Chữa Viêm Tai Giữa Bằng Tỏi Với 5 Cách Đơn Giản Tại Nhà

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi là biện pháp được nhiều người áp dụng. Mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu gần gũi, dễ tìm và dễ thực hiện. Cách chữa phù hợp với tình trạng viêm mới khởi phát, chưa gây biến chứng nghiêm trọng.

Tác dụng chữa viêm tai giữa của tỏi

Viêm tai giữa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp hiện nay, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trường hợp không khám chữa sớm, viêm tai giữa có thể phát sinh các biến chứng nguy hại sức khỏe, tính mạng.

Tác dụng chữa viêm tai giữa của tỏi
Đau nhức tai, khó nghe, kèm theo sốt cao, đau đầu,… có thể là do bạn đang mắc phải chứng viêm tai giữa

Bệnh hình thành và tiến triển theo các mức độ khác nhau từ cấp đến mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh được cho rằng có liên quan đến các bệnh lý về hô hấp, chúng phát triển không được kiểm soát khiến vi khuẩn, virus lan rộng, ảnh hưởng đến khu vực tai giữa.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như môi trường sống không đảm bảo, ăn uống không đủ chất, vệ sinh tai không đúng cách,… Bệnh khởi phát các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. Trong dó, biểu hiện nhận biết điển hình như đau nhức tai, khó nghe, kèm theo sốt cao, nôn ói,…

Viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có khả năng mắc bệnh tuy nhiên có tỷ lệ thấp hơn. Để điều trị bệnh, hiện nay có nhiều phương pháp được can thiệp. Trong đó có biện pháp điều trị bệnh bằng nguyên liệu thiên nhiên.

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi là một trong các cách được áp dụng. Theo ghi chép Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay nồng đặc trưng. Công dụng của tỏi giúp hành khí trệ, giúp tỳ vị ấm, giải độc và đặc biệt là sát trùng. Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng tỏi làm nguyên liệu chữa bệnh.

Tác dụng chữa viêm tai giữa của tỏi
Dùng tỏi chữa viêm tai giữa nhờ công dụng kháng viêm, giảm sưng, diệt hại khuẩn trong tai giữa

Bên cạnh hỗ trợ điều trị chứng đau bụng, chậm tiêu, vấn đề tiêu hóa như đau bụng do nhiễm lạnh, tiêu chảy, bệnh kiết lỵ,… tỏi còn giúp người mắc chứng viêm tai giữa phục hồi tổn thương. Y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra trong tỏi chứa các hoạt chất chống viêm, chống virus tự nhiên, giúp giảm đau, diệt nấm.

Ngoài ra, tỏi còn chứa vitam C, mangan và salen,… những hoạt chất tốt cho hệ miễn dịch, giúp củng cố và loại bỏ tình trạng nhiễm trùng tự nhiên, ít gây tác dụng phụ. Cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi cũng chính vì thế mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể người bệnh.

Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi

Nhờ mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, tỏi không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn mà còn làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi đơn giản, dễ thực hiện, tham khảo các mẹo chữa dưới đây:

Sử dụng nước cốt tỏi chữa viêm tai giữa

Sử dụng nước cốt tỏi chữa viêm tai giữa là cách được nhiều người áp dụng. Các chất có trong nước cốt thẩm thấu vào trong, tiêu diệt hại khuẩn, nấm ngứa, làm sạch tai giữa. Nhờ đó, tình trạng viêm nhiễm được cải thiện, ngăn biến chứng ảnh hưởng đến khả năng nghe. Cách làm đơn giản như sau:

Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi
Dùng nước tỏi trị viêm tai giữa tại nhà là mẹo đơn giản, dễ áp dụng
  • Chuẩn bị khoảng 5 tép tỏi, lột vỏ rửa sạch để ráo nước.
  • Sau đó cho tỏi vào trong cối sạch giã nhuyễn.
  • Dùng khăn mỏng sạch bọc tỏi lại rồi cho vào bên trong tai bị viêm.
  • Lưu lại trong khoảng 30 phút để hoạt chất thẩm thấu vào trong.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần đến khi triệu chứng khó chịu thuyên giảm hẳn.

Chữa viêm tai giữa bằng dầu tỏi

Hiện nay dầu tỏi được bày bán ở nhiều nơi, bạn có thể sử dụng loại dầu này để hỗ trợ điều trị tình trạng viêm tai giữa. Dầu giúp làm sạch tai giữa, tiêu viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh tìm mua sản phẩm được chiết xuất và bán sẵn ở siêu thị, bạn cũng có thể tự làm dầu tỏi theo cách sau:

  • Dùng củ tỏi, bóc sạch vỏ, rửa sạch để cho ráo nước.
  • Cho tỏi vào cối xay nhuyễn hoặc nghiền nát.
  • Sau đó, cho một cái chảo sạch lên bếp làm nóng.
  • Đổ 2 – 4 muỗng dầu oliu vào trong chảo, cho tỏi vào đun đến khi có mùi thơm.
  • Tắt bếp, lọc lấy phần dầu tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quan trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần sử dụng, lấy một ít dầu làm ấm, nhỏ vào tai 2 – 3 giọt dầu, nằm nghiêng và đặt một ít bông gòn ở tai cho dầu không chảy ra ngoài.
  • Thư giãn trong khoảng 10 phút, kiên trì thực hiện mỗi ngày để bệnh sớm cải thiện.

