Chữa Viêm Da Dị Ứng Bằng Thuốc Nam Với 12 Thảo Dược Quý
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Chữa viêm da dị ứng bằng thuốc Nam là phương pháp được dân gian lưu truyền từ lâu đời và vẫn còn hiệu quả cho đến ngày nay. Các loại thuốc Nam được sử dụng chủ yếu là hầu như đều là các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên, thậm chí có những loại còn mọc trong vườn nhà, xung quanh chúng ta. Vậy đó là những loại thảo dược thuốc Nam nào?
Ưu và nhược điểm khi chữa viêm da dị ứng bằng thuốc Nam
Viêm da dị ứng là tình trạng trên da xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau rát, nặng hơn là sưng viêm, chảy dịch… Nguyên nhân là do sự rối loạn hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng từ bên ngoài. Bệnh thường bùng phát chủ yếu vào thời tiết giao mùa hoặc người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên bụi bẩn, phấn hoa hay lông động vật… tiềm ẩn trong không khí.
.
Bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa, vì chỉ những người có cơ địa yếu kém, mẫn cảm mới dễ dàng khởi phát triệu chứng dị ứng khi bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, việc điều trị viêm da dị ứng chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da, phục hồi lại làn da như ban đầu.
Trong rất nhiều cách chữa bệnh như dùng thuốc bôi chữa trị viêm da dị ứng, thuốc Đông y… có một cách cũng rất hiệu quả và được đông đảo người bệnh tin tưởng áp dụng đó là mẹo chữa viêm da dị ứng bằng thuốc Nam.
Phương pháp này sở hữu một số ưu điểm nổi trội như:
- Không chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt, những bài thuốc chữa viêm da dị ứng bằng thảo dược còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc Tây dù sử dụng trong thời gian dài.
- Nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, dễ mua hoặc có sẵn trong vườn nhà phù hợp với những người muốn tiết kiệm chi phí điều trị.
Tuy nhiên, vì các loại thảo dược chữa bệnh đều có dược tính khá thấp, chỉ khi người bệnh kiên trì áp dụng lâu dài mới đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, phương pháp chỉ áp dụng cho những trường hợp bị viêm da dị ứng mức độ nhẹ, vừa khởi phát triệu chứng, không có vết thương hở trên da, nhiễm trùng bội nhiễm mới có kết quả.
Ngược lại, nếu bạn bị viêm da dị ứng nặng, diễn tiến của bệnh ngày càng nghiêm trọng từng ngày không nên áp dụng biện pháp này. Thay vào đó, nên đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt theo phác đồ của bác sĩ.
Gợi ý 12 cách chữa viêm da dị ứng bằng thuốc Nam hiệu quả
Theo y học dân gian, có rất nhiều loại thảo dược thuốc Nam được sử dụng để chữa viêm da dị ứng. Đặc điểm chung của chúng đó là có chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, một số loại còn có khả năng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, dưỡng da, cấp ẩm và chống khô…
Dưới đây là 12 loại thảo dược phổ biến được nhân dân sử dụng để điều trị viêm da dị ứng:
1. Lá trà xanh
Loại lá được nhắc đến đầu tiên trong danh sách này là lá trà xanh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong lá trà xanh có chứa hoạt chất flavonoid được biết đến như một chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, bảo vệ vùng da bị dị ứng khỏi sự tấn công của các tác nhân dị ứng, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Cho vào nồi nước 5 lít đang sôi, cho hết trà xanh vào, thêm 1 thìa muối biển để tăng tính sát khuẩn.
- Tắt bếp khi thấy nước đã chuyển sang màu xanh đậm, đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt hoặc pha vào một ít nước lạnh cho ấm lại rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa vết thương đều được.
- Kiên trì áp dụng biện pháp này trong vòng 1 tuần sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.
2. Lá khế
Lá khế được biết đến với nhiều công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý da liễu như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, nổi mề đay, vảy nến… nhờ đặc tính giải độc, tán nhiệt và kháng viêm, chống khuẩn. Và trong dân gian, bài thuốc Nam chữa viêm da dị ứng cũng đã được nhiều người áp dụng và đem lại kết quả khả quan.
Cách thực hiện
- Dùng 100g lá khế tươi, không sâu rầy, héo úa. Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Đun sôi 2 lít nước, cho lá khế vào đun thêm khoảng 10 phút, đến khi thấy lá héo lại, nước đổi màu thì tắt bếp, đổ nước ra thau.
