Nấm Trùng Roi Âm Đạo: Nguyên nhân và Biến chứng nguy hiểm

Nấm trùng roi âm đạo là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng lâm sàng khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.

Nấm trùng roi âm đạo là gì?

Nấm trùng roi âm đạo được biết đến là bệnh nhiễm trùng âm đạo khởi phát do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis. Đây là loại động vật đơn bào, có một hoặc nhiều roi để chuyển động. Trùng roi âm đạo thường sinh sống ở môi trường âm đạo, điển hình là ở âm đạo.

Nấm Trùng Roi Âm Đạo: Nguyên nhân và Biến chứng nguy hiểm
Nấm trùng roi âm đạo là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến

Theo nhận định của các chuyên gia, nhiễm Trichomonas vaginalis là bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STI). Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, trong đó thường gặp nhất là ở nữ giới đã quan hệ tình dục. Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm trùng roi nếu không được kiểm soát kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và cả mẹ bầu.

Nguyên nhân gây nấm trùng roi âm đạo

Trichomonas vaginalis sinh sống trong cơ thể người và lây truyền chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Đối với nữ giới, bộ phận trên cơ thể nhiễm trùng roi chủ yếu là ở vùng sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, niệu đạo). Đối với nam giới, loài ký sinh trùng này thường cư trú bên trong dương vật, lỗ niệu đạo.

Khi quan hệ tình dục, Trichomonas vaginalis có xu hướng lây từ dương vật sang âm đạo hoặc ngược lại. Hoặc cũng có thể lây từ âm đạo của người bệnh sang người khỏe mạnh. Rất ít trường hợp, trùng roi bị nhiễm ở những bộ phận khác trên cơ thể như miệng, tay hay hậu môn.

Nguyên nhân gây nấm trùng roi âm đạo
Không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Trichomonas vaginalis

Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể lây truyền không qua đường tình dục như quần áo, khăn tắm ẩm ướt, dùng chung bồn tắm với người bệnh hoặc trong môi trường nước bị nhiễm Trichomonas vaginalis.

Số liệu thống kê nhận thấy, bệnh lý ảnh hưởng chủ yếu ở phụ nữ hoạt động tình dục từ độ tuổi 16 – 35 tuổi. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Đời sống tình dục phong phú, có nhiều bạn tình, quan hệ đồng tính,… cũng có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh. Nhất là ở thanh thiếu niên, người trưởng thành trẻ tuổi,…
  • Một số bệnh nhiễm trùng có thể lây lan thông qua tiếp xúc tình dục như nhiễm HIV, đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng nhận thấy, nhiễm trùng roi âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
  • Các trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng roi.

Dấu hiệu nhận biết

Nhiễm trùng roi âm đạo thường có thời gian ủ bệnh từ 1 – 4 tuần. Một số trường hợp mắc bệnh không gây ra các biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến người bệnh chủ quan và vô tình gây lây lan bệnh cho bạn tình.

Dấu hiệu nhận biết
Các biểu hiện nấm trùng roi âm đạo thường tiến triển nặng nề hơn trong thai kỳ hoặc trong kỳ hành kinh

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

1. Đối với phụ nữ

Các biểu hiện nấm trùng roi âm đạo thường tiến triển nặng nề hơn trong thai kỳ hoặc ngay trước/ sau kỳ hành kinh. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh lý thường gặp ở nữ giới:

  • Ngứa âm đạo hoặc kích ứng
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, dịch tiết có màu xám hoặc vàng nhạt, thậm chí có bọt
  • Dịch âm đạo có mùi hôi tanh, khó chịu
  • Đi tiểu khó, tiểu thường xuyên
  • Xuất hiện vùng da đỏ bất thường ở cổ tử cung và vùng sinh dục
  • Đau bụng dưới. Tuy nhiên, biểu hiện này không phổ biến ở người bị nấm trùng roi âm đạo.

2. Đối với nam giới

Thực tế, tỷ lệ bị trùng roi âm đạo ở nam giới thấp hơn so với nữ giới. Một số triệu chứng Trichomonas vaginalis ở nam giới, bao gồm:

  • Đi tiểu có cảm giác nóng rát
  • Tiết dịch từ dương vật
  • Bị kích ứng, da đỏ ở đầu dương vật
  • Nhiễm Trichomonas vaginalis có thể có triệu chứng tương tự giống như một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu.

Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ nấm trùng roi, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Việc chủ động điều trị sớm không chỉ khắc phục các biểu hiện lâm sàng mà còn dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Nấm trùng roi có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Như đã đề cập, trùng roi âm đạo ở phụ nữ mang thai có mức độ nghiêm trọng. Bệnh nếu không được thăm khám sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như:

  • Vỡ ối non
  • Sinh non
  • Trẻ nhẹ cân
  • Trichomonas vaginalis cũng có thể khiến bệnh nhân dễ nhiễm HIV nếu tiếp xúc phải

Có nguy cơ cao thai nhi bị nhiễm ký sinh trùng Trichomonas trong quá trình sinh. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng roi âm đạo không cần can thiệp điều trị. Theo đó, tình trạng nhiễm trùng có thể tự biến mất.

Nấm trùng roi có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng roi âm đạo nếu không được kiểm soát kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi

Tuy nhiên, trường hợp trẻ đi kèm với biểu hiện sốt, vấn đề liên quan đến hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, dịch tiết âm đạo (bé gái), sổ mũi,… có thể được chỉ định dùng kháng sinh để khắc phục.

Chẩn đoán nhiễm trùng roi âm đạo

Thực tế, chỉ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng không thể chẩn đoán chính xác Trichomonas vaginalis. Ở cả nữ giới và nam giới nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm trùng roi âm đạo sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định bệnh lý.

Nhiễm nấm trùng roi được xác định khi lấy mẫu bệnh phẩm (dịch niệu đạo ở nam giới và khí hư ở nữ giới) được soi tươi dưới kính hiển vi hoặc nhuộm Gram nhằm tìm thể hoạt động ở Trichomonas vaginalis. Hiện nay, y học có thể phát hiện trùng roi thông qua kỹ thuật nuôi cấy, PCR với độ nhạy cảm và đặc hiệu ở mức cao.

Điều trị nấm trùng roi âm đạo

Trường hợp bị nhiễm nấm trùng roi âm đạo không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng ký sinh trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh và dự phòng biến chứng nặng nề.

  • Metronidazole đường uống hoặc tinidazole
  • Điều trị đối tác tình dục

Theo đó, Metronidazole hoặc tinidazole 2g sẽ được chỉ định uống 1 liều duy nhất để kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm ở nữ giới nếu bạn tình được điều trị đồng thời. Tác dụng ở chế độ liều đơn ở nam giới thường không rõ ràng nên được điều trị với metronidazole hoặc tinidazole 500mg uống 2 lần/ ngày trong 5 đến 7 ngày.

Trường hợp nhiễm trùng ở nữ giới tái nhiễm thường xuyên và tiến triển dai dẳng. Người bệnh có thể được chỉ định dùng metronidazole hoặc tinidazole 2g với một lần hoặc metronidazole 500mg 2 lần/ ngày và dùng liên tục trong 7 ngày.

Điều trị nấm trùng roi âm đạo
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng ký sinh trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh và dự phòng biến chứng nặng nề

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Metronidazole có thể làm giảm bạch cầu, phản ứng disulfiram tương tự như rượu hoặc xuất hiện các nhiễm trùng trực tiếp. Không dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, Tinidazole cũng không được chứng minh an toàn cho mẹ bầu nên không được chỉ định.

Bên cạnh điều trị cho người bệnh, đối tác tình dục cũng cần điều trị hoặc điều trị dự phòng với tinidazole 2g với một liều duy nhất hoặc metronidazole 500mg dùng liên tục 5 ngày. Ngoài ra, cần được sàng lọc cho các STDs khác.

Các biện pháp phòng ngừa nấm trùng roi âm đạo

Nhiễm trùng roi âm đạo là một trong những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến. Bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên, bệnh cũng có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa tái phát lâu dài.

  • Chia sẻ với bạn tình về tiền sử nhiễm trùng roi âm đạo trước khi quan hệ tình dục
  • Cần tìm hiểu đối tác tình dục có nguy cơ mắc bệnh không. Bởi thực tế nhiều người trường bị nhiễm trùng roi không có triệu chứng.
  • Không quan hệ với người có các biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Hạn chế có nhiều bạn tình
  • Sử dụng bao cao su là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa nấm trùng roi âm đạo nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và khắc phục sớm.

Nấm trùng roi âm đạo là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...
7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

7 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Tốt Nhất Được Sử Dụng

Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu có tác dụng cầm máu, đồng thời...
Đi ngoài ra cục máu đông

Đi Ngoài Ra Cục Máu Đông: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng khá nguy hiểm, có thể là...