Huyết Trắng Kéo Sợi là báo hiệu bệnh gì? Nguy hiểm không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Huyết trắng kéo sợi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh vùng kín kém, thay đổi nội tiết tố, căng thẳng,… Hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa cần được thăm khám sớm, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách.
Huyết trắng kéo sợi là do đâu?
Huyết trắng (dịch tiết âm đạo/ khí hư) chỉ chất nhầy được tiết ra từ cơ quan sinh dục nữ. Khí hư lần đầu xuất hiện ở nữ giới tuổi dậy thì khi có chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, dịch tiết âm đạo được tiết ra với số lượng ít, không mùi hoặc mùi tanh nhẹ, có màu trắng như lòng trứng.
Khí hư đóng vai trò giữ vai trò giữ ẩm âm đạo, cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, chất bôi trơn khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo còn tạo điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn vào buồng tử cung.
Tùy thuộc vào nồng độ hormone nội tiết mà màu sắc, số lượng, mùi của khí hư có thể thay đổi. Thông thường, khi mang thai, trước kỳ kinh nguyệt, cho con bú, thời kỳ mãn kinh,… huyết trắng có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, căng thẳng quá mức, stress hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng khiến khí hư bất thường.
Thực tế, không ít nữ giới gặp phải tình trạng huyết trắng kéo sợi. Tình trạng này có thể liên quan một số nguyên nhân sau:
1. Vệ sinh vùng kín kém
Vệ sinh vùng kín là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe ở cơ quan sinh dục nữ. Nếu không vệ sinh bộ phận này đúng cách và thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công, xâm nhập và gây viêm nhiễm. Từ đó, khiến huyết trắng thay đổi tính chất và màu sắc, có thể kéo sợi và đi kèm mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, không ít chị em có thói quen thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Đồng thời, việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, sữa tắm chứa chất tẩy, hương liệu, nồng độ pH cao có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh lý trong âm đạo, từ đó gây ra các vấn đề bất thường.
2. Vấn đề quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục là vấn đề thiết yếu trong đời sống mỗi người. Khi có thích thích tình dục, âm đạo nữ giới sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Mục đích là bôi trơn âm đạo, làm giảm ma sát khi tiếp xúc với dương vật. Chính vì vậy, khi có kích thích tình dục, huyết trắng ra nhiều và kéo sợi, đặc hơn so với bình thường.
Trong một số trường hợp, chị em sử dụng sản phẩm hỗ trợ tình dục như bao cao su, gel bôi trơn, màng ngăn âm đạo,… Nếu không lựa chọn kỹ có thể gây kích ứng. Từ đó khiến âm đạo tiết dịch bất thường, kèm theo mùi hôi và ngứa ngáy, khó chịu.
3. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố cũng được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến đặc tính của khí hư. Theo đó, rối loạn nội tiết tố do căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, stress, tâm lý bất ổn,… Có thể làm tăng tiết dịch ở âm đạo. Hơn nữa, huyết trắng có thể kéo sợi, đổi màu và có mùi hôi tanh nhẹ.
4. Huyết trắng kéo sợi do rụng trứng
Ở thời điểm rụng trứng, cơ thể sẽ sản sinh lượng hormone nội tiết tố nữ nhiều hơn so với bình thường. Điều này có thể làm thay đổi màu sắc, mùi và kết cấu của huyết trắng.
Thực tế, khí hư ở thời kỳ rụng trứng có xu hướng đặc, dày và dính hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, dịch tiết này cũng ra với số lượng nhiều lớn, màu trắng đục hoặc hơi vàng nhạt.
5. Một số yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng huyết trắng kéo sợi cũng có thể liên quan đến một số yếu tố khác như:
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không thay băng vệ sinh thường xuyên
- Dùng nước hoa vùng kín thường xuyên
- Tâm lý căng thẳng, thức khuya nhiều
- Ăn uống không điều độ, thiết hụt dinh dưỡng
- Phá thai không đảm bảo an toàn cho vùng kín bị tổn thương
Huyết trắng kéo sợi cảnh bảo bệnh gì?
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý và những yếu tố thông thường thì tình trạng huyết trắng đặc như keo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Đặc biệt là đi kèm với các biểu hiện như nóng rát vùng kín, ngứa ngáy, chảy máu âm đạo, đau tức bụng.
Đây là thường dấu hiệu nhận biết một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như:
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em. Nguyên nhân gây ra bệnh lý thường do mất cân bằng môi trường sinh lý trong âm đạo, vệ sinh vùng kín kém, nhiễm trùng, nồng độ estrogen, suy giảm miễn dịch,…
Việc quan sát các đặc điểm của dịch tiết âm đạo có thể giúp nhận biết viêm âm đạo. Theo đó, bạn lý thường gây ra tình trạng khí hư kéo sợi, có màu xanh, vàng đục, có mùi hôi tanh. Ngoài ra, bệnh lý còn gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ tình dục, nóng rát vùng kín.
Thực tế nhận thấy, nữ giới có thể bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Bệnh lý có thể kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, viêm âm đạo có thể tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận, do đó chị em cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
2. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung đề cập đến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm kích hoạt ở niêm mạc ở cổ tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 20 – 35 tuổi).
