Nấm Candida Albicans là gì? Triệu Chứng Nhiễm và Cách Điều Trị

Nấm Candida Albicans là loại nấm phổ biến, chúng sống và phát triển khắp cơ thể người, đặc biệt là vùng da ẩm ướt. Khi bị nhiễm nấm sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, tuỳ thuộc vào bộ phận mắc bệnh. Bệnh nếu không được kiểm soát đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Nấm Candida Albicans là gì?

Nấm Candida Albicans là một loại nấm thuộc họ Candida. Loại nấm này khá phổ biến, có thể xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể người. Trong đó phổ biến nhất là ở da, đường tiêu hoá, miệng, bộ phận sinh dục.

Nấm Candida Albicans là gì? Triệu Chứng Nhiễm và Cách Điều Trị
Nấm Candida Albicans là một loại nấm thuộc họ Candida

Khi ở trạng thái bình thường, nấm Candida sẽ sống cân bằng cùng với các vi sinh khác trên cơ thể mà không gây hại. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, loại nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm.

Theo nhận định của các chuyên gia, người bị nhiễm nấm Candida thường không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống nếu không được kiểm soát kịp thời. Nghiêm trọng hơn, Candida Albicans sẽ tấn công vào máu và gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng.

Tuỳ thuộc vào vị trí nhiễm nấm, các triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện khác nhau. Theo đó, các bệnh do nhiễm trùng nấm Candida Albicans thường gây ra biểu hiện tưa miệng, nhiễm nấm candida toàn thân viêm thực quản và candida chiếm đến 90% nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo.

Các loại nhiễm nấm Candida Albicans và triệu chứng nhận biết

Thực tế nhận thấy, triệu chứng nhiễm nấm Candida còn tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh cụ thể cũng như mức độ viêm nhiễm. Việc nhận biết biểu hiện nhiễm nấm sớm sẽ hỗ trợ tích cực quá trình điều trị và kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, hạn chế phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số loại nhiễm nấm Candida Albicans và dấu hiệu nhận biết:

Nhiễm nấm Candida đường tiết niệu

Theo các chuyên gia, nấm Candida Albicans là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm. Bệnh có thể ảnh hưởng ở phần bên dưới đường tiết niệu, một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ bị suy thận.

Nhiễm nấm Candida đường tiết niệu 
Các triệu chứng nhiễm nấm Candida ở đường tiết niệu thường mờ nhạt, không rõ ràng

Một số tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm đường tiết niệu, bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Thiết bị y tế đưa vào cơ thể, phổ biến nhất là ống thông tiểu
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu

Các triệu chứng nhiễm nấm Candida ở đường tiết niệu thường mờ nhạt, không rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua các dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau bụng, có cảm giác rát ở vùng chậu
  • Có lẫn máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng

Nhiễm trùng nấm men sinh dục

Đa số các trường hợp nhiễm trùng nấm men sinh dục đều khởi phát do nấm Candida Albicans. Thông thường, vi khuẩn có tên Lactobacillus sẽ cân bằng lượng nấm Candida trong vùng sinh dục. Tuy nhiên, khi nồng độ Lactobacillus bị suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida sinh dục:

  • Cảm giác ngứa hoặc đau xung quanh hoặc bên trong âm đạo
  • Có cảm giác nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu
  • Xung quanh âm đạo hoặc dương vật bị đỏ, sưng
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Nổi mẩn ngứa ở bộ phận sinh dục

Nấm Candida Albicans có thể lây nhiễm và gây bệnh ở bộ phận sinh dục nam. Tuy nhiên, tình trạng này không phổ biến và đa số các trường hợp bị nhiễm nấm là do lây từ ấm đạo của bạn tình.

Theo đó, nhiễm nấm ở dương vật thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, nam giới có thể bị ngứa ngáy hoặc phát ban, đau rát xung quanh đầu dương vật.

Nấm Candida ở miệng

Như đã đề cập, nấm Candida Albicans là một phần bình thường trong hệ vi sinh trong miệng. Tuy nhiên, trường hợp nấm phát triển quá mức có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nấm men. Theo đó, nấm có thể lan đến amidan gây viêm amidan và làm tổn thương sau thành họng. Nghiêm trọng hơn, nấm có thể tấn công vào thực quản của người bệnh.