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị dị ứng hoặc tắm cho trẻ nhỏ đều được. Đối với người lớn, nên kết hợp dùng bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên da để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Thực hiện 3 – 4 lần/ tuần giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh.
3. Lá đơn đỏ
Theo ghi chép trong các tài liệu y học cổ truyền, lá đơn đỏ được biết đến với công dùng thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa viêm nhiễm, chống nhiễm trùng da. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi loại lá này được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… Tùy vào ý thích mà bạn có thể chọn lựa 1 trong 2 cách sau đây, hoặc có thể kết hợp cả 2 để tăng hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện
Cách 1: Uống nước lá đơn đỏ
- Chuẩn bị một nắm nhỏ lá đơn đỏ khoảng 20g, sơ chế sạch sẽ, ngâm nước muối.
- Đun sôi nồi nước 300ml, cho lá đơn đỏ vào nấu trên lửa vừa.
- Kiểm tra thấy nước lá cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước lá ra chén và uống hết khi nước còn ấm.
- Nên nấu 1 lần và chia làm 3 phần nhỏ uống liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Cách 2: Tắm nước lá đơn đỏ
- Dùng 100g cây đơn đỏ, bao gồm phần thân và lá, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng.
- Cho vào nồi nấu sôi lên từ 7 – 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ hết nước là rau thau, cho vào 1 thìa muối biển rồi khuấy lên cho muối tan hết.
- Đợi nước nguội bớt hoặc hòa vào một ít nước ấm sao cho nhiệt độ vừa phải thì dùng để tắm hoặc ngâm rửa da.
4. Lá bàng non
Dùng lá bàng non chữa viêm da dị ứng là bài thuốc Nam được ông bà xưa lưu truyền lại cho đến ngày nay. Nếu ngày xưa chỉ biết rằng dùng lá bàng sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da thì ngày nay y học hiện đại cũng đã chứng minh được điều này. Cụ thể trong lá bàng có chứa nhiều hoạt chất như phytosterol, tanin, flavonoid… Đây đều là những hoạt chất có mặt trong nhiều lại loại Tây trị bệnh da liễu.
Vì vậy, việc sử dụng lá bàng non thường xuyên và đúng cách không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng trên da mà còn kích thích làm lành vết thương, giúp các mô tế bào nhanh chóng liền lại và ngăn ngừa nhiễm trùng trên da.
Cách thực hiện
- Dùng 5 – 7 lá bàng non, tươi, không sâu rầy, nên hái lá bàng non trực tiếp từ trên cây vào lúc sáng sớm là tốt nhất.
- Rửa sạch lá bàng và ngâm vào thau nước muối pha loãng từ 15 – 20 phút để loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt lá.
- Trong thời gian đó, đun sôi nồi nước rồi cho hết số lá bàng non vào nấu 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước lá ra chậu, thêm vào một ít muối biển cho nước ấm ấm để khi ngâm rửa không bị bỏng.
- Có thể áp dụng biện pháp này hằng ngày cho đến khi các triệu chứng viêm da dị ứng thuyên giảm hoàn toàn.
5. Lá đinh lăng
Lá đinh lăng cũng là một trong những loại thảo dược thuốc Nam chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả ai ai cũng biết. Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, lá đinh lăng vốn có đặc tính chống dị ứng, làm giảm sưng viêm rất hiệu quả, không những vậy, nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt. Vì vậy, khi bị viêm da dị ứng bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại lá này để thoát khỏi các triệu chứng bệnh khó chịu.
Cách thực hiện
- Để tăng hiệu quả điều trị, nên kết hợp với lá huyết dụ theo tỷ lệ 2:1.
- Sau khi đã rửa sạch các loại lá thảo dược, cho vào nồi nước sôi và nấu cho đến khi thấy nước thuốc trong nồi cạn xuống còn 1/2 thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước lá thu được cho ra chén, đợi cho nguội bớt thì uống hết. Chú ý không để thuốc qua đêm vì sẽ không còn tác dụng.
6. Cây ngải dại
Theo các tài liệu ghi chép về dược liệu cho thấy, trong cây ngải dại có chứa nhiều thành phần dược dịch gần giống với ngải cứu và được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… Không những vậy, trong tinh dầu ngải dại còn chứa nhiều hoạt chất có đặc tính dưỡng ẩm giảm tình trạng da khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc vảy…
Cách thực hiện
Cách 1: Đắp lá ngải dại
- Ngải dại sau khi hái hoặc mua về nên rửa bằng nước vài lần, sau đó ngâm vào chậu nước muối pha loãng 20 phút để loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
- Vớt lá ra để cho thật ráo nước, cho vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối hạt. Giã cho thật nhuyễn nhừ và tiết ra tinh dầu.
