Trào Ngược Dạ Dày Ra Máu Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Thế Nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày nôn ra máu không phải hiện tượng thường gặp, nhưng một khi xuất hiện lại là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, tiềm tàng nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Triệu chứng ra sao và phương pháp điều trị thế nào? Câu trả lời được các chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nôn ra máu
Với bất cứ bệnh lý nào, việc tìm hiểu nguyên nhân khởi phát bệnh là bước vô cùng quan trọng giúp xây dựng lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Đối với bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu thường xuất hiện do một số lý do như:
- Giãn, vỡ mạch máu: Vì một số lý do như u máu trong gan, loạn sản mạch máu,… gây ra hiện tượng mạch máu ở dạ dày, tá tràng căng phình, tổn thương, giãn ra, thậm chí vỡ dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu có vai trò vô cùng quan trọng trong cầm máu. Vậy nên, khi lượng tiểu cầu bị giảm nhẹ, người bệnh thường có những biểu hiện như ho khạc ra máu, chảy máu cam, dễ bầm tím, đi đại tiện phân dính máu,…
- Xơ gan – Nguyên nhân trào ngược dạ dày khạc ra máu: Xơ gan dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng các đường tĩnh mạch thực quản và dạ dày bị phình giãn quá mức rồi tự vỡ, dẫn đến việc chảy máu đường ruột.
- Thiếu vitamin K: Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ra máu chính là thiếu vitamin K. Bởi loại vitamin này tham gia vào quá trình làm đông máu, giúp ngăn ngừa mất máu do những thương tổn bên ngoài. Vậy nên, khi cơ thể thiếu vitamin K sẽ gây hiện tượng chảy máu tại các mao mạch.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, trào ngược dạ dày khạc ra máu còn do một số nguyên nhân khác như: Chấn động tâm lý mạnh, căng thẳng kéo dài, sử dụng thuốc Tây bừa bãi, nhiễm vi khuẩn HP, chế độ ăn uống không khoa học,…

Triệu chứng người bệnh dễ gặp nhất
Triệu chứng mà bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu thường rất dễ nhận biết, cụ thể, người bệnh sẽ có một số biểu hiện sau đây:
- Nôn ra máu: Đây là biểu hiện chắc chắn ai cũng sẽ gặp khi mắc bệnh lý này. Cụ thể sẽ có 2 trường hợp nôn ra máu, đó là nôn ra máu tươi (quá trình xuất huyết xảy ra ở thực quả hoặc dạ dày) hoặc nôn ra máu nâu đen có kèm thức ăn (quá trình xuất huyết xảy ra ở phần trên của hệ tiêu hóa).
- Thiếu máu: Tình trạng nôn ra máu kéo dài khiến chỉ số hồng cầu trong cơ thể giảm mạnh, người bệnh sẽ bị thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
- Da nhợt nhạt thiếu sức sống: Thiếu máu kéo dài là nguyên nhân khiến da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống. Đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh thường gặp nhất.
- Đau bụng, đặc biệt ở thượng vị: Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau bụng, đặc biệt là vùng bụng giữa rốn và thực quản. Kèm theo đó là một loạt biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, khó tiêu,…
- Đại tiện ra phân đen: Lượng máy chảy trong đường tiêu hóa dưới tác dụng của dịch vị và dịch ruột sẽ khiến hồng cầu chuyển thành màu đen. Bên cạnh đó, phân thường đen sệt và bốc mùi hôi thối kèm theo chất nhầy.
- Chán ăn, mệt mỏi: Tất cả những biểu hiện nôn ra máu, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu,… khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, gây suy nhược cơ thể.
- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biểu hiện khác như: Tụt huyết áp, không đi tiểu hoặc tiểu ít hơn 3 lần/ngày, mạch đập nhanh trên 120 nhịp/phút, có dấu hiệu lơ mơ, tinh thần không tỉnh táo.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Sữa Chua Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Trào ngược dạ dày khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là một hồi chuông báo động sức khỏe đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dưới đây:
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương lớp niêm mạc. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ gặp những triệu chứng nhẹ như: Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn,…. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kéo dài sẽ chuyển biến mức độ nặng, gây triệu chứng nôn khạc ra máu, đi ngoài ra phân đen.
Trào ngược dạ dày nôn ra máu do xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu niêm mạc bao tử khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do áp lực stress, hút thuốc, uống rượu thường xuyên. Vậy nên, tỉ lệ nam giới mắc căn bệnh này cũng cao hơn hẳn nữ giới.
Viêm đại tràng co thắt
Với những ai bị đại tràng co thắt giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ gặp các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, chướng bụng, khó tiêu. Nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, dẫn đến trào ngược dạ dày ra máu, nôn mửa, thiếu máu, sụt cân,…

