Buồn Ngủ Nhiều: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Hay Buồn Ngủ

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Buồn ngủ nhiều là tình trạng rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải từ người già cho đến người trẻ. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở những người có thể trạng sức khỏe không tốt. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng buồn ngủ nhiều và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Buồn ngủ nhiều
Buồn ngủ nhiều là tình trạng phổ biến nhưng nếu buồn ngủ liên tục dù đã ngủ đủ vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đáng lo ngại

Tình trạng buồn ngủ nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

Buồn ngủ là một trạng thái cần được ngủ ngay lập tức hoặc ngủ trong thời gian dài. Đây được xem là một dấu hiệu bình thường báo hiệu việc cơ thể cần nghỉ ngơi và ngủ để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, buồn ngủ định kỳ theo từng thời điểm cố định trong ngày khác với việc buồn ngủ nhiều, nhất là vào ban ngày mặc dù bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, do bạn thiếu ngủ vào ban đêm hoặc có thể là một trong những dấu hiệu sớm của một số bệnh lý sau:

1. Một số bệnh lý về rối loạn giấc ngủ

Việc buồn ngủ nhiều thường xuyên, khao khát được ngủ mãnh liệt cho dù đã ngủ bao nhiêu tiếng vào ban đêm đi chăng nữa thì nguy cơ cao bạn đang mắc một số bệnh lý rối loạn giấc ngủ sau:

  • Hội chứng ngủ rũ: Hội chứng này còn được gọi là chứng bệnh ngủ gà. Đây là một dạng rối loạn thần kinh do sự mất cân bằng hóa học bên trong não bộ, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát giấc ngủ theo nhịp sinh học và suy giảm sự tỉnh táo của con người. Hầu như những người mắc hội chứng ngủ rũ thường có đặc điểm chung là buồn ngủ cực độ bất kỳ lúc nào và không cưỡng lại được cơn buồn ngủ kéo đến.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là tình trạng quá trình thở của người bệnh bị tắc nghẽn khiến cho việc lưu thông không khí bị gián đoạn, ít thì 10 giây hoặc nhiều hơn và tình trạng này có thể diễn ra rất nhiều lần trong đêm. Hội chứng này khiến người bệnh trở nên uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ nhiều vào ban ngày, kèm theo đó là đau đầu hoặc ngáy rất to trong lúc ngủ.
  • Hội chứng chân tay không yên: Đây là một trong những hội chứng phổ biến và rất kỳ lạ khi mà tay chân không chịu ở yên một chỗ, phải động đậy và kèm theo cảm giác như có kiến bò râm ran rất khó chịu. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, ngủ không yên giấc và buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
  • Hội chứng Kleine-Levin: Hội chứng này khá hiếm gặp nhưng không phải là không có. Đây là tình trạng buồn ngủ cực độ chủ yếu xảy ra ở những người trẻ tuổi, hầu hết là nam giới. Nếu được ngủ họ có thể ngủ đến 20 tiếng/ ngày, có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi và gặp khó khăn trong việc thức dậy. Những người gặp phải tình trạng này còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đói bụng liên tục và tăng nhu cầu quan hệ tình dục.
  • Rối loạn nhịp sinh học: Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến thường xảy ra ở những người thường xuyên thức đêm như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, công nhân… Tình trạng thức đêm ngủ ngày thường xuyên khiến cho giờ giấc bị đảo lộn dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, buồn ngủ nhiều, cơ thể uể oải, mệt mỏi…
Buồn ngủ nhiều
Mắc phải một số hội chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ nhiều vào ban ngày

2. Bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một trong những bệnh lý về thần kinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng lại ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại vì nhiều nguyên nhân. Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể mắc phải, không phân biết độ tuổi hay giới tính.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm như mệt mỏi, đầu óc mơ màng, không tập trung, buồn ngủ cả ngày lẫn đêm, suy nghĩ tiêu cực, không muốn tiếp xúc với người khác, thậm chí có ý nghĩ về việc tự sát. Ngay lúc này, bạn cần tìm đến bác sĩ tâm lý để được điều trị càng sớm càng tốt vì trầm cảm kéo dài tiềm ẩn rất nhiều điều nguy hiểm khó lường.

3. Dấu hiệu cơ thể bị thiếu sắt

Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể của con người. Nhiệm vụ của nó là tổng hợp nên các tế bào hemoglobin tạo ra hồng cầu, cung cấp oxy và dưỡng chất đến não bộ, đảm bảo quá trình hoạt động thuận lợi của các cơ quan.

Chính vì lẽ đó mà không được để thiếu sắt vì sắt chính là yếu tố quan trọng lên hệ thần kinh của con người. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn bạn sẽ gặp phải trình trạng suy nhược, rối loạn hệ thần kinh gây mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm và mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.