- Làm sạch vùng da bị dị ứng bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng, thấm khô bằng bông băng. Sau đó đắp trực tiếp lá ngải dại lên da, có thể dùng băng gạc để quấn cố định.
- Đợi khoảng 20 – 30 phút cho các dược chất thẩm thấu vào da, bã lá ngải dại khô hết nước thì gạt bỏ, rửa sạch da bằng nước ấm.
Cách 2: Tắm nước lá ngải dại
- Rửa sạch 100g lá ngải dại tươi, không sâu rầy hay lẫn tạp chất. Cũng đem ngâm lá ngải dại vào nước muối 15 phút cho sạch hết vi khuẩn.
- Cho lá ngải dại vào nồi nước đang sôi, thêm vào 2 thìa muối biển hạt to nấu thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước lá ngải dại ra chậu, hòa vào một ít nước lạnh cho nước bớt nóng rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
- Có thể dùng bã lá ngải dại chà xát thật nhẹ lên da để tăng hiệu quả trị bệnh.
7. Cây sài đất
Nếu đã nhắc đến các loại thảo dược thuốc Nam được dùng để chữa viêm da dị ứng thì không thể nào bỏ qua cây sài đất. Theo dân gian truyền lại, loại dược liệu này có chứa một số thành phần kháng viêm, chống khuẩn, đồng thời có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc làn da hiệu quả. Từ đó, cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau rát, giảm sưng… trên da.
Cách thực hiện
- Dùng 50g lá sài đất tươi hoặc khô đều được.
- Đem rửa lá qua vài lần nước và ngâm vào thau nước muối pha loãng. Nếu dùng lá sài đất khô thì bỏ bước này.
- Đun sôi 500ml nước, cho lá sài đất vào nấu cho đến khi nước sôi bùng lên thì tắt bếp.
- Chắt lọc lấy phần nước lá ra chén, nếu đậm đặc quá có thể pha thêm một ít nước ấm và uống hết trong ngày.
- Để tăng hiệu quả trị bệnh, bạn có thể kết hợp bài thuốc uống nước lá và đắp bã lá sài đất.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần liên tục trong vòng 20 ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
8. Lá trầu không
Từ lâu, lá trầu không đã được sử dụng điều trị phổ biến các bệnh về da liễu, hô hấp, tiêu hóa rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu áp dụng đúng cách. Theo các nghiên cứu, trong lá trầu không có chứa một số hoạt chất có tính sát khuẩn, chống viêm tự nhiên, làm se da và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Chính vì lẽ đó mà nhiều người còn sử dụng loại lá này để điều trị ghẻ lở, lang ben, tổ đỉa, vảy nến… mức độ nhẹ.
Cách thực hiện
- Dùng 100g lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng cho sạch vi khuẩn, bụi bẩn.
- Đun sôi nồi nước 3 lít, cho hết số lá trầu không đã chuẩn bị vào nồi cùng 2 thìa to muối biển.
- Khi nước sôi bùng trở lại, nước lá ngả màu nâu thì tắt bếp. Đổ nước ra thau rồi thêm nước lạnh vào cho bớt nóng rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa đều được.
- Cách này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em bị viêm da dị ứng, nổi rôm sảy, chàm sữa… rất hiệu quả.
9. Lá ổi
Lá ổi là loại lá rất phổ biến, dễ tìm hái hoặc mua mà lại không hề đắt đỏ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong lá ổi có chứa hàm lượng cao chất tanin được chứng minh là có khả năng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm da dị ứng, giảm đau, giảm ngứa ngáy… Vì vậy, đừng ngần ngại thử ngay cách này để đạt
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 10 lá ổi tươi, không quá non cũng không quá già, ngâm qua nước muối rồi rửa vài lần qua nước sạch.
- Cho lá ổi vào nồi, đổ nước ngập mặt lá rồi nấu cho đến khi nước sôi bùng lên, ngả màu thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước lá ổi ra chén uống khi còn ấm và uống hết trong ngày.
- Đồng thời, để tăng hiệu quả điều trị bạn cũng có thể dùng bã lá ổi đắp trực tiếp hoặc chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm do dị ứng.
