Trẻ Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt: Nguyên Nhân Là Gì?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề da liễu và một số bệnh lý tiềm ẩn. Tình trạng này thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, tuy nhiên triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt do đâu?

Tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, một số bệnh lý có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trường hợp nổi mẩn đỏ khắp người, không gây sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, cần được tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách.

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt do đâu?
Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề da liễu và một số bệnh lý tiềm ẩn

Việc xác định nguyên nhân khởi phát cụ thể sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa tái phát hiệu quả. Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt ở trẻ, bao gồm:

1. Bệnh ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc là dạng phản ứng da gây nổi mẩn đỏ có thể ngứa hoặc không ngứa, kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần ở trẻ sau khi sinh. Tổn thương da do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi các mẩn hoặc nốt sẩn nhỏ và thường tập trung ở mặt và có thể lan rộng sang những vùng da khác, nhất là các chi.

Theo các chuyên gia Da liễu, ban đỏ nhiễm độc là căn bệnh lành tính, có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế và gần như không để lại biến chứng nặng nề. Trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt do bệnh ban đỏ nhiễm độc gây ra ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian phục hồi.

2. Mụn trứng cá

Tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá. Tổn thương da do mụn trứng cá đặc trưng bởi những vết sưng nhỏ, mẩn đỏ không gây sốt và ngứa ngáy ở trẻ. Đa số trường hợp trẻ bị mụn trứng cá có xu hướng tự khỏi mà không cần can thiệp y tế.

Mụn trứng cá
Tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể là dấu hiệu của mụn trứng cá

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể gây nổi mụn trứng cá ở trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng này có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa nhạy cảm. Thông thường, tình trạng này kéo dài từ 2 – 4 tuần, trong một số trường có thể có thể kéo dài đến vài tháng.

3. Nổi mề đay mẩn ngứa

Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa có thể khiến trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt. Bệnh lý thường liên quan đến một số phản ứng, nhiễm trùng và một số loại thuốc điều trị.

Các biểu hiện nổi mề đay đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, gây ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu nhưng không sốt. Vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra có thể thuyên giảm sau vài giờ và không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương da do mề đay ở trẻ có thể tiến triển, kéo dài dai dẳng và phát triển thành mãn tính. Mề đay mãn tính thường đáp ứng kém các biện pháp điều trị và chăm sóc. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện mề đay mẩn ngứa, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

4. Nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng

Thời tiết nóng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người. Tổn thương do tình trạng này gây ra thường tập trung ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt như lưng, nách, ngực, thắt lưng, háng,…

Nổi mẩn đỏ khắp người do thời tiết nóng gây ra một số biểu hiện sau:

  • Trên da xuất hiện những mụn nước hoặc mẩn đỏ. Ở trẻ sơ sinh, tổn thương thường xuất hiện ở mặt, vùng da có nếp gấp, khu vực mặc tã lót.
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích và khó chịu
  • Có thể sưng nhẹ và đỏ ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Các biểu hiện phát ban nhiệt thường kéo dài từ 2 – 3 ngày và tự cải thiện mà không cần can thiệp y tế

5. Bệnh chàm

Bệnh chàm – Eczema có thể gây nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt ở trẻ. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ có kích thước nhỏ, sưng đỏ và tập trung ở khuỷu tay, mặt, đầu gối. Trong một số trường hợp, tổn thương da do bệnh chàm – Eczema gây ra có thể lan rộng khắp cơ thể.

Bệnh chàm
Bệnh chàm đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ có kích thước nhỏ, sưng đỏ và tập trung ở khuỷu tay, mặt, đầu gối

Bệnh chàm – Eczema nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng và hình thành lớp vảy màu vàng hoặc xám trên bề mặt vùng da bị tổn thương. Bệnh lý có tính chất mãn tính, thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ cũng như chức năng thẩm mỹ.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh chàm dứt điểm. Tuy nhiên, ba mẹ có thể áp dụng biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng lâm sàng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

6. Giãn mao mạch

Hiện tượng giãn mao mạch có thể gây nổi mẩn đỏ khắp cơ thể ở trẻ nhưng không sốt. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống mạch máu dưới da có xu hướng giãn ra so với bình thường. Từ đó dẫn đến xuất huyết dưới da và nổi mẩn đỏ.

Tình trạng giãn mao mạch đặc trưng bởi các biểu hiện sau:

  • Nổi mẩn đỏ khắp cơ thể
  • Khi chạm vào, các mẩn đỏ có thể biến mất và sau khi thả tay ra mẩn đỏ sẽ xuất hiện lại
  • Thay đổi sắc tố da, cụ thể da có thể trở nên sẫm màu hơn

7. Bệnh hồng ban

Bệnh hồng ban là một dạng phản ứng của cơ thể trẻ khi quá mẫn với các kích hoạt nhiễm trùng có virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa. Tuy nhiên, tổn thương do bệnh hồng ban gây ra có thể khiến da bị phồng rộp.