Nấm Candida ở miệng 
Xuất hiện các đốm trắng trong miệng, trong một số trường hợp có thể gây chảy máu khi chạm vào

Nhiễm nấm Candida Albicans ở miệng sẽ gây ra bệnh tưa miệng. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các đốm trắng trong miệng, trong một số trường hợp có thể gây chảy máu khi chạm vào
  • Khó khăn trong việc ăn uống, nuốt
  • Miệng có cảm giác nóng rát, đau đớn
  • Mất vị giác

Nhiễm nấm ở miệng cần được thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện triệu chứng. Việc trì hoãn có thể dẫn đến nhiễm nấm toàn thân, nhất là ở người có hệ miễn dịch suy yếu.

Nhiễm nấm Candida Albicans trên da

Thực tế nhận thấy, nấm Candida có thể tấn công vào bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm da. Những khu vực ẩm ướt, ấm áp, tiết nhiều mồ hôi như bẹn, nách, kẽ giữa các tay, chân, bên dưới ngực là môi trường tốt để nấm phát triển.

Nấm da do Candida gây ra đặc trưng bởi các mảng mẩn đỏ tại khu vực bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các mụn nước. Trên da nổi các đốm màu trắng có hình dáng như sữa đông.

Nhiễm nấm Candida trong máu

Trong một số trường hợp, nấm Candida Albicans có thể tấn công, xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh lý có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào máu, cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Nhiễm nấm Candida trong máu 
Trong một số trường hợp, nấm Candida Albicans có thể tấn công vào máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những đối tượng thường có nguy cơ nhiễm nấm Candida trong máu bao gồm:

  • Bệnh nhân từng trải qua xạ trị hoặc hóa trị ung thư
  • Người bệnh bạch cầu, có vấn đề về tủy xương
  • Người bị suy giảm bạch cầu, hệ miễn dịch suy yếu
  • Trải qua các cuộc phẫu thuật lớn

Các triệu chứng nhiễm nấm Candida ở máu:

  • Suy thận
  • Sốt cao hoặc sốt tái phát nhiều lần

Nhiễm nấm Candida Albicans trong nội tạng

Candida Albicans có thể tấn công trực tiếp vào nội tạng, dẫn đến nhiễm trùng lớp lót, màng nhầy,… Nếu tình trạng này xảy ra, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Một số bệnh nhiễm nấm ở cơ quan nội tạng, bao gồm:

  • Viêm nội tâm mạc: Bệnh đặc trưng bởi tình trạng nhiễm nấm ở mặt trong lớp lót của tim, bao gồm van tim và buồng tim. Có khoảng 24 – 46% trường hợp tử vong khi bị viêm nội tâm mạc do nấm.
  • Viêm màng não: Viêm màng não do nấm Candida Albicans gây ra đặc trưng bởi tình trạng viêm các mô quanh tế bào não và tuỷ sống. Viêm màng não do nấm gây ra thường khiến người bệnh đau đầu, cứng cổ, buồn nôn và thường nhạy cảm với ánh sáng.
  • Nấm Candida ở ổ bụng: Bệnh lý còn có tên gọi khác là viêm phúc mạc do Candida, là tình trạng niêm mạc bụng bị viêm do nhiễm trùng nấm.
  • Viêm xương hoặc viêm khớp: Mặc dù hiếm xảy ra, nhưng nhiễm nấm ở khớp có thể khiến người bệnh đau, sưng viêm, sốt đi kèm với cảm giác ớn lạnh. Theo nhận định của các chuyên gia, viêm khớp do nấm thường khó điều trị hơn do với các dạng nhiễm nấm khác.
  • Bệnh nội tiết: Nấm Candida có thể xâm nhập đến hệ nội tiết và dẫn đến tình trạng mất thị lực tạm thời. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến hình thành mủ trong mô mắt gây mù loà.

Các bệnh nhiễm nấm Candida Albicans cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng đến các cơ quan nội tạng. Vì vậy. khi nhận thấy các triệu chứng nhiễm nấm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida Albicans

Nấm Candida có thể gặp ở nhiều đối tượng và nguyên nhân thường khó xác định. Căn cứ vào vị trí xuất hiện sẽ xác định được nguyên nhân gây nhiễm nấm. Thông thường, loại nấm này sẽ phát triển ở môi trường ẩm ướt và người bị suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida Albicans
Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa corticoid làm mất cân bằng hệ miễn dịch

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa corticoid làm mất cân bằng hệ miễn dịch
  • Phụ nữ bị suy giảm hệ miễn dịch, nhất là trong giai đoạn mang thai, mới sinh con hoặc bị nhiễm HIV/ AIDS
  • Vệ sinh kém, đặc biệt là những vùng ẩm ướt như âm đạo khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh.
  • Nhiễm nấm Candida Albicans ở miệng cho vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường miệng, đeo răng giả,…
  • Người đang điều trị bệnh ung thư hoặc đang hoá trị, mắc bệnh đái tháo đường
  • Phụ nữ có nồng độ estrogen tăng cao hoặc thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh.

