Ngứa Mũi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Ngứa mũi là hiện tượng bình thường của con người, là một loại cảm giác gây khó chịu cho những ai gặp phải. Có những trường hợp ngứa mũi thông thường do tác động nhẹ nhưng cũng có nhiều người bị ngứa mũi liên tục một cách bất thường thì được xem là triệu chứng của một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi…

Ngứa mũi
Ngứa mũi là một trong những hiện tượng bình thường của con người, tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ngứa mũi là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Thực tế, ngứa mũi là một trong những hiện tượng bình thường của con người, nó chỉ đơn giản là một loại triệu chứng chứ không phải bệnh lý và thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như hắt hơi, nhột gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

Có rất nhiều nhân gây ngứa mũi, thông thường là do cảm cúm hoặc dị ứng thông thường. Tuy nhiên ngứa mũi do những nguyên nhân này thường chỉ thoáng qua và không nghiêm trọng. Ngược lại, ở những trường hợp tình trạng ngứa mũi diễn ra thường xuyên, kéo dài liên tục không rõ nguyên nhân thì nguy cơ cao bạn đã mắc phải một số bệnh lý tai mũi họng nguy hiểm sau đây:

1. Nhiễm vius

Nhiễm virus là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng cảm lạnh thông thường. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, trong đó phổ biến nhất là mùa xuân (không chí chứa nhiều phấn hoa, bào tử) và mùa đông (không khí khô lạnh dễ gây kích ứng niêm mạc mũi).

Khi bị cảm lạnh, virus tấn công và xâm nhập vào trong xoang mũi, hệ miễn dịch phát hiện bất thường sẽ cố gắng tiêu diệt và tống chúng ra ngoài bằng cách kích thích quá trình tiết chất nhầy. Và ngứa mũi hắt hơi chính là một trong những cách để đào thải virus, vi khuẩn ra ngoài phổ biến nhất.

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị sưng phù do viêm do tiếp xúc với một số tác nhân như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, lông động vật, sự thay đổi đột ngột của thời tiết, có dị tật trong mũi… Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại chính gồm viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Lúc này, người bệnh viêm mũi dị ứng không chỉ xuất hiện triệu chứng ngứa mũi mà còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như hắt hơi liên tục không thể kiểm soát, tắc nghẹt mũi, nóng rát chảy nhiều nước mũi, đau mũi, ho có đờm, đau cổ họng, suy giảm khả năng ngửi mùi và nếm vị. Đặc biệt các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn khi nằm nghiêng, ở trẻ em có thể gây sốt cao, ớn lạnh, dịch mũi chảy nhiều hơn và có màu đục, đặc…

Ngứa mũi
Viêm mũi dị ứng đặc trưng với triệu chứng ngứa mũi, tắc nghẹt, chảy nhiều nước mũi…

3. Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến, đặc biệt xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi công nghiệp, hóa chất độc hại hoặc ở lâu trong máy lạnh do tính chất công việc… Đây là tình trạng lớp niêm mạc mũi và các hốc xoang bị viêm gây sưng phù, kéo theo nhiều triệu chứng khác như ngứa mũi, đau mũi, tiết nhiều dịch nhầy ứ đọng trong các hốc xoang, khó thở phải thở bằng miệng, mệt mỏi và đau nhức vùng quanh mắt.

Bạn có thể bị viêm xoang cấp tính với các triệu chứng trong thời gian ngắn, tự biến mất hoặc viêm xoang mãn tính kéo dài trong suốt một khoảng thời gian ít nhất là 12 tuần. Các triệu chứng tái phát với tần suất dày đặc, nghiêm trọng và khó kiểm soát, không thể tự khỏi dù đã áp dụng nhiều cách điều trị.

4. Polyp mũi

Sự xuất hiện của các khối polyp mũi là nguyên nhân gây ra triệu chứng ngứa mũi phổ biến và thường gặp ở những người mắc bệnh viêm xoang mạn tính. Những khối polyp này thường có kích thước nhỏ, mềm nhưng không phải khối u ung thư, chúng bám chặt vào lớp niêm mạc mũi gây khó chịu, càng phát triển lớn càng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác như cản trở đường hô hấp gây khó thở, mất khứu giác và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời.

