Đặt Thuốc Phụ Khoa Ra Bã Thuốc: Những Thông Tin Chị Em Cần Biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đặt thuốc phụ khoa ra bã thuốc là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em dùng thuốc đặt điều trị viêm nhiễm âm đạo. Cơ chế này giúp loại bỏ nấm men, hại khuẩn gây viêm âm đạo và kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình đặt thuốc phụ khoa, người bệnh còn nhận thấy một số biểu hiện khác đi kèm.
Thuốc đặt phụ khoa là gì? Khi nào cần sử dụng?
Thuốc đặt phụ khoa là giải pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến hiện nay. Theo đó, có nhiều loại thuốc đặt phù hợp với từng bệnh lý và đối tượng. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định loạt thuốc đặt phù hợp.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được đưa vào sâu bên trong âm đạo nhằm ức chế sự phát triển quá mức của nấm men, hại khuẩn gây viêm âm đạo, đồng thời giúp phục hồi tổn thương và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra.
Theo đó, thuốc đặt phụ khoa thường được chỉ định trong các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến,… Hiện nay, có 3 loại thuốc đặt được sử dụng phổ biến, bao gồm:
- Thuốc đặt phụ khoa chứa 1 loại kháng sinh
- Thuốc đặt phụ khoa kết hợp nhiều loại kháng sinh (thường được chỉ định để tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh cùng lúc)
- Thuốc đặt phụ khoa chứa estrogen (thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng ở âm đạo, hỗ trợ hoạt động tình dục diễn ra thuận lợi hơn)
Do có tác dụng kháng nấm và vi khuẩn gây bệnh, nên người bệnh không tự ý sử dụng thuốc đặt phụ khoa vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Chỉ dùng thuốc đặt khi đã được thăm khám và có sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Đặt thuốc phụ khoa ra bã thuốc do đâu?
Như đã đề cập, thuốc đặt phụ khoa được sử dụng bằng cách đưa trực tiếp vào âm đạo. Sau khi vào bên trong môi trường âm đạo, thuốc sẽ tan ra và phát huy công dụng điều trị bệnh tại chỗ. Theo đó, các tác nhân gây hại như nấm men, vi khuẩn, các tạp khuẩn sẽ bị tiêu diệt, bao gồm các thành phần bám chặt vào thành âm đạo.
Sau đó, chúng sẽ được đào thải ra bên ngoài kèm theo dịch tiết âm đạo và đọng lại trong quần lót hoặc băng vệ sinh vào sáng hôm sau. Đây được xem là biểu hiện phổ biến ở nhiều chị em dùng thuốc đặt phụ khoa.
Theo bác sĩ chuyên khoa, đặt thuốc phụ khoa ra bã là hiện tượng bình thường, phần bã thuốc này sẽ chứa các hại khuẩn, nấm mốc gây viêm nhiễm nên thường có màu đặc trưng theo từng loại bệnh.
Nhiều chị em nhận thấy bã thuốc có mùi hôi và màu sắc khác thường. Các dấu hiệu này chứng tỏ mức độ bệnh cũng như giai đoạn viêm nhiễm âm đạo. Theo đó, người bị bệnh càng nặng, dịch tiết âm đạo sẽ có mùi tanh và khó chịu hơn so với bệnh nhẹ.
Tuy nhiên, hiện tượng bã thuốc có mùi hôi khó chịu chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu, về sau lượng dịch âm đạo sẽ tiết ra bình thường và không còn mùi hôi khó chịu. Đồng nghĩa bệnh lý đã thuyên giảm.
Ngoài ra, màu của bã thuốc có sự khác thường cũng được lý giải tương tự. Trường hợp bị nấm âm đạo, khí hư thường có màu vàng, xanh hoặc đỏ tuỳ vào mức độ bệnh. Bên cạnh đó, thuốc đặt âm đạo cũng có màu vàng đục, trắng hoặc hồng nhạt tuỳ vào hãng thuốc.
