Top 10 Thuốc Chữa Viêm Âm Đạo Thông Dụng Hiệu Quả Nhất
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo nhanh chóng kiểm soát triệu chứng nhờ vào dược tính mạnh. Do đó, phương pháp này được nhiều người quan tâm áp dụng. Tuy nhiên người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Review thuốc chữa viêm âm đạo phổ biến hiện nay
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo ngày càng gia tăng hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân và nhiều yếu tố tác động khác. Các triệu chứng viêm âm đạo khiến phụ nữ gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe.
Đặc biệt, trường hợp không sớm điều trị, viêm nhiễm lan rộng có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám và can thiệp điều trị sớm để phòng tránh những rủi ro không mong muốn, nhất là nguy cơ gây hại cho sức khỏe sinh sản.
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm điều trị viêm âm đạo. Trong đó, phương án sử dụng thuốc được nhiều người lựa chọn do hiệu quả nhanh, đẩy lùi triệu chứng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc chữa viêm âm đạo được bày bán, điều này khiến người bệnh hoang mang không biết nên sử dụng sản phẩm nào.
Các chuyên gia cho rằng, người bệnh phải thực hiện thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị để đảm bảo an toàn, không nên tự ý dùng thuốc tân dược để tránh gặp phải tác dụng phụ. Cùng điểm qua một số loại thuốc chữa viêm âm đạo được chỉ định phổ biến hiện nay:
1. Metronidazole trị viêm âm đạo
Metronidazole là một trong những loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị viêm âm đạo theo đường uống phổ biến hiện nay. Thuốc thuộc nhóm Nitroimidazoles, có tác dụng ngăn chặn hại khuẩn phát triển đồng thời tiêu diệt và loại bỏ chúng ra khỏi âm đạo.
Thuốc có thành phần chính gồm Metronidazole 250mg và các tác dược vừa đủ khác như Lactose, Povidon, Magnesium,… Nhờ đó, thuốc mang lại hiệu quả hữu hiệu trong việc loại bỏ vi khuẩn gây viêm âm đạo như ký sinh trùng, các loại nấm men, vi khuẩn kỵ khí,…
Liều dùng tham khảo: Uống thuốc khi ăn hoặc sau khi ăn, dùng dạng viên nén dễ sử dụng. Trường hợp sử dụng thuốc dạng dịch, người bệnh dùng trước khi ăn 60 phút. Liều dùng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chống chỉ định: Không dùng Metronidazole cho đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không sử dụng cho người bị động kinh, người bị rối loạn máu đông. Đặc biệt không dùng cho thai phụ 3 tháng, không dùng cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Giá tham khảo: 12.000đ/ viên.
2. Itraconazole – Thuốc chữa viêm âm đạo
Itraconazole là một trong những thuốc chữa viêm âm đạo được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc được bào chế ở dạng viên nang cứng, với thành phần chính là Itraconazole cùng các tá dược vừa đủ khác. Thuốc có tác dụng kiểm soát hoạt động của hại khuẩn gây viêm âm đạo, giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
Ngoài dùng cho đối tượng viêm âm đạo, thuốc còn được chỉ định cho người đang bị lang ben, viêm giác mạc mắt, nhiễm nấm men Candida ở miệng. Sử dụng theo liều dùng được chỉ định, tránh lạm dụng hoặc tự ý kết hợp với các loại thuốc khác nhau khi chưa được hướng dẫn.
Liều dùng tham khảo: Người bệnh sử dụng thuốc điều trị trong nhiều đợt, mỗi đợt sử dụng ngày 2 viên, chia thành 2 lần uống. Dùng thuốc trong khoảng 7 ngày.
Chống chỉ định: Không dùng Itraconazole cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Giá tham khảo: 19.000đ/ viên.
3. Thuốc Nizoral điều trị bệnh phụ khoa
Khi nhắc đến thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề phụ khoa, nhiều người đề cập đến thuốc Nizoral. Đây là một dược phẩm được sản xuất bởi công ty dược phẩm Olic, hiện thuốc đang được bán rộng khắp các nhà thuốc trên toàn quốc. Thành phần chính là hoạt chất Ketoconazole công dụng chống viêm nhiễm, kháng nấm.
Sử dụng thuốc cho các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm nấm tại chỗ, chẳng hạn như vùng kín và các vùng da khác trên cơ thể. Thuốc còn có tác dụng ngăn viêm da tiết bã và nhiều trường hợp khác được bác sĩ kê toa.
Liều dùng tham khảo: Vì thuốc ở dạng kem bôi ngoài da nên trước khi dùng người bệnh cần vệ sinh vùng kín và lau khô nước. Sau đó dùng lượng kem vừa đủ thoa ngoài âm hộ một lớp mỏng, dùng ngày 2 lần sáng và tối. Chú ý rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thoa thuốc để hạn chế viêm nhiễm. Sau khi thoa nên nghỉ ngơi để thuốc thẩm thấu tốt nhất.