10. Lá lốt
Không chỉ được biết đến là loại nguyên liệu dùng trong chế biến thức ăn, lá lốt còn được sử dụng phổ biến trong điều trị số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da dị ứng. Tất cả là nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của một số thành phần sau: ancaloit, benzyl axetat, beta-caryophylen, flavonoid… Thậm chí, tinh dầu lá lốt còn có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, điển hình như vi khuẩn tụ cầu vàng Staphycoloccu gây tổn thương da.
Cách thực hiện
- Dùng 50g lá lốt tươi, nếu là lá lốt mọc tự nhiên càng tốt và một ít muối biển.
- Lá lốt đem rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt. Sau đó, vớt ra để cho thật ráo nước.
- Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối biển
- Vệ sinh vùng da dị ứng bằng nước muối sinh lý trước. Sau đó đắp trực tiếp lá lốt lên da, dùng băng gạc quấn cố định lại trong vòng 30 phút.
- Rửa sạch lại da bằng nước mát và thấm bằng khăn bông.
- Nên áp dụng mẹo này 2 lần/ ngày và liên tục trong vòng 2 – 3 tuần để đạt được hiệu quả rõ rệt.
11. Rau sam
Theo các tài liệu y học, rau sam vốn có tính hàn, vị chua nhẹ được sử dụng chủ yếu với mục đích giảm ngứa, giảm viêm, sát trùng nhẹ, làm dịu, giải độc da… Chính vì vậy mà loại rau này cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da dị ứng nói riêng và các bệnh lý da liễu nói chung.
Cách thực hiện
- Dùng 250g rau sam tươi rửa sạch qua nhiều nước để loại bỏ bụi bẩn, ngâm nước muối 20 phút. Vớt ra để ráo nước và cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Cho vào nồi nước nấu trên lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn xuống còn 1/3 lượng nước ban đầu thì lọc ra chén, chia làm 2 lần và uống hết trong ngày.
12. Lá tía tô
Lá tía tô là loại rau thơm xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày để tăng thêm hương vị cho món ăn. Không những vậy, theo ghi chép trong các tài liệu vị thuốc Nam, lá tía tô còn là vị thuốc có tác dụng chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả nhờ khả năng kháng viêm, chống khuẩn mạnh. Nhờ đó mà làm giảm các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa rát.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, ngâm vào nước muối và rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ sạch vi khuẩn.
- Đun sôi nồi nước 3 lít, cho lá tía tô vào nấu, thêm vào 1 thìa muối biển rồi nấu thêm 2 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau rồi hòa thêm một ít nước lạnh để khi ngâm rửa không bị bỏng.
- Có thể tận dụng phần bã lá để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị.
Lời khuyên dành cho người điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc Nam
Chữa viêm da dị ứng bằng thuốc Nam là một trong những phương pháp chữa bệnh phổ biến được nhiều người áp dụng và được chính các bác sĩ điều trị hướng dẫn cách thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì biện pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm, nếu áp dụng không cẩn thận có thể gây ra tác dụng phụ hoặc làm giảm tác dụng của thảo dược.
Vì vậy, để đạt hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ và tuân thủ tuyệt đối các điều lưu ý sau đây:
- Để sử dụng loại thảo dược hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, đảm bảo không dị ứng với cơ thể, tốt nhất nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
- Khi sử dụng các loại thuốc Nam thảo dược nên ưu tiên sử dụng những loại mọc tự nhiên hoặc được trồng trong vườn nhà. Nếu mua hãy chọn những cơ sở bán thuốc Nam uy tín, có tiếng để đảm bảo nguồn thuốc chất lượng, cho kết quả cao khi sử dụng.
- Đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, không có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Lưu ý không áp dụng cho những trường hợp các tổn thương dị ứng trên nền vết thương hở, chảy máu, nứt nẻ… để tránh gây nhiễm trùng.
- Đối với các loại thuốc bôi hoặc đắp từ thảo dược, bắt buộc phải vệ sinh làm sạch vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn trước khi áp dụng.
- Để việc điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc Nam đạt được hiệu quả rõ rệt, người bệnh cần kết hợp với việc chăm sóc da, chú ý dưỡng ẩm và che chắn, bảo vệ da hằng ngày.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, nếu vẫn chưa biết được nguyên nhân vì sao bản thân bị viêm da dị ứng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống khoa học, uống nhiều nước, tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng, chất kích thích… gây hại cho cơ thể.
Trên đây là gợi ý 12 loại thảo dược thuốc Nam chữa viêm da dị ứng phổ biến và hiệu quả cao được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để được tư vấn kỹ hơn về cách thực hiện cũng như được theo dõi về diễn tiến của bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!