Nhiễm nấm Candida nguy hiểm không? Có lây không?

Theo các chuyên gia, nhiễm nấm Candida Albicans thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh lý có thể tái phát nhiều lần và tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Theo đó, người bị nhiễm nấm thường bị ngứa ngáy, đau rát khó chịu, dẫn đến tâm lý cáu gắt, dễ căng thẳng, áp lực. Ngoài ra, trường hợp bị nấm vùng kín, hoạt động tình dục cũng gặp nhiều khó khăn do tâm lý e ngại, lãnh cảm trong chuyện “chăn gối”.

Nhiều trường hợp bị nấm âm đạo gây viêm nhiễm vòi trứng và làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Đối với người bị nhiễm nấm toàn thân có thể đối mặt với tình trạng nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Không chỉ có tính chất mãn tính, tái phát nhiều lần mà nhiễm nấm Candida Albicans còn có khả năng lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau. Cụ thể:

  • Quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn qua đường âm đạo, đường miệng, hậu môn
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh (khăn tắm, chén đũa, quần lót,..)

Chẩn đoán nhiễm nấm Candida

Khi nhận thấy các biểu hiện nhiễm nấm Candida Albicans, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân cụ thể, mức độ viêm nhiễm, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán nhiễm nấm Candida 
Trước khi điều trị bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm

Dưới đây là một số kỹ thuật xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán nhiễm nấm Candida:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thông qua các câu hỏi bệnh, khám âm đạo bằng dụng cụ chuyên dụng (mỏ vịt) để lấy khí hư làm xét nghiệm, kiểm tra tổn thương do nấm Candida Albicans gây ra.
  • Soi tươi: Mẫu bệnh phẩm được nghiền trong nước sinh lý trên lam kính, quan sát dưới kính hiển vi. Khi đó, sẽ thấy Candida có hình tròn hoặc bầu dục, có chồi hoặc không, chứa ít nhất 3 bào tử nấm/ vi trường sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán.
  • Nhuộm Gram: Nấm Candida bắt màu tím và được xác định bị nhiễm khi có 3 – 5 bào tử dạng nảy chồi
  • Nuôi cấy: Nuôi cây trong môi trường thạch Sabouraud sau 18 – 24h ở 370C cho khuẩn lạc có màu trắng ngà và sền sệt.
  • Sinh học phân tử: Kỹ thuật này được đánh giá có độ nhạy và đặc hiệu cao, nhận biết được các loại Candida có trong mẫu bệnh phẩm
  • Mô bệnh học: Quan sát trên lam nhuộm tế bào

Các phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida Albicans

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida. Tuỳ thuộc vào thể bệnh, mức độ viêm nhiễm, tình trạng sức khoẻ của người bệnh, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp vừa đảm bảo an toàn và đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh và vị trí nhiễm nấm Candida, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và kháng nấm. Tuỳ vào khu vực cụ thể và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc khác nhau.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt để giúp kiểm soát triệu chứng và kháng nấm

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị nấm Candida Albicans:

  • Nhiễm trùng nấm ở miệng: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ như nystatin, clotrimazole… để giúp kiểm soát viêm nhiễm, phục hồi vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, trường hợp nặng, bác sĩ có thể kết hợp với một số loại thuốc đường uống như fluconazole, itraconazole…
  • Nhiễm trùng nấm ở thực quản: Người bệnh được chỉ định thuốc đường uống Fluconazole hoặc Itraconazole giúp khắc phục các triệu chứng lâm sàng và kháng nấm.
  • Nhiễm nấm ở da: Trường hợp nhiễm nấm ở da, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da như Nystatin, Ketoconazol, Miconazole, Clotrimazole,… Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc, giữ vệ sinh để da được khô ráo, sạch sẽ.
  • Nhiễm nấm toàn thân: Đối với người bị nhiễm nấm toàn thân, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chống nấm ở dạng tiêm tĩnh mạch như Fluconazole, Voriconazole. Trường hợp bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Micafungin, Caspofungin thay thế.
  • Nhiễm nấm phụ khoa: Clotrimazole hoặc Miconazole ở dạng viên đặt thường được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm phụ khoa. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp Fluconazole hoặc Itraconazole đường uống để khắc phục bệnh lý. Bên cạnh đó, người bệnh được hướng dẫn dùng dung dịch betadine để vệ sinh.