Viêm loét niêm mạc dạ dày
Bệnh lý viêm loét niêm mạc dạ dày cũng gây hiện tượng trào ngược bao tử nôn ra máu. Bởi do nhiễm vi khuẩn HP, làm dụng thuốc kháng sinh, ăn uống bừa bãi hay stress kéo dài khiến dạ dày bị tổn thương, xuất hiện ổ viêm loét gây chảy máu, xuất huyết bao tử,…
Ung thư dạ dày gây trào ngược dạ dày nôn ra máu
Trào ngược dạ dày khạc ra máu là một biểu hiện thường thấy khi bị ung thư. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp những biểu hiện khác như: Sụt cân, buồn nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu,… Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài, lượng vi khuẩn HP trong dạ dày phát triển với tốc độ nhanh và số lượng lớn,…
Phương pháp chẩn đoán bệnh chuẩn nhất
Để biết được chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý để đưa ra biết pháp điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện chẩn đoán thông qua việc trao đổi trực tiếp về biểu hiện, tiểu sử về bệnh. Đồng thời, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm/thủ thuật sau:
- Nội soi dạ dày: Các bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi xuống thực quản, rồi đến dạ dày và tá trạng thông qua đường miệng hoặc đường mũi. Đây là thủ thuật được đánh giá là an toàn và có hiệu quả cao trong việc phát hiện các tổn thương trong hệ tiêu hóa.
- Chụp X- quang có Baryt: Đây là phương pháp sử dụng tia X chụp lại thực quản – dạ dày phổ biến. Người bệnh sẽ được uống thuốc cản quang để làm tăng tương phản trên phim chụp, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác tình trạng bên trong hệ tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu: Các chỉ định xét nghiệm máu nhằm mục đích kiểm tra công thức máu toàn phần, giúp đánh giá lượng máu bị mất đi. Từ đó, xác định mức độ bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu đang ở mức độ nào.
Cách điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu hiệu quả nhất
Trào ngược dạ dày ra máu là tình trạng bệnh nguy hiểm, cần được chữa trị kịp thời để tránh gây những biến chứng đe dọa đến tính mạng. Vậy nên, ngay khi có triệu chứng khởi phát, người bệnh cần đến khám tại bệnh viện để tiến hành kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị đối với từng mức độ khác nhau.
Áp dụng mẹo dân gian
Với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, sau khi được sơ cứu cầm máu, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị ngay tại nhà.
- Sử dụng nghệ kết hợp mật ong
Nghệ và mật ong vốn dĩ là 2 dược liệu quý có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, thúc đẩy gia tăng tốc độ làm lành tổn thương. Nhờ đó, tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày được cải thiện tích cực.
Cách thực hiện: Thái củ nghệ thành lát mỏng rồi đun sôi trong 5 phút. Sau đó chắt lấy nước nghệ, cho thêm 1 thìa mật ong vào và khuấy đều, uống mỗi ngày trước các bữa chính để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng cam thảo cầm màu hiệu quả
Cam thảo được biết đến với công dụng an thân và cầm máu rất tốt. Vậy nên, trà cam thảo thường được đưa vào danh sách thức uống của những người đang điều trị trào ngược dạ dày ra máu.
Cách thực hiện: Lấy 4 – 5 lát cam thảo khô đem rửa sạch, sau đó cho vào ấm hãm với nước sôi trong 10 phút. Sau đó rót ra và uống mỗi ngày.