5. Có khối u trong mũi

Những khối u trong mũi có thể là lành tính hoặc ác tính, chúng xuất hiện bên trọng hoặc xung quanh đường mũi. Lúc này, ngứa mũi, nghẹt mũi chỉ là triệu chứng cơ bản, kèm theo đó là nhiều triệu chứng nguy hiểm hơn như lở loét bên trong mũi, nhiễm trùng, mất khứu giác vĩnh viễn. Những người có khối u trong mũi dù lành hay ác tình cũng đều phải nhanh chóng điều trị xử lý kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

6. Do sử dụng máy CPAP

Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ và sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để cải thiện triệu chứng của bệnh cũng là nguyên nhân gây ngứa mũi nhiều. Theo cảm nhận của những người mới sử dụng máy thì cơn ngứa mũi xảy ra liên tục, cảm giác hơi nhột như có lông hoặc mạng nhện trong mũi.

Ngứa mũi
Sử dụng máy CPAP trị chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân khiến mũi của bạn luôn bị ngứa ngáy khó chịu

7. Bị khô mũi

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, tình trạng ngứa mũi cũng có thể xảy ra do bị khô mũi. Nguyên nhân này liên quan chủ yếu đến các yếu tố về môi trường, khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ quá mức. Ngoài ra, bị khô mũi quá mức gây ngứa mũi cũng có thể là do niêm mạc mũi không đáp ứng được lượng chất nhầy cần thiết do lạm dụng các loại thuốc thông mũi quá mức như Anthistamines hoặc Cholinergic.

Bên cạnh đó, những người có thói quen uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân làm suy giảm lượng chất nhầy trong khoang mũi dẫn đến khô, gây ngứa ngáy, hắt hơi nhiều.

8. Bị đau nửa đầu

Khi bị đau nửa đầu chắc chắn bạn sẽ phải chịu những cơn đau nhức vô cùng chịu, tuy nhiên đây không phải là triệu chứng duy nhất. Khi bùng phát cơn đau nửa đầu người bệnh còn gặp nhiều triệu chứng khác như ngứa mũi và nhiều vùng khác trên mặt, buồn nôn, nôm, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng…

Giải pháp điều trị ngứa mũi hiệu quả

Mũi là cơ quan có cấu tạo khá phức tạp, rất khó để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa mũi nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Vì vậy, để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh, người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà phải đến bệnh viện chuyên khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng các biện pháp chuyên sâu và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Việc điều trị phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra ngứa mũi. Một số biện pháp điều trị tình trạng ngứa mũi hiệu quả thường được áp dụng như:

1. Áp dụng các biện pháp cải thiện ngứa mũi tại nhà

Tùy từng nguyên nhân gây ngứa mũi mà bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp. Chẳng hạn như:

Ngứa mũi
Rửa mũi đều đặn hằng ngày, khuyến khích sử dụng Neti pot để đạt hiệu quả cao và an toàn
  • Xử lý tình trạng ngứa mũi do dị ứng phấn hoa, nấm mốc, lông… chỉ cần người bệnh chủ động cách ly với các tác nhân dị nguyên.
  • Để tránh khô mũi hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, hạn chế ngồi lâu trong máy lạnh, sử dụng gel bôi trơn mũi để hỗ trợ giảm ngứa, giảm kích ứng.
  • Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0.9%. Cách này được các chuyên gia khuyến khích thực hiện vì giúp sát trùng, diệt khuẩn và an toàn không gây kích ứng niêm mạc mũi. Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi 2 lần. ngày để làm thông thoáng mũi, làm sạch hiệu quả.
  • Khuyến khích sử dụng bình Neti pot để rửa mũi. Đây là loại bình được thiết kế chuyên dùng trong yoga, giúp loại bỏ chất nhầy ứ đọng trong khoang mũi dễ dàng, làm sạch và làm thông thoáng đường thở, cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa mũi.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít nước hằng ngày. Kết hợp nhiều loại chất lỏng như nước lọc, nước ép trái cây, canh, súp… Khi cơ thể đủ nước sẽ giúp mũi được bôi trơn, giảm khô và không còn gây ngứa mũi.
  • Hạn chế xì mũi nhiều lần và mạnh bạo vì động tác này có thể gây tổn thương, kích ứng mũi. Đồng thời, tránh dùng tay hoặc vật cứng nhọn để ngoáy mũi vì rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng lông mũi, các mô, chảy máu mũi…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về mũi như mật ong, axit béo omega- 3, chiết xuất hạt nho, capsaicin và butterbur.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị cảm lạnh, cảm cúm để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục và sớm thoát khỏi những cơn ngứa mũi kéo dài khó chịu.
  • Những trường hợp bị ngứa mũi do sử dụng máy CPAP, hãy thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh độ ẩm, tăng lên mức phù hợp hơn hoặc sử dụng mặt nạ lót để cải thiện triệu chứng ngứa mũi.