Bệnh hồng ban
Bệnh hồng ban là một dạng phản ứng của cơ thể trẻ khi quá mẫn với các kích hoạt nhiễm trùng có virus, vi khuẩn gây ra

Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh hồng ban không có nguy cơ truyền nhiễm và có xu hướng thuyên giảm sau 3 – 6 tuần và không cần can thiệp y khoa.

8. Bệnh chốc lở

Chốc lở là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở đối tượng trẻ em và rất dễ lây lan. Tổn thương do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, sau đó xuất hiện mụn mủ và tạo thành lớp vảy màu vàng bao bọc bên ngoài.

Bệnh chốc lở phổ biến ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi và thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn nếu không được kiểm soát kịp thời.

Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh chốc lở, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thông thường, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ và một số loại thuốc dạng uống để kiểm soát bệnh lý. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị, ba mẹ tránh để bé tiếp xúc với người khác để phòng ngừa lây nhiễm.

9. Nhiễm nấm da

Một số loại nấm như Microsporum Canis, Trichophyton Tonurans, Microsporum Audouinii có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Theo bác sĩ chuyên khoa, nấm da có tính chất lây nhiễm mạnh mẽ qua những vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải và quần áo.

Một số biểu hiện bệnh nấm da thường gặp như:

  • Vùng da bị tổn thương xuất hiện các mảng đỏ có hình bầu dục, có vảy và tăng kích thước theo thời gian
  • Tại vùng da bị nấm có thể ngứa nhẹ
  • Trong một số trường hợp, tình trạng này gây bong tróc vảy

Biện pháp xử lý trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân khởi phát cụ thể, mức độ các triệu chứng bệnh lý và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp cơ thể nhưng không sốt:

1. Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà

Với những trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt ở mức độ nhẹ, do một số vấn đề da liễu gây ra, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng nề.

Biện pháp xử lý trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt
Cho trẻ tắm với nước ấm để làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ khắp cơ thể nhưng không sốt

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà được áp dụng rộng rãi:

  • Giúp trẻ tránh xa các yếu tố gây dị ứng, kích ứng da như phấn hoa, hóa mỹ phẩm, mạt bụi, thực vật, động vật,… Bởi các tác nhân này có thể khiến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người trở nên nặng nề hơn và làm tăng nguy cơ tái phát liên tục.
  • Chọn mặc cho trẻ những trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt để hạn chế ma sát lên vùng da bị tổn thương.
  • Cho trẻ tắm với nước ấm để làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ khắp cơ thể nhưng không sốt. Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm dịu da, cải thiện da khô ráp và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay.
  • Vệ sinh da trẻ với xà phòng và nước ấm thường xuyên giúp làm sạch da, loại bỏ bã nhờn và hạn chế tổn thương da trẻ.
  • Cắt ngắn móng tay, móng chân và dặn dò trẻ không cào gãi, chà xát, ma sát lên vùng da bị tổn thương.

2. Điều trị y tế

Trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt kéo dài dai dẳng, tổn thương có xu hướng lan rộng, các biện pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong chữa nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt ở trẻ:

  • Các loại thuốc bôi ngoài da chứa Steroid
  • Thuốc kháng histamine H1
  • Thuốc chống viêm, giảm đau hoặc một số loại thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống nấm, ký sinh trùng và kháng virus

Phòng ngừa trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt thường khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của trẻ nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ. Ngoài ra, trường hợp triệu chứng khởi phát do các bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời.

Phòng ngừa trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt
Ba mẹ nên ưu tiên dùng các chất tẩy rửa dành riêng cho trẻ khi giặt giũ quần áo

Do đó, bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế và chăm sóc tại nhà, ba mẹ cần chủ động trong việc phòng ngừa triệu chứng tái phát. Cụ thể:

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ đều đặn và đúng cách và mặc quần áo sạch
  • Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng
  • Sử dụng các loại bột giặt không chứa chất kích thích, ba mẹ nên ưu tiên dùng các chất tẩy rửa dành riêng cho trẻ khi giặt giũ quần áo
  • Chọn mặc cho trẻ trang phục thoáng mát, vừa vặn, thấm hút tốt nhằm hạn chế ma sát lên vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa hiện tượng nóng ẩm gây nổi mẩn đỏ
  • Sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da, dầu gội, xà phòng chứa thành phần dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng, kích ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, thực vật, côn trùng có nọc độc,…
  • Chủ động theo dõi các phản ứng của trẻ với những loại thức ăn hoặc các tác nhân bên ngoài.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh lý
  • Thực thực tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người không sốt có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân cụ thể và mức độ tổn thương da sẽ giúp quá trình điều trị, chăm sóc và phòng ngừa diễn ra dễ dàng hơn. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da trẻ, bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị đúng cách.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...