Chống chỉ định: Không dùng cho đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, trường hợp người có cơ địa nhạy cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm chức năng gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Giá tham khảo: 29.000đ/ tuýp 10g.
4. Giảm viêm âm đạo bằng thuốc Clotrimazole
Clotrimazole là thuốc kháng nấm phổ rộng, được dùng trong trường hợp viêm âm đạo mang tính chất dai dẳng, mãn tính với tác nhân gây hại chủ yếu là nấm Candida. Thành p
hần trong thuốc gồm Clotrimazole với nồng độ 1% bên cạnh đó là các tá dược khác như sáp ong trắng, Nipagin, Nipasol, nước tinh khiết,…
Công dụng của thuốc được nhà sản xuất giới thiệu là giúp điều trị viêm âm đạo, diệt nấm và các tác nhân gây hại cho “cô bé”. Với nguyên tắc can thiệp lên lipit từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu của vách tế bào, sau đó sẽ loại bỏ hại khuẩn gây bệnh.
Liều dùng tham khảo: Người bệnh dùng tăm bông thoa kem lên âm đạo, đợi cho thuốc thẩm thấu. Không bôi thuốc vào mắt, vết thương hở. Sử dụng ngày 2 lần, dùng kéo dài trong 2 – 4 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người bị viêm âm đạo đang trong kỳ hành kinh, không dùng cho trẻ em. Trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Giá tham khảo: 13.000đ/ tuýp.
5. Thuốc chữa viêm âm đạo Doxycyclin
Thuốc chữa viêm âm đạo được sử dụng hiện nay có loại Doxycyclin, đây là dạng kháng sinh phổ rộng, giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, đường tiêu hóa hay đường tiết niệu. Nhờ vào thành phần chính là Doxycyclin 100mg, cùng với nhiều tá dược vừa đủ khác.
Chỉ định dùng thuốc cho đối tượng bị viêm nhiễm nấm vùng kín. Thuốc giúp ức chế hoạt động của các hại khuẩn như vi khuẩn kỵ khí, nấm ngứa, ký sinh trùng,… Thuốc không hiệu quả đối với trường hợp người bệnh bị nhiễm virus.
Liều dùng tham khảo: Uống thuốc với nước lọc, không nhai, bẻ hoặc nghiền thuốc. Dùng mỗi ngày 200mg, sau đó giảm xuống 100mg theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho người bị suy gian, lupus ban đỏ, trẻ em dưới 8 tuổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
Giá tham khảo: 72.000đ/ hộp.
6. Ginestra – Thuốc chữa viêm âm đạo
Ginestra được chỉ định cho đối tượng đang mắc các vấn đề về phụ khoa. Thuốc chứa thành phần gồm acid lactic, Isoflavones, Lactobacilli,… Dùng cho đối tượng mắc viêm nhiễm âm đạo, vùng kín, giúp cân bằng độ ẩm, độ pH, diệt hại khuẩn gây hại. Sản phẩm còn mang lại hiệu quả làm mềm, mịn da tại vùng kín.
Liều dùng tham khảo: Sử dụng thuốc trong 1 – 2 tuần theo hướng dẫn, không dùng quá 14 ngày. Không sử dụng thuốc vào ngày hành kinh, có thể bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để thuốc không bị tan.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người bị dị ứng với thành phần có trong thuốc, không dùng thuốc trực tiếp lên vết thương hở.
Giá tham khảo: 1.580.000đ/ hộp.
7. Clindamycin dạng bôi chữa viêm
Ngoài các dạng thuốc chữa viêm âm đạo kể trên, bạn có thể tham khảo dùng kem bôi Clindamycin để loại bỏ viêm nhiễm. Thuốc thường được chỉ định cho đối tượng viêm nhiễm do nấm, ký sinh trùng, không có hiệu quả trong trường hợp viêm nhiễm do virus.
Không lạm dụng thuốc, chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thành phần chính có trong thuốc gồm Clindamycin và các tá dược vừa đủ. Dùng bôi ngoài da, làm chậm sự lây lan của hại khuẩn. Không chỉ có hiệu quả với bệnh viêm âm đạo, thuốc còn được dùng cho các trường hợp khác theo hướng dẫn.
Liều dùng tham khảo: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi bôi thuốc, sử dụng ngày 2 lần. Tùy tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng và liệu lượng phù hợp.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người bị dị ứng với thành phần có trong thuốc. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Giá tham khảo: 90.000đ/ hộp.
