội soi đại tràng nhận thấy bên trong có ổ viêm, loét, xung huyết đại tràng.
- Bụng đau âm ỉ, đau cố định tại một chỗ viêm, thường gặp ở vị trí hố chậu bên trái hoặc phải.
- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, có thể 4 – 5 lần. Phân bị nát không thành khuôn, kèm theo đó có mùi hôi tanh, đôi khi lẫn máu và chất nhầy. Một số bệnh nhân bị táo bón kèm nhầy mũi bên cạnh đại tiện phân nát.
- Không có hoặc ít có liên quan đến các tác động từ yếu tố thần kinh.
- Triệu chứng đầy hơi có mức độ vừa phải, xảy ra không nghiêm trọng.
- Viêm dạ dày chủ yếu khởi phát các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, không có nhiều biểu hiện toàn thân.
Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Mặc dù hai bệnh lý không gây nguy hiểm tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nếu kéo dài không kiểm soát có khả năng phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, bạn nên sớm thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Cách điều trị viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích
Tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh nên hạn chế tự mua và sử dụng thuốc khi chưa xác định dạng bệnh lý mà mình đang gặp phải. Bởi, dùng thuốc tân dược bừa bãi có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, bạn nên tuân thủ theo điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt, việc điều trị sẽ thường tập trung làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh ổn định cuộc sống và ngăn ngừa bệnh biến chứng. Giai đoạn bệnh nhẹ nếu phát hiện và can thiệp, khả năng chữa trị cao, giảm nhiều rủi ro cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nếu kết hợp dùng thuốc và ăn uống, sinh hoạt đều độ, tình trạng sức khỏe của người bệnh có khả năng cải thiện tốt. Trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng từ trung bình đến nặng nề sẽ được bác chỉ định thuốc kiểm soát bệnh. Các thuốc như thuốc trị táo bón, tiêu chảy hoặc thuốc chống co thắt giảm đau, thuốc kháng acetylcholin,…
Đối với bệnh nhân mắc chứng viêm dạ dày, tùy mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh loại bỏ Hp, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2, thuốc kháng axit, trung hòa dịch vị tiêu hóa,…
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Duy trì các thói quen sống lành mạnh giúp cơ thể sớm cải thiện sức khỏe, phòng ngừa nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa
Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là hai vấn đề tiêu hóa phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Ngoài ra, có nhiều bệnh lý tiêu hóa khác gây ảnh hưởng sức khỏe. Đặc biệt nếu không chủ động kiểm soát sớm, chúng có khả năng biến chứng, kéo theo nhiều hệ lụy khó lượng. Do đó bạn nên chủ động phòng ngừa ngay từ sớm, một số vấn đề như:

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều rau củ quả, trái cây tươi, thịt trắng,… cung cấp vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Hạn chế những sản phẩm từ sữa để tránh tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế dung nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm chứa chất béo xấu, giảm ăn nhiều đường, muối quá mặn. Thay thế dầu mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, đồ uống chứa chất kích thích,… Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn gây khó tiêu, đầy bụng.
- Uống nước đủ, đảm bảo lượng nước cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên nên hạn chế dùng đồ uống đóng chai, tốt nhất nên dùng nước lọc hoặc xen kẽ bổ sung thêm nước ép từ trái cây tươi.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy để tránh gây rối loạn chức năng đường ruột. Nên khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể phân biệt được viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Mặc dù có một vài điểm tương đồng về triệu chứng, tuy nhiên hai chứng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Do đó bạn không nên chủ quan, tự ý mua thuốc điều trị khi chưa xác định bệnh lý đang gặp phải.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!