Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông: Nguyên nhân, Cách xử lý

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông thường là biểu hiện của bệnh hăm tã, rôm sảy, dị ứng nổi mề đay,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm da. Nổi mẩn đỏ ở mông trẻ sơ sinh nếu không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông là tình trạng da liễu phổ biến bởi các nguyên nhân khác nhau. Tình trạng đặc trưng bởi các mẩn đỏ xuất hiện ở vùng mông gây ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Trong một số trường hợp tổn thương da có thể hình thành các mụn nước và rỉ dịch.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông thường là biểu hiện của bệnh hăm tã, rôm sảy, dị ứng nổi mề đay

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mông:

1. Bị hăm tã

Hăm tã là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vùng da mông của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này khiến vùng bẹn và mông của bé nổi mẩn nốt sẩn đỏ, ngứa ngáy và có thể kèm theo biểu hiện đau rát, khó chịu.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi trẻ bị dị ứng với chất liệu của tã, nhiễm trùng/ nhiễm nấm, làn da trẻ nhạy cảm, vệ sinh da không đúng cách hoặc sử dụng các loại tã cứng, khô ráp khiến làn da trẻ bị tổn thương.

Trường hợp mông trẻ bị nổi mẩn ngứa do hăm tã, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện sau:

  • Vùng da tiếp xúc với tã lót bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu
  • Bé ngủ không đủ giấc, thường xuyên quấy khóc, khó chịu
  • Vùng da bị tổn thương có thể bị khô ráp hoặc ẩm ướt
  • Những vết sưng đỏ và mụn có thể xuất hiện khiến vùng da của trẻ bị lở loét
  • Vùng da bị hăm tã có thể bị đau rát, mức độ đau có thể tăng lên khi tiếp xúc với nước tiểu hoặc ma sát

2. Rôm sảy

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông có thể là biểu hiện của bệnh rôm sảy. Các triệu chứng của bệnh lý xảy ra khi lỗ chân lông bị bít tắc do sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết. Rôm sảy ở trẻ nhỏ xuất hiện với 3 thể bao gồm rôm đỏ (miliaria rubra), rôm rau (miliaria profunda), rôm tinh thể (miliaria crystalina).

Rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông có thể là biểu hiện của bệnh rôm sảy

Ba mẹ có thể nhận thấy bệnh rôm sảy ở trẻ thông qua một số biểu hiện sau:

  • Vùng da bị rôm sảy hình thành các mẩn đỏ và thường tập trung thành từng đám
  • Trẻ bị ngứa ngáy, thường xuyên quấy khóc, khó chịu và bứt rứt
  • Việc cào gãi, chà xát, ma sát có thể làm tăng mức độ tổn da, dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Ngoài vùng da mông, tổn thương do bệnh rôm sảy gây ra có thể xuất hiện ở vùng trán, ngực, cổ, kẽ nách, kẽ háng,…

3. Mề đay mẩn ngứa

Bệnh mề đay có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông. Các biểu hiện của bệnh lý xuất hiện khi hệ miễn dịch phóng thích histamine vào mao mạch lớp trung bì da khiến các mẩn đỏ hình thành. Mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, châm chích, nóng rát nhẹ,…

Tổn thương do bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh gây ra thường tập trung ở vùng da mặt, lưng, ngực, tay, chân, mông hoặc có thể lan rộng khắp cơ thể. Bệnh lý có thể khởi phát do vệ sinh da không đúng cách, dị ứng thực phẩm, thời tiết, nấm mốc,…

Bài viết xem thêm: Các Mẹ Đừng Bỏ Lỡ TOP 10 Thuốc Điều Trị Mề Đay Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

4. Nhiễm nấm da

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm nấm da cao hơn so với người trưởng thành. Nguyên do là trẻ sơ sinh có làn da khá nhạy cảm và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị vi nấm tấn công và gây bệnh. Tổn thương do bệnh lý gây ra thường tập trung ở những vùng da mỏng, ẩm ướt như kẽ ngón chân, kẽ ngón tay, vùng da mông. Từ đó khiến những vùng da này bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, đau rát.