4. Bệnh tiểu đường

Theo một số nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường thường có xu hướng mệt mỏi và không thể kiểm soát được cơn buồn ngủ của mình, đặc biệt là buồn ngủ vào ban ngày. Bên cạnh đó, nếu kèm theo các triệu chứng thèm ngọt, mệt mỏi… thì bạn có thể hoàn toàn nghi ngờ việc bản thân đang mắc bệnh tiểu đường. Hãy sớm đến bệnh viện để được xét nghiệm kiểm tra và can thiệp điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Bệnh lý tim mạch

Tình trạng buồn ngủ nhiều, mệt mỏi và tinh thần kiệt quệ được các chuyên gia đánh giá là một trong những dấu hiệu sớm của các bệnh lý về tim mạch. Vì khi bị bệnh tim, quá trình tuần hoàn máu bị trì trệ, gián đoạn lưu thông khiến cho các chất thải được lọc ra trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy dần theo thời gian trong các mô tế bào. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến cho hệ thần kinh bị ức chế, căng thẳng và gây mệt mỏi.

Tuy nhiên, chỉ với biểu hiện buồn ngủ nhiều rất khó để chẩn đoán là bệnh tim mạch vì căn bệnh này khá đặc thù và dễ bị nhầm lẫn trong việc phân biệt với các bệnh lý khác gây ra. Để chẩn đoán chính xác bệnh tim cần dựa vào thêm các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở…

Buồn ngủ nhiều
Buồn ngủ nhiều, tức ngực, khó thở… là một trong những dấu hiệu sớm của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm

6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên thì tình trạng buồn ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm còn xuất phát từ lối sống kém khoa học, thói quen sống thiếu lành mạnh như:

  • Thường xuyên thức khuya, ngủ ngày thức đêm, chịu nhiều căng thẳng mệt mỏi và áp lực với công việc.
  • Thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng khiến cơ thể bị mất căng bằng dinh dưỡng, trong đó điển hình là một số vitamin khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin C, vitamin B12…

Những cách giúp cải thiện tình trạng buồn ngủ nhiều không kiểm soát

Tình trạng buồn ngủ nhiều không phải vấn đề quá nghiêm trọng và cách khắc phục cũng không quá khó. Trường hợp buồn ngủ nhiều xuất phát từ bệnh lý chắc chắn bạn phải thăm khám và can thiệp y khoa để điều trị dứt điểm bệnh tật.

Ngược lại, nếu cảm giác buồn ngủ nhiều chỉ xảy ra thoáng qua, do cơ thể mệt mỏi hay kiệt sức, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau đây để thoát khỏi tình trạng buồn ngủ và lấy lại nhịp sinh học bình thường:

1. Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi

Áp lực công việc, học tập quá sức trong thời gian dài khiến cho đôi mắt của bạn mỏi nhừ và tạo cảm giác buồn ngủ khó cưỡng lại. Lúc này, bạn nên ngừng công việc đang làm lại một chút và thực hiện những cách để thư giãn đôi mắt. Hãy thử thực hiện theo những mẹo đơn giản sau đây:

  • Nhắm mắt lại và dùng tay massage nhẹ nhàng vùng mí mắt, thực hiện liên tục trong vòng vài phút.
  • Một bài tập khác cho mắt cũng rất đơn giản bạn có thể thực hiện: dùng một cây bút đặt cách xa tầm nhìn một cánh tay, tập trung nhìn nó và từ từ di chuyển cây bút từ từ về phía bạn cho đến khi nhìn thấy rõ. Sau đó lại di chuyển nó ra xa về lại vị trí ban đầu. Cứ lặp đi lặp lại động tác này trong khoảng 10 – 15 lần để đạt được kết quả giúp kiểm soát hoạt động điều tiết mắt tốt hơn.
  • Khuyến khích bạn sử dụng dung dịch nhỏ mắt với độ pH phù hợp và kết hợp dùng viên uống thực phẩm chức năng omega-3 nhằm tăng cường thị lực cho mắt.

Đây là những phương pháp giúp cải thiện chức năng của mắt, kích thích mắt hoạt động khỏe mạnh và hơn thế nữa là ngăn chặn những cơn buồn ngủ đột ngột vào ban ngày.

2. Đứng dậy đi dạo vài phút

Theo lời khuyên của các chuyên gia, ngay khi cơn buồn ngủ ập đến bạn nên dừng công việc lại và đứng dậy đi dạo loanh quanh khoảng 5 – 10 phút. Việc đi dạo có thể kết hợp với việc đi vệ sinh, đi lấy nước uống hoặc trò chuyện cùng bạn bè, đồng nghiệp… Cách này sẽ giúp xua tan ngay tức thì cơn buồn ngủ và sự mệt mỏi. Vì theo các nghiên cứu khoa học, chỉ cần đứng dậy đi bộ 10 phút sẽ giúp kéo dài sự tỉnh táo liên tục trong vòng 2 tiếng thông qua việc bơm oxy lên não và các cơ bắp.