Khi khí hư được đào thải ra ngoài, kết hợp với màu sắc của thuốc đặt phụ khoa sẽ dẫn đến bã thuốc có màu sắc bất thường. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ mất đi sau khi kết thúc điều trị và ngưng đặt thuốc.
Một số biểu hiện thường gặp sau khi đặt thuốc phụ khoa
Ngoài hiện tượng đặt thuốc phụ khoa ra bã thuốc, chị em có thể gặp một số biểu hiện khác trong quá trình sử dụng thuốc. Cụ thể:
Đau bụng sau khi đặt thuốc
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau bụng sau khi đặt thuốc phụ khoa là biểu hiện thường gặp ở nhiều chị em. Thông thường, biểu hiện đau bụng sau khi đặt thuốc có thể xảy ra do bệnh lý và thuốc chưa phát huy tác dụng.
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi đặt thuốc phụ khoa. Theo đó, người bệnh được bác sĩ chẩn đoán bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… khi đặt thuốc có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới.
Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xảy ra do thuốc chưa phát huy tác dụng. Cụ thể, khi thuốc được đưa vào môi trường âm đạo sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để tan ra và phát huy tác dụng điều trị tại chỗ. Do đó, một số chị em sau khi đặt thuốc cảm giác nặng và khó chịu ở bụng dưới.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi đặt thuốc điều trị viêm âm đạo còn nhận thấy tình trạng nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ được khắc phục nếu tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Cách khắc phục:
- Chị em không nên quá lo lắng và tự ý ngưng dùng thuốc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc của nấm men, vi khuẩn và khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị thuốc phù hợp.
Thuốc trào ngược ra ngoài sau khi đặt thuốc phụ khoa
Tình trạng thuốc đặt phụ khoa bị trào ngược ra ngoài sau khi đặt có thể xảy ra do đặt thuốc không đúng cách. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh cho thuốc vào trong nước ngâm quá lâu trước khi đặt sẽ khiến thuốc bị nhũn và khó đưa vào sâu trong âm đạo.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần điều chỉnh tư thế phù hợp và thoải mái nhất để thuốc vào sâu trong âm đạo. Tránh ngâm thuốc với nước quá lâu trước khi đặt. Đồng thời nên sử dụng băng vệ sinh hoặc quần lót để hạn chế thuốc trào ra ngoài.
Chảy máu ngoài sau khi đặt thuốc
Tình trạng chảy máu sau khi đặt thuốc điều trị viêm âm đạo có thể xảy ra do trong quá trình đặt gây tổn thương niêm mạc âm đạo, đặt thuốc không đúng cách, đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Trường hợp bị chảy máu nhiều và kèm theo biểu hiện đau rát, khó chịu, đau bụng dưới nghiêm trọng. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh phát sinh các rủi ro không mong muốn.
Một số lưu ý sau khi đặt thuốc phụ khoa
Trong thời gian đặt thuốc phụ khoa điều trị viêm âm đạo, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Việc đặt thuốc phụ khoa điều trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nhất là người có cơ địa mẫn cảm. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc. Trong trường hợp cần thiết hãy thông báo với bác sĩ để được xử trí đúng cách.
- Nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế tình trạng thuốc rơi ra ngoài. Hoặc bã thuốc tiết ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Trường hợp thuốc bị rơi ra ngoài, bạn cần thay thế bằng 1 viên thuốc khác. Lưu ý không tăng liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ.
- Thông thường, liệu trình đặt thuốc phụ khoa sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc tuỳ thuộc vào chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Người bệnh không lạm dụng thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy biểu hiện đau bụng dữ dội và chảy máu ngoài sau khi đặt thuốc.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Bên cạnh đó, cần vệ sinh vùng kín đúng cách và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt bệnh lý.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về hiện tượng đặt thuốc phụ khoa ra bã thuốc và một số vấn đề liên quan. Theo đó, đây là biểu hiện thường gặp ở nhiều trường hợp nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp đi kèm các biểu hiện bất thường, bạn cần thông báo với bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!