Nhiễm nấm da
Tổn thương do bệnh lý gây ra thường tập trung ở những vùng da mỏng, ẩm ướt như kẽ ngón chân, kẽ ngón tay, vùng da mông

Tùy thuộc vào tình trạng da và mức độ tổn thương mà da của trẻ sơ sinh có thể xuất hiện mụn nước hoặc khô ráp tại vùng da nổi mẩn đỏ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, lở loét và hình thành thâm sẹo. Hầu hết những trường hợp bị nhiễm nấm da cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Nếu chủ quan không chữa trị, chăm sóc không đúng cách, vùng da bị tổn thương có thể lan rộng và tiến triển nặng nề, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xử lý tốt bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Để kiểm soát các triệu chứng lâm sàng và tổn thương da ở trẻ sơ sinh, cần xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát và mức độ triệu chứng.

Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng nhằm kiểm soát tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mông:

1. Thăm khám và điều trị y tế

Khi nhận thấy biểu hiện trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mông kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, đau rát khó chịu, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng biện pháp khắc phục đúng cách. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức độ tổn thương da, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp.

Thăm khám và điều trị y tế
Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức độ tổn thương da, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp

Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được dùng để cải thiện triệu chứng:

  • Nhóm thuốc bôi ngoài da: Thuốc Antimycose, thuốc ASA, thuốc BSI
  • Thuốc dùng toàn thân: Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mức độ nặng nề, diễn biến phức tạp, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc toàn thân như Itraconazole, Ketoconazole,…

Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc điều trị để tránh phát sinh tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Theo đó, cho trẻ dùng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở mông và ngăn ngừa tổn thương da trẻ lan rộng. Trong trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ ở mông do các bệnh da liễu ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể khuyến khích thực hiện một số cách chữa tại nhà thay vì điều trị y tế.

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mông kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, đỏ rát, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:

  • Cho trẻ tắm với nước mát giúp làm sạch vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy, sưng viêm. Bên cạnh đó, biện pháp này còn làm giảm tình trạng đổ mồ hôi, ẩm ướt và hạn chế viêm nhiễm.
  • Thay tã lót và quần áo cho trẻ thường xuyên, giữ vùng da mông luôn được khô ráo, thoáng mát. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho trẻ mặc các trang phục vừa vặn, chất liệu thấm hút tốt, giúp làm giảm tiết mồ hôi, ma sát.
  • Chườm mát là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ vùng mông của trẻ sơ sinh hiệu quả. Mẹo chữa này giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da mông bị nổi mẩn đỏ để giúp làm giảm ngứa ngáy, dịu da và sưng nóng rõ rệt. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da bé có thành phần lành tính, dịu nhẹ, kết cấu mềm mượt và dễ thẩm thấu.
  • Cắt móng tay, móng chân và mang bao tay cho trẻ để tránh ma sát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương.
  • Trong thời gian cho con bú, mẹ tránh dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, thịt bò, mè đen,… Thay vào đó nên uống nhiều nước ép rau củ, bổ sung rau xanh, trái cây tươi, cá,…

Bạn có biết: Tổng Hợp Các Mẹo Trị Mề Đay Bằng Lá Khế Đơn Giản Và Hiệu Quả Dành Cho Bé

Phòng ngừa trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mông hiệu quả

Tình trạng bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, châm chích khó chịu có thể tác động trực tiếp đến giấc ngủ, sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh đó, một số trường hợp tổn thương da do bệnh lý truyền nhiễm có thể chuyển biến nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời.

Phòng ngừa trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mông hiệu quả
Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng cho trẻ sơ sinh cũng như phù hợp với tình trạng da của bé

Ngoài các biện pháp chăm sóc và điều trị y tế, ba mẹ cần chủ động thêm trong việc phòng ngừa khả năng triệu chứng tái phát lại. Cụ thể:

  • Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên và đúng cách, mỗi ngày nên tắm 2 lần và thay tã lót đều đặn, sử dụng quần áo sạch.
  • Ưu tiên sử dụng các loại tã lót có chất liệu mềm mại, hạn chế tình trạng ma sát và kích ứng lên vùng da bị tổn thương.
  • Tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như phấn hoa, xà phòng, chất tẩy rửa, nấm mốc,….
  • Chủ động trong việc tiêm phòng vaccine cho bé
  • Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng cho trẻ sơ sinh cũng như phù hợp với tình trạng da của bé.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những người mắc các bệnh da liễu và bệnh truyền nhiễm
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, mền gối của trẻ phơi dưới nắng to để tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông thường là biểu hiện một số vấn đề da liễu thường gặp và không gây nguy hiểm. Hầu hết những trường hợp bé nổi mẩn ngứa ở mông đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da bé, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...