Viêm Tai Giữa Xung Huyết

Viêm tai giữa xung huyết là một trường hợp của viêm tai giữa cấp tính. Các triệu chứng của bệnh lý gây giảm thính lực, khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nếu không được điều trị dứt điểm.

Viêm tai giữa xung huyết là gì?

Viêm tai giữa xung huyết được xem là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Thuật ngữ đề cập đến tổn thương ở ống tai giữa, sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ và dẫn đến rỉ dịch (thường là nước, dịch nhầy và không có mủ). Bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên nhân và Hướng Chữa Trị
Viêm tai giữa xung huyết là một trường hợp của viêm tai giữa cấp tính

Đa số các trường hợp bị viêm tai giữa xung huyết đều phát triển chậm và có xu hướng biến mất trong vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên, trường hợp xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng, đồng thời tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân viêm tai giữa xung huyết

Viêm tai giữa xung huyết xảy ra khi ống Eustachian (ống được nối tai giữa với hầu họng) bị viêm. Từ đó dẫn đến tình trạng không gian ống bị thu hẹp một phần hoặc bị đóng hoàn toàn, lâu dần khiến chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa xung huyết 
Viêm tai giữa xung huyết xảy ra khi ống Eustachian (ống được nối tai giữa với hầu họng) bị viêm

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý:

  • Vi khuẩn, virus: Staphylococcus pneumonia, haemophilus influenzae, diphtheroids… được xem là những tác nhân gây ra tình trạng viêm tai giữa và viêm tai giữa xung huyết phổ biến hiện nay.
  • Vệ sinh tai không đúng cách: Thông thường, sau khi thực hiện các hoạt động bơi lội, tắm, lặn biển,... nếu không lau khô vùng tai có thể gây ứ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công và dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.
  • Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, khí thải từ các khu công nghiệp, thiết bị cơ học,... cũng được xem là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa xung huyết.
  • Yếu tố cơ thể: Chủ yếu là do chức năng và cấu trúc của ống eustachian chưa được hoàn thiện. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 2 - 8 tuổi.
  • Không điều trị bệnh dứt điểm: Các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn đầu thường không quá nghiêm trọng, do đó nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian điều trị có thể khiến tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn.
  • Tư thế nằm, ngủ: Người có thói quen nằm ngửa, tai úp xuống giường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lan rộng, đồng thời cản trở quá trình lưu thông khí ở trong tai và môi trường xung quanh.
  • Tắc vòi nhĩ: Tình trạng này có thể do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý về mũi họng,... Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân cụ thể, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán.

Triệu chứng viêm tai giữa xung huyết

Không giống như viêm tai giữa thông thường, trường hợp bị viêm tai giữa xung huyết thường không gây ra tình trạng đau nhức ở tai.

Dấu hiệu nhận biết 
Giảm thính lực là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý:

  • Giảm thính lực
  • Cảm giác ứ đọng trong tai
  • Chất lỏng bị rỉ ra bên ngoài

Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào dịch nhầy ứ đọng trong tai giữa, lúc này tổn thương có xu hướng chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Trong giai đoạn này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Đau nhức tai
  • Sốt
  • Lười ăn, rối loạn giấc ngủ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Dễ cáu gắt

Khác với giai đoạn bệnh lý không có triệu chứng, tình trạng nhiễm trùng tai giữa cần được can thiệp điều trị sớm để phòng ngừa tổn thương thính lực cũng như hạn chế phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa xung huyết có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh lý có thể được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách. Thông thường, bệnh lý ở giai đoạn nhẹ có thể được kiểm soát sau 1 - 2 tuần.

Tuy nhiên, trường hợp chủ quan không điều trị dẫn đến nhiễm trùng tai giữa có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Chuyển sang viêm tai giữa mạn tính
  • Mất thính lực
  • Thủng màng nhĩ
  • Viêm màng não
  • Tổn thương thần kinh
  • Áp xe nội sọ

Đối với trẻ nhỏ bị viêm tai giữa xung huyết, khi giảm/ mất thính lực có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như tư duy so với những trẻ khỏe mạnh. Do đó, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa xung huyết

Viêm tai giữa xung huyết là một trường hợp của bệnh viêm tai giữa cấp tính, thường khởi phát ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh lý mặc dù đáp ứng tốt các biện pháp điều trị nhưng có thể tái phát nhiều lần làm suy giảm thính lực, gây tổn thương tai nghiêm trọng.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa xung huyết 
Đối với trẻ trong giai đoạn bú bình, nên cho trẻ ngồi thay vì nằm bú

Do đó, ba mẹ cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát cho trẻ. Cụ thể:

  • Thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn. Bởi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa và viêm tai giữa xung huyết.
  • Tích cực trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan,... Để tình trạng này kéo dài không chỉ khiến trẻ chậm phát triển, cơ thể suy nhược mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đi vào ống tai và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đối với trẻ trong giai đoạn bú bình, nên cho trẻ ngồi thay vì nằm bú
  • Không để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, khói thuốc lá, xà phòng chứa chất tẩy rửa,... Đồng thời cần giữ không gian sống thông thoáng, thường xuyên giặt giũ mềm, gối, gấu bông,... của trẻ.
  • Ba mẹ nên ưu tiên các thực phẩm có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tình trạng trẻ vào cấu vào tai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ dùng bao tay để hạn chế tình trạng trên.
  • Cần hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tai trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bởi tay là tác nhân trung gian có thể gây ra hàng loại các vấn đề về tai - mũi - họng.

Viêm tai giữa xung huyết có thể được kiểm soát tốt nếu được can thiệp điều trị kịp thời. Trường hợp chủ quan, tự ý điều trị có thể khiến bệnh lý chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...