Mức độ triệu chứng cũng như các biểu hiện của bệnh phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khởi phát cụ thể. Trong đó, một số chị em có thể ra huyết trắng kéo sợi với số lượng nhiều. Nhiều trường hợp, khí hư còn dính mủ, mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây ra một số triệu chứng khác như:
- Đi tiểu nhiều lần
- Cảm giác nóng rát, xót sau khi tiểu tiện
- Ngứa ngáy, nóng rát ở vùng kín
- Dịch tiết âm đạo có kèm máu
- Chảy máu, đau rát sau khi quan hệ tình dục
- Cảm giác nặng ở vùng bụng dưới
Tử cung nằm ở vị trí tiếp giáp ở âm đạo và buồng trứng. Do đó, khi cơ quan này bị tổn thương những tác nhân gây bệnh có thể tấn công vào buồng trứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để kiểm soát bệnh lý, đồng thời phòng ngừa biến chứng phát sinh.
3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung cũng được xem là bệnh phụ khoa thường gặp và có thể gây ra hiện tượng huyết trắng kéo sợi. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến những tế bào tuyến từ bên trong cổ tử cung phát triển và lan ra bên ngoài.
Bệnh lý thường tiến triển âm thầm và thường khởi phát ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như ngứa vùng kín, khí hư kéo sợi, màu sắc lạ, có mùi hôi khó chịu và đau rát khi quan hệ tình dục.
Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám, điều trị sớm. Theo đó, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề phụ khoa khác cũng như dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
4. Bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh lý là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Nữ giới từng quan hệ tình dục bằng đường miệng, âm đạo và hậu môn đều có nguy cơ mắc bệnh lậu.
Các biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới thường không có biểu hiện rõ ràng. Nhất là trong giai đoạn bệnh mới khởi phát. Nhiều trường hợp mắc bệnh có thể ra khí hư bất thường, kéo sợi. Ngoài ra, còn gặp phải nhiều triệu chứng khác, bao gồm:
- Đau bụng dưới
- Đau buốt khi giao hợp hoặc đi tiểu
- Đau lưng, đau vùng chậu
- Sưng viêm âm hộ
- Chảy máu âm đạo bất thường
Bệnh lý nếu không sớm phát hiện, điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhiễm trùng lan rộng có thể làm tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
5. Viêm vùng chậu
Trong một số trường hợp, tình trạng ra huyết trắng kéo sợi có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm vùng chậu. Bệnh lý đề cập đến tình trạng nhiễm trùng khởi phát ở cơ quan sinh dục trên. Điển hình như tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
Bên cạnh đó, tình trạng khí hư bất thường, kéo sợi với màu sắc và mùi bất thường, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chảy máu âm đạo bất thường, khó chịu khi quan hệ tình dục, đau tức vùng bụng dưới.
Trường hợp từng sảy thai, mang thai ngoài tử cung, đặt vòng tránh thai thường có nguy cơ bị viêm vùng chậu cao hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trong đó có tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
Huyết trắng kéo sợi có nguy hiểm không?
Huyết trắng kéo sợi là tình trạng bất thường, nữ giới không nên chủ quan. Bởi ngoài những nguyên nhân sinh lý thì tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần được thăm khám và điều trị sớm.
Theo đó, các bệnh lý gây ra các biểu hiện bất thường ở khí hư không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh lý có thể tiến triển nặng nề hoặc tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm có thể lan tỏa trên diện rộng và gây ra các triệu chứng nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tâm lý, đời sống tình dục mà còn tác động xấu đến chức năng sinh sản. Thậm chí, nhiều trường hợp còn bị vô sinh – hiếm muộn.
Các phương pháp điều trị huyết trắng kéo sợi
Tình trạng huyết trắng kéo sợi có thể cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa cần được can thiệp y tế sớm. Do đó, chị em tránh chủ quan, cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Một số phương pháp điều trị triệu chứng thường được áp dụng, bao gồm:
1. Điều trị y tế
Trước tiên, người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám – chẩn đoán. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đặt một số câu hỏi về triệu chứng, bệnh sử, các yếu tố liên quan. Kế đến sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ tác nhân gây bệnh.
Hầu hết những trường hợp ra huyết trắng kéo sợi đều liên quan đến những bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tùy thuộc vào tác nhân gây khởi phát triệu chứng là hại khuẩn, nấm men hay tạp trùng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời loại bỏ tác gây bệnh như:
- Thuốc kháng sinh được sử dụng trong các trường triệu chứng khởi phát do nhiễm vi khuẩn. Trường hợp xảy ra do tạp khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng kháng sinh dạng đặt hoặc bôi. Tuy nhiên, nếu nhiễm vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục, kháng sinh đường uống có thể được chỉ định.
- Trường hợp triệu chứng khởi phát do nấm Candida âm đạo, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc cải thiện triệu chứng và thuốc kháng nấm ở dạng đặt. Nếu tái phát, có thể sử dụng thuốc đường uống để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng.