3. Uống nước

Không phải tự nhiên mà các chuyên gia khuyến cáo bạn cần phải uống nhiều nước trong một ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều này vì hầu hết chúng ta chỉ uống nước khi cảm thấy cổ họng khô, mệt mỏi, lờ đờ khi thiếu nước. Vì vậy, hãy chủ động uống nước trước khi cơ thể sử dụng hết năng lượng dẫn đến buồn ngủ và mệt mỏi. Nếu bạn không thích uống nước nhiều, hãy thay thế bằng các loại nước ép rau củ quả như cam, táo, dứa, cần tây, dưa hấu, dâu tây… để vừa kích thích vị giác vừa cải thiện sức khỏe.

Buồn ngủ nhiều
Uống đủ nước giúp cơ thể hoạt động năng suất, giảm mệt mỏi và xua tan cơn buồn ngủ

4. Ăn vặt nhẹ

Một số món ăn vặt lành mạnh bạn nên sử dụng khi đột nhiên cảm thấy buồn ngủ như các loại hạt, sữa, sữa chua, trái cây… Đây là những loại thực phẩm vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp đánh bay cơn buồn ngủ. Hầu hết những món ăn nhẹ này đều có chứa lượng đường tự nhiên tốt cho sức khỏe, phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết – một trong những nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ.

5. Điều chỉnh nguồn ánh sáng

Nguồn ánh sáng tại nơi bạn đang ngồi quá yếu cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy cơn buồn ngủ liên tục. Vì vậy, nếu ở chỗ làm việc hãy kiểm tra xem có đủ ánh sáng hay không. Nếu nguồn sáng quá yếu, hãy tăng nguồn sáng lên một chút, tốt hơn nữa nên ưu tiên chọn những vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc có cửa sổ.

Việc tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh sẽ tác động đến nhịp sinh học của cơ thể, ổn định chu kỳ thức – ngủ, từ đó làm giảm cơn buồn ngủ, kích thích sự tỉnh táo của não bộ. Ngoài ra, hằng ngày bạn nên dành ít nhất 15 phút để tắm nắng sớm. Đây là một cách rất hiệu quả giúp cơ thể thư giãn, tận hưởng nguồn ánh sáng tốt cho sức khỏe và điều khiển nhịp sinh học, cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

6. Học cách tập hít thở

Áp lực quá lớn đôi khi khiến chúng ta quên mất cách hít thở sâu, chậm rãi để thư giãn đầu óc và giúp tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc thay đổi thói quen hít thở từ từ trong thời gian dài sẽ mang lại sự kích thích lớn cho sức khỏe.

Khi cơn buồn ngủ ập đến đột ngột, hãy tạm dừng công việc, thả lỏng cơ thể, tưởng tượng bản thân giống như một quả bóng bay và hít thở giống như việc bạn đang bơm khí vào trong, sau đó thở ra thật chậm rãi. Thực hiện cách hít thở này liên tục tối thiểu trong vòng một phút sẽ giúp ổn định tâm trạng, tăng cường cung cấp oxy cho não bộ, xua tan cảm giác mệt mỏi và đánh bay cơn buồn ngủ.

7. Nghe nhạc

Kết quả một số nghiên cứu khoa học cho thấy âm nhạc là chất xúc tác giúp cải thiện tâm trạng, ổn định cảm xúc, thậm chí nó còn được xem là “công cụ” để chữa lành tâm hồn. Không những vậy, khi cảm thấy buồn ngủ quá mức hãy thử nghe một bản nhạc hay mà mình yêu thích để thoát khỏi cơn buồn ngủ đang dần bủa vây não bộ. Âm nhạc sẽ làm giảm sự nhàm chán và nâng cao khả năng tập trung, cải thiện chất lượng công việc của bạn.

Buồn ngủ nhiều
Hãy thử nghe một bản nhạc để xua tan sự nhàm chán trong công việc và lấy lại sự tỉnh táo

8. Rửa mặt bằng nước lạnh

Tiếp xúc với nhiệt độ của nước lạnh một cách đột ngột chắc chắn sẽ khiến cho cơ thể tỉnh táo tức thì, dù bạn có đang ngủ say đến mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, khi cảm thấy hơi buồn ngủ hãy đi rửa mặt hoặc tắm nước lạnh nếu có thể. Cách này sẽ giúp đánh bay cơn buồn ngủ của bạn, đồng thời kích thích tuần hoàn máu giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn, tăng hiệu suất làm việc và học tập.