Lưu ý: Dầu bảo quản trong tủ lạnh chỉ nên dùng trong vòng 3 ngày, sau đó sử dụng dầu mới. Bởi, một số vi khuẩn có thể sinh sôi khiến dầu bị nhiễm khuẩn, tăng khả năng gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Trực tiếp nhét tỏi vào trong tai

Ngoài các cách làm trên, bạn có thể sử dụng tép tỏi cho vào tai để diệt vi khuẩn bên trong tai. Tuy nhiên cần thận trọng với mẹo chữa này. Thực hiện đối với người trưởng thành, không dùng cho trẻ em nhằm phòng ngừa rủi ro tỏi mắc vào trong hốc tai gây ra các vấn đề khác. Tham khảo cách làm:

Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi
Thận trọng khi nhét tỏi vào trong tai, không dùng cho trẻ nhỏ, khi nhét nên chú ý độ sâu
  • Sử dụng 2 – 3 tép tỏi tươi, rửa sạch qua nước muối pha loãng.
  • Sau đó dùng một đoạn băng gạc ngâm vào nước ấm, vắt khô.
  • Cho tỏi vào trong băng gạc bọc lại, đưa vào trong tai.
  • Dùng tay cố định lại để tránh tỏi rơi ra ngoài.
  • Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút để tinh chất thẩm thấu vào trong niêm mạc.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 1 – 2 lần đến khi triệu chứng khó chịu ở tai thuyên giảm hẳn.

Khi thực hiện bạn không nên cố đẩy tỏi vào trong tai để tránh nguy cơ tỏi mắc kẹt bên trong không lấy ra được. Ngoài ra, bạn có thể dùng một chiếc khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước chườm lên vành tai để giảm đau.

Kết hợp dùng tỏi và dầu oliu

Ngoài phương pháp làm dầu tỏi kết hợp dầu oliu, bạn có thể sử dụng hai nguyên liệu này cho vào nồi hấp cách thủy để hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa tại nhà. Cách làm như sau:

  • Sử dụng 3 tép tỏi tươi và 1 ít dầu oliu.
  • Tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt thành nhiều lát mỏng.
  • Cho hỗn hợp tỏi và dầu oliu vào trong bát, hấp cách thủy khoảng 5 phút.
  • Lấy ra, dùng bông y tế thấm nước cốt cho vào tai.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng ngoài tai để giảm đau.

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi và muối

Mẹo chữa viêm tai giữa bằng tỏi kết hợp với muối cũng được nhiều người lựa chọn. Muối có tính sát khuẩn cao, giúp diệt khuẩn gây hại bên trong tai. Hai nguyên liệu hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm tai giữa, đồng thời ngăn nguy cơ bệnh lan rộng, chuyển biến nặng. Tham khảo cách làm đơn giản:

  • Sử dụng 4 – 5 tép tỏi tươi, vài hạt muối.
  • Đun sôi tỏi với 1 cốc nước trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó cho tỏi ra để nguội, nghiền chung với muối.
  • Dùng miếng vải sạch, mỏng bọc hỗn hợp lại rồi cho vào tai bị viêm.
  • Áp dụng mỗi ngày, sau 3 – 5 ngày triệu chứng viêm tai giữa thuyên giảm rõ rệt.

Trên đây là gợi ý các cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi, bạn đọc có thể tham khảo. Vì mẹo dân gian nên hiệu quả còn tùy vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm mà bạn đang gặp phải. Tuy nhiên tốt nhất nên thăm khám bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng tỏi là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp khi bệnh mới khởi phát. Trường hợp tổn thương trong tai nghiêm trọng, chảy nhiều dịch mủ, có vết thương hở cần khám chữa theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm tai giữa
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tỏi chữa viêm tai giữa tại nhà

Khi thực hiện mẹo chữa dân gian, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Tỏi có tính nóng, không nên lạm dụng, dùng lâu có thể khiến da bị kích ứng hoặc bị bỏng rát khó chịu. Người bệnh có da nhạy cảm nên thận trọng với phương pháp này. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Thăm khám và kiểm tra tình trạng tổn thương trong tai trước khi áp dụng mẹo chữa bằng tỏi.
  • Tùy cơ địa, tình trạng viêm nhiễm của mỗi bệnh nhân mà hiệu quả không giống nhau. Người bệnh cần kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ trước khi cho tỏi vào trong tai, dùng nước muối sinh lý rửa và thấm khô để dưỡng chất thẩm thấu tốt nhất.
  • Không dùng các dụng cụ cứng, nhọn cho vào tai để tránh gây tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng đến vết thương.
  • Nếu gặp phải dấu hiệu nóng rát bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xử lý sớm.
  • Kết hợp điều trị bằng mẹo chữa và ăn uống điều độ, thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
  • Trường hợp áp dụng một thời gian không nhận thấy hiệu quả, bạn nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng các cách chữa viêm tai giữa bằng tỏi trên đây đã giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong quá trình trị bệnh. Tuy nhiên nên thận trọng trước khi dùng. Phương pháp dân gian mặc dù lành tính hơn tân dược nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...