- Nếu nhiễm trùng roi Trichomonas thì việc sử dụng Metronidazole đường uống có thể được chỉ định. Theo đó, thuốc đáp ứng tốt với ký sinh trùng, amip, vi khuẩn và một số loại nấm men.
Bên cạnh đó, trường hợp đi kèm với tình trạng nóng rát, ngứa vùng kín, khó chịu. Bác sĩ có thể xem xét chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng histamin. Các loại viên uống vitamin C, bổ sung kẽm, lợi khuẩn cũng thường được sử dụng để giúp hỗ trợ cân bằng môi trường âm đạo, cải thiện chức năng miễn dịch.
2. Tận dụng một số thảo dược tự nhiên cải thiện
Song song điều trị y tế, người bệnh có thể kết hợp một số mẹo chữa tại nhà từ các thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng, giảm viêm và hạn chế tình trạng huyết trắng kéo sợi tái phát nhiều lần.
Tận dụng lá trầu không:
Lá trầu không là thảo dược có công dụng chống ngứa, tán hàn, chỉ thống, khu phong và tiêu thũng tốt. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất trong lá trầu không như cineol, methyl eugenol, estragole, allylcatechol,… Nhờ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm, đồng thời hạn chế dịch tiết bất thường. Bên cạnh đó, áp dụng mẹo chữa này đều đặn còn mang lại hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của nấm men, tạp trùng và vi khuẩn.
- Chuẩn từ 7 – 10 lá trầu không tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Đun sôi 1.5 lít nước, vò lá trầu không rồi cho vào nồi đun thêm 5 phút
- Đổ nước ra chậu đựng, cho thêm 1 muỗng cà phê muối biển vào
- Dùng nước này xông hơi vùng kín từ 10 – 15 phút
Ngâm rửa vùng kín bằng lá chè xanh:
Chữa bệnh huyết trắng và huyết trắng kéo sợi bằng lá trà xanh là mẹo chữa được nhiều chị em áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Trong thảo dược này chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Bên cạnh đó, việc áp dụng mẹo chữa này còn giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương ở niêm mạc âm đạo, khử mùi hôi cho “cô bé”.
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chè xanh, sau khi ngâm rửa sạch thì để ráo
- Đun sôi 2 lít rồi cho lá chè xanh vào đun thêm 10 phút rồi tắt bếp
- Đổ nước ra chậu đựng, thêm nước lạnh đến khi có độ ấm vừa phải
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng kín khoảng 10 phút
Sử dụng nha đam:
Nha đam là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thảo dược này có chứa Glycoprotein có tác dụng chống viêm, làm giảm dị ứng, giảm ngứa ngáy. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp ức chế hoạt động quá mức của các tác nhân gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, áp dụng mẹo chữa từ thảo dược này còn giúp cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, đồng thời hỗ trợ phục hồi các tế bào tổn thương.
- Chuẩn bị 2 nhánh nha đam tươi cùng 1 muỗng muối biển
- Nha đam sau khi gọt vỏ, rửa sạch loại bỏ chất nhầy thì cắt khúc
- Sau đó cho nguyên liệu vào nồi cùng 2 lít nước và đun sôi khoảng 15 phút
- Đổ nước ra chậu đựng, cho thêm 1 muỗng muối vào, khuấy đều
- Đến khi nước nguội bớt thì dùng nước này để vệ sinh vùng kín.
Các cách chữa huyết trắng kéo sợi tại nhà bằng thảo dược tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, người bệnh tránh tình trạng phụ thuộc vào mẹo chữa. Bên cạnh đó, cần áp dụng đúng cách và đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.
Biện pháp chăm sóc và dự phòng huyết trắng kéo sợi
Mặc dù đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị nhưng tình trạng huyết trắng kéo sợi có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và dự phòng sau điều trị.
Chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Nên dùng nước mát để rửa vùng kín, đồng thời tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Thường xuyên thay và giặt quần lót, phơi ở nơi có nhiều nắng. Tránh mặc trang phụ ẩm ướt, gây hầm bí. Trong những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/ lần. Trong trường hợp đang bị viêm nhiễm phụ khoa, không sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san.
- Ưu tiên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ và sữa tắm dịu nhẹ, chứa thành phần lành tính và có độ pH phù hợp. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất tẩy rửa, hương liệu.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc quan hệ sau điều trị để được tư vấn cụ thể.
- Nếu sử dụng bao cao su, màng ngăn âm đạo, gel bôi trơn,… chị em cần kỹ lưỡng để tránh tình trạng dị ứng, kích ứng, nhất là nữ giới có cơ địa nhạy cảm.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cần uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua. Bên cạnh đó, hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, thức uống chứa cồn,…
- Tránh căng thẳng quá mức, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi ngày nên dành từ 30 phút để hoạt động thể chất.
- Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ từ 2 – 3 lần/ năm. Điều này giúp sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời.
Huyết trắng kéo sợi là dấu hiệu cảnh bảo nhiều bệnh lý phụ khoa cần được thăm khám và điều trị sớm. Việc chủ quan trước các biểu hiện bất thường hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!