2. Điều trị y tế xử lý ngứa mũi

Có 2 phương pháp y tế chính để điều trị tình trạng ngứa mũi gồm phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa. Trong đó:

Phương pháp nội khoa

Những trường hợp triệu chứng ngứa mũi nghiêm trọng do mắc một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… nhưng còn ở giai đoạn nhẹ, bệnh chưa có biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp này bao gồm sử dụng các loại thuốc Tây hoặc Đông y có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát và hỗ trợ phục hồi chức năng sinh lý của niêm mạc mũi xoang.

Trên thực tế, không có một loại thuốc đặc trị tình trạng ngứa mũi nào, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp vừa cải thiện triệu chứng vừa hỗ trợ điều trị.

Thuốc Tây 

Một số loại thường dùng như:

Ngứa mũi

  • Thuốc điều trị dị ứng: Thường dùng nhất là một số loại thuốc dạng xịt và dạng bôi có chứa thành phần kháng histamin hoặc thuốc chống dị ứng. Có thể kể đến một số loại thường dùng như: Cetirizine, Diphenhydramine, Natri Cromolyn, Corticosteroid, các loại thuốc thông mũi…
  • Thuốc điều trị cảm lạnh: thuốc hạ sốt, giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen; thuốc xịt thông mũi như Suphedrine PE, Afrin hoặc Sudafed; dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm.
  • Thuốc xịt mũi Capsaicin: Capsaicin là thành phần có chứa trong ớt với khả năng làm nóng và kích thích niêm mạc mũi tích cực, sau khi thuốc thấm sẽ làm dịu và giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hiệu quả.
  • Thuốc điều trị kích ứng da: Thường sử dụng một số loại như: thuốc mỡ không kê đơn có chứa thành phần axit lactic hoặc ure; thuốc điều hòa hệ miễn dịch nhằm cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng; dầu khoáng atopic chứa thành phần dưỡng ẩm để giảm khô, ngứa mũi như glycerin, eramides; kem cortisone, kem chứa hydrocortisone steroid hoặc tiêm cortisone với những trường hợp bệnh nặng.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây cần có sự tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được thăm khám và kê toa để tránh gây những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Phương pháp ngoại khoa

Những trường hợp bệnh viêm mũi nói chung do viêm nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm…) mức độ nặng, không thể cải thiện bằng các biện pháp nội khoa sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị bằng can thiệp ngoại khoa. Một số kỹ thuật ngoại khoa phổ biến như kỹ thuật xâm lấn tối thiểu DNR hoặc JCIC nhiệt độ thấp.

Toàn bộ quá trình thực hiện chỉ cần đâm một lỗ nhỏ vào vị trí phía dưới cuốn mũi sâu khoảng 2mm. Khoảng cách này không gây ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc cũng như các cơ quan tổ chức lân cận. Sau đó tiến hành dùng đầu dò với nguồn nhiệt thấp kết hợp kính soi điện tử để tìm kiếm chính xác vị trí của ổ viêm, tế bào bị nhiễm trùng và đánh tan chúng.

Ngứa mũi
Can thiệp ngoại khoa nhằm xử lý ổ viêm trong khoang mũi, từ đó các triệu chứng liên quan như ngứa mũi, hắt hơi, đau rát… cũng sẽ biến mất

Có thể thấy, quá trình điều trị khá đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, trang máy móc thiết bị hiện đại nên tốn kém nhiều chi phí. Ngoài ra, can thiệp ngoại khoa cũng rất dễ gây ra rủi ro ngoài ý muốn vì vậy người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi định thực hiện.

Nhìn chung ngứa mũi chỉ là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Trường hợp mắc bệnh nguy hiểm cần được can thiệp điều trị kịp thời để tránh gây các biến chứng khác. Cách tốt nhất nên thường xuyên thăm khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện các bất thường cũng như xây dựng lối sống khoa học để có một sức đề kháng tốt chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...