Các loại thuốc Tây điều trị nhiễm nấm Candida Albicans có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như nóng trong người, đau đầu, suy thận, suy gan nếu lạm dụng trong thời gian dài. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

2. Áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh

Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều mẹo chữa nấm Candida Albicans từ các thảo dược tự nhiên có độ an toàn, lành tính cao. Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể tận dụng các cách chữa dân gian để làm giảm các triệu chứng khó chịu cũng như hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh
Tận dụng nha đam có thể giúp cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời giúp phục hồi tổn thương

Dưới đây là một số mẹo dân gian thường được áp dụng trong chữa trị nhiễm nấm:

  • Sử dụng nha đam: Trong nha đam chứa nhiều loại enzyme, vitamin… có tác dụng sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm và phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp cải thiện tình trạng khô rát âm đạo trong trường hợp bị nấm âm đạo khi mang thai. Người bệnh cần chuẩn bị nha đam, mật ong và muối. Cho tất cả vào máy xay nhuyễn để thu được hỗn hợp mịn. Dùng hỗn hợp này uống đều đặn mỗi ngày 3 lần.
  • Lá trầu không chữa bệnh: Trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có công dụng sát khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động quá mức của nấm, hỗ trợ phục hồi vết thương nên thường được dùng trong chữa nấm Candida. Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá trầu không, rửa sạch, giã nát. Đun 1 lít nước sôi rồi cho trầu không vào cùng với 1 ít muối. Hoà với nước lạnh rồi dùng nước này để vệ sinh da, tắm.
  • Tỏi: Hoạt chất có trong tỏi giúp ức chế nấm Candida Albicans phát triển quá mức, nhờ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý đáng kể. Người bệnh chuẩn bị vài tép tỏi, đập dập và ăn sống. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các món ăn từ tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

3. Các bài thuốc Đông y chữa nấm Candida Albicans

Theo quan niệm Đông y, nấm Candida xảy ra do nóng trong người cùng với tổn thương khí huyết ở thận, gan. Do đó, việc điều trị thường tập trung vào điều hoà khí huyết, dưỡng can thận và bổ sung tỳ vị.

Một số bài thuốc Đông y giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh, đồng thời giúp tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tái phát. Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong chữa nấm Candida Albicans, bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị mẫu lệ, đan sâm mỗi vị 15g, quế chi, bạch linh, xích thược mỗi vị 12g, sài hồ, bồ công anh mỗi vị 9g. Các dược liệu đem đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị phục linh, đương quy, tam thất, trinh nữ, ích mẫu, cam thảo, bồ công anh, bạch thược, sài hồ mỗi vị 9g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ. Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.

Thực tế nhận thấy, tác dụng chữa bệnh của các bài thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm. Do đó, người bệnh cần áp dụng đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài để cải thiện bệnh. Ngoài ra, cần đến phòng khám Đông y để được bắt mạch và tư vấn cụ thể, tránh tự ý mua thuốc về dùng.

Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm nấm Candida Albicans

Nhiễm nấm Candida có tính chất mãn tính, có khả năng lây lan và thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, người bệnh cần chủ động trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát trong thời gian dài.

Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm nấm Candida Albicans
Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, nấm trong khoang miệng

Một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa nấm Candida Albicans:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng với nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, nấm trong khoang miệng.
  • Chủ động trong việc kiểm soát lượng đường huyết ở mức độ cho phép, phòng ngừa các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch, nhất là bệnh tiểu đường.
  • Người bệnh nên chọn mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt, tránh các loại quần áo bó sát, gây ma sát da khiến tổn thương da do nấm tiến triển nặng nề hơn.
  • Hạn chế dùng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh chứa nhiều hoá chất, xà phòng vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Cần giữ móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng. Đồng thời khi đến những nơi công cộng, hồ bơi cần đi dép để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa tái phát.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, cải thiện miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục và sử dụng bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê và các chất kích thích khác.

Nấm Candida Albicans có thể kiểm soát hoàn toàn nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...