9. Sử dụng cà phê đánh bay cơn buồn ngủ

Với những người mắc chứng mất ngủ, khó ngủ thì cà phê là thức uống không nên sử dụng. Tuy nhiên, với những người buồn ngủ nhiều với tần suất thường xuyên thì sử dụng một cốc cà phê vào mỗi buổi sáng và đầu giờ chiều sẽ giúp duy trì trạng thái tỉnh táo, tinh thần minh mẫn để làm việc cả ngày.

Theo các chuyên gia, trong não bộ có chứa một loại hormone mà adenosine – chất này có nhiệm vụ tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng cường hoạt động trao đổi chất và tạo ra cảm giác buồn ngủ thông qua việc làm chậm hoạt động của các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, đối với các tế bào thần kinh thì chất caffein có khả năng tương tự như adenosine nhưng lại không ức chế hoạt động của tế bào nên bạn cảm thấy vô cùng tỉnh táo, không còn buồn ngủ.

Tuy nhiên, cần lưu ý hoạt chất caffein thường mất ít nhất 20 phút mới phát huy tác dụng và mất khoảng 3 – 4 tiếng mới có thể hấp thu hết. Vì vậy, hãy chọn thời điểm uống cà phê thích hợp, chẳng hạn như đối với những người làm việc theo giờ hành chính thì thời gian uống cà phê hợp lý nhất là từ 9 – 10 giờ sáng và 13 giờ chiều sau khi nghỉ trưa.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ tối đa 400mg caffein (trung bình 240ml cà phê tương đương 100mg caffein). Không nên vượt quá ngưỡng cho phép này để tránh gây phản tác dụng, bạn trở nên mệt mỏi hơn, có những trường hợp bị say cà phê hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó chịu, bồn chồn và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Buồn ngủ nhiều
Uống cà phê đúng thời điểm giúp kích thích não bộ duy trì sự tỉnh táo và chống buồn ngủ hiệu quả

10. Vận động, tập thể dục thể thao

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp tăng cường sức khỏe toàn diện mà còn là phương pháp cải thiện tình trạng buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Theo các chuyên gia, một số bộ môn thể thao đơn giản như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, aerobic, yoga… đem lại rất nhiều lợi ích như thúc đẩy tuần hoàn máu, mang dưỡng chất và oxy đi nuôi các tế bào, não bộ và xua tan cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.

Chú ý khi mới bắt đầu tập luyện nên tập từ từ với các bài tập đơn giản, ngắn như chạy bộ hoặc đi dạo. Sau đó, khi đã quen dần với cường độ tập luyện, hãy đến phòng tập để được chuyên gia hướng dẫn các bài tập nâng cao để đạt hiệu quả tối ưu hơn.

11. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe và đánh bay tình trạng buồn ngủ nhiều là một chế độ đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo omega-3, magie, kẽm, canxi và vitamin D, vitamin B12, chất xơ… và đủ các bữa ăn chính gồm ăn sáng, ăn trưa và ăn phụ. Cụ thể:

  • Ăn sáng: Tuyệt đối không nên bỏ qua bữa ăn sáng để đổi lấy 10 phút ngủ nướng. Thói quen này không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày mà còn khiến cho cơ thể bạn bị thiếu hụt năng lượng, mất cân bằng quá trình trao đổi chất dẫn đến buồn ngủ nhiều hơn, giảm sút hiệu suất công việc.
  • Ăn trưa: Bữa ăn trưa chỉ cần ăn nhẹ và ăn vừa đủ, tránh ăn quá no để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là ăn gần sát giờ đi ngủ. Khi thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng, thậm chí làm giảm đường huyết nếu sử dụng các loại thực phẩm tinh chế carbohydrate khiến bạn buồn ngủ khó cưỡng. Vì vậy, thay vì ăn quá nhiều món thì bạn nên giảm bớt, ăn ít đi và giảm số lượng thịt cá thay bằng rau củ quả sẽ tốt hơn.
  • Thêm bữa ăn phụ: Việc ăn ít vào bữa chính và tăng cường các bữa ăn pụ sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết, dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời, các bữa ăn phụ với những món ăn lành mạnh sẽ giúp cung cấp thêm năng lượng để bạn làm việc hiệu quả.
Buồn ngủ nhiều
Ăn đầy đủ các bữa chính với các loại thực phẩm giàu năng lượng, tốt cho trí não sẽ giúp đánh bay cơn buồn ngủ, duy trì trạng thái tỉnh táo

Tóm lại, buồn ngủ nhiều là tình trạng phổ biến, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và cũng có rất nhiều cách để khắc phục. Bạn hoàn toàn có thể lấy lại nhịp sinh học tự nhiên bằng những cách đơn giản thực hiện ngay tại nhà hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu những cơn buồn ngủ kéo dài là do bệnh lý. Hãy sớm tìm đến các bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý phù hợp và phòng ngừa những rủi ro ngoài ý muốn cho sức khỏe.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...