8. Trị viêm âm đạo với thuốc Neomycin
Thuốc chữa viêm âm đạo được dùng phổ biến hiện nay trong đó có dạng thuốc bôi Neomycin. Thuốc chứa thành phần chính là muối Sunfat với tác dụng diệt khuẩn, làm sạch, loại bỏ viêm nhiễm, được chỉ định cho đối tượng bị viêm âm đạo, viêm da, viêm nhiễm do nấm Candida và các loại vi khuẩn khác gây ra.
Không những thế, Neomycin còn được sử dụng như sản phẩm giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, điều trị tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng thuốc bôi ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng để phòng tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hại.
Liều dùng tham khảo: Thuốc bôi ngoài da, dùng ngày 1 – 3 lần, trường hợp nặng dùng ngày 5 lần. Thư giãn thoải mái để thuốc thẩm thấu, không dùng bông gạc để băng vết thương sau khi bôi thuốc. Vệ sinh vùng kín, rửa tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc để hạn chế viêm nhiễm.
Chống chỉ định: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là đối tượng có cơ địa dễ dị ứng. Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh về thận, gặp vấn đề về thính giác, nhiễm trùng rộng, phụ nữ đang mang thai.
Giá tham khảo: 15.000đ/ tuýp.
9. Thuốc chữa viêm âm đạo – Tetracyclin
Tetracyclin cũng là một trong số các loại thuốc chữa viêm âm đạo được dùng phổ biến hiện nay. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng sinh với tác dụng điều trị các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn. Thành phần chính có trong thuốc là Tetracyclin hydrocloric cùng với các tá dược vừa đủ khác, chẳng hạn như Parafin rắn, Vaselin,…
Thuốc được dùng bội ngoài da giúp diệt khuẩn, làm sạch bề mặt da, chống lại sự tấn công gây hại của các tác nhân như vi khuẩn gram âm, gram dương, ký sinh trùng, sinh vật đơn bào,… Nhờ đó, triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm gây ra được kiểm soát, thuyên giảm đáng kể.
Liều dùng tham khảo: Dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, thoa kem trực tiếp vào vùng cần điều trị. Không lạm dụng, chỉ dùng với liều lượng phù hợp.
Chống chỉ định: không dùng thuốc cho người có cơ địa nhạy cảm, bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người mắc bệnh thận, gan.
Giá tham khảo: 45.000đ – 50.000đ/ hộp 10 viên.
10. Polygynac chữa viêm âm đạo
Bên cạnh thuốc bôi, thuốc uống, thì thuốc đặt âm đạo chữa viêm cũng được nhiều người quan tâm. Trong đó, Polygymac là một dạng quen thuộc, được chỉ định điều trị bệnh viêm âm đạo phổ biến hiện nay. Thuốc được bào chế dưới dạng nang mềm để dễ dàng đặt vào trong “cô bé”.
Thành phần chính có trong thuốc là Polymyxin B Sulfat, Nystatin, Neomycin,… cùng với các tá dược vừa đủ. Nhờ đó thuốc mang lại tác dụng chữa viêm nhiễm phụ khoa, diệt nấm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho phụ nữ.
Liều dùng tham khảo: Mỗi ngày dùng 2 viên nếu trường hợp viêm nhiễm nặng, trường hợp viêm nhẹ dùng 1 viên vào buổi tối. Dùng trong khoảng 7 – 10 ngày, không lạm dụng nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn điều trị.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc đặt cho người bị dị ứng với thành phần có trong thuốc, người có vết thương hở hoặc đang dùng các loại đặt âm đạo khác.
Giá tham khảo: 130.000đ/ hộp.
Trên đây là các thuốc chữa viêm âm đạo được chỉ định sử dụng phổ biến hiện nay. Dựa vào mức độ viêm nhiễm, tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe và sớm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm âm đạo
Dùng thuốc chữa viêm âm đạo là cách được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi thường thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, biến chứng nguy hại. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Thăm khám trước khi dùng thuốc để được hướng dẫn điều trị bằng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc có tác dụng tức thời, điều trị triệu chứng tại chỗ. Mặc dù vậy nếu không chăm sóc kết hợp, khả năng sau điều trị viêm nhiễm tái phát rất cao.
- Không lạm dụng thuốc tân dược, chỉ dùng theo liều lượng và thời gian được bác sĩ hướng dẫn. Việc lạm dụng, sử dụng sai thuốc, kết hợp bừa bãi có nguy cơ phát sinh các phản ứng phụ nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác về sau.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ phản ứng bất thường nào nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm.
- Kết hợp dùng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cho điều độ. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế ăn nhiều đồ quá ngọt, quá cay nóng, quá béo. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không nên thường xuyên thức khuya.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress có thể gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi cơ thể, trường hợp gặp phải dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ can thiệp kiểm soát sớm, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Qua bài viết hy vọng bạn đọc có thêm thông tin về các loại thuốc chữa viêm âm đạo. Tốt hơn hết trước khi dùng thuốc, người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. Không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi, tránh lạm dụng thuốc để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!