- Củ dền tái tạo hồng cầu
Trong củ dền có chứa nhiều flavonoid và beta – carotene mang tác dụng kích thích tủy sống sản xuất hồng cầu mới. Do đó, các món từ củ dền được khuyến khích sử dụng trong suốt thời kỳ điều trị bệnh.
Cách thực hiện: Rửa sạch củ dền, cạo vỏ và cắt thành các miếng nhỏ. Sau đó đem ép lấy nước uống. Bạn có thể mix thêm 1 số loại quả khác như ổi, táo, lê, kiwi,… để tăng hương vị thơm ngon cho nước ép củ dền.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Người bị trào ngược nôn ra máu sẽ được chỉ sử dụng thuốc Tây y tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng các loại thuốc Tây thường đi kèm nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, không được sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều lượng, liệu trình,…

Dùng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao với tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Đồng thời, với thành phần 100% dược liệu thiên nhiên nên phương pháp này hạn chế tối đa tác dụng phụ, lại giúp nâng cao thể trạng tổng quan của cơ thể.
- Bài thuốc 1: Bài thuốc Sơ can bình vị có thành phần như bồ chính sâm, tam thất, bạch thược, ô tặc cốt, kim ngân hoa, bắc sài hồ. Các dược liệu trên được điều chế thành chế phẩm đặc trị trào ngược dạ dày chỉ trong thời gian ngắn sử dụng.
- Bài thuốc 2: Bài thuốc có các dược liệu như sinh địa, cam thảo, hoàng cầm, bồ hoàng, trắc bá diệp, a giao, chi tử. Người bệnh cũng tiến hành sắc lấy nước uống hằng ngày. Sau 1 thời gian sử dụng (khoảng 2 tuần) sẽ giảm tình trạng xuất huyết, đau bụng, chướng bụng, đi ngoài phân đen.
- Bài thuốc 3: Sử dụng các nguyên liệu gồm quế chi, đại táo, bạch thược, hương phụ, can khương, cam thảo, cao lương lương. Đem sắc nước uống mỗi ngày từ 2 – 3 cốc, chỉ sau 7 ngày có thể giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà thầy thuốc sẽ gia giảm từng thành phần dược liệu trong đó. Vậy nên, dù là thành phần 100% dược liệu thiên nhiên, bạn cũng cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Phẫu thuật, nội soi điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Phương pháp phẫu thuật, nội soi sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh như sau:
- Đối với tình trạng nôn ra máu kéo dài, máu chảy ồ ạt, dùng thuốc không có tác dụng.
- Người bệnh đã được truyền trên 10 đơn vị máu nhưng tình trạng bệnh chưa thuyên giảm.
- Chẩn đoán xuất huyết dạ dày mức độ nặng hoặc bị thủng dạ dày.
Tùy từng trường hợp sẽ tiến hành từng loại phẫu thuật khác nhau. Hiện nay, các phương pháp nội soi phổ biến như: Dùng tia laser, dùng đầu nhiệt, dùng chất cầm máu xịt tại chỗ, kim chích hoặc dùng kẹp cầm máu.
Cách phòng tránh nguy cơ trào ngược dạ dày nôn ra máu
Đối với những người đang có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày nôn ra máu hoặc những người mới điều trị khỏi bệnh, việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt vô cùng quan trọng để tránh bệnh tiến triển hoặc quay trở lại.
Trào ngược dạ dày thổ huyết nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày:
- Các món ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như hoa quả, trái cây.
- Các thực phẩm có tác dụng giảm tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Bánh mì, khoai, sắn, trứng, mật ong, nghệ,…
- Uống các loại trà thanh lọc cơ thể, tăng cường đề kháng: Trà gừng, trà thảo mộc, trà hoa cúc,…

Thực phẩm cần kiêng kị khi bị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Dưới đây là các thực phẩm mà người bệnh cần kiêng kị mà bác sĩ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị:
- Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay, ngọt, mặn: Xúc xích, lạp xưởng, ớt, tiêu, bánh ngọt, đường,…
- Đồ ăn chua, lên men như dưa muối, cà muối, măng ngâm,…
- Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá gây kích thích niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế đồ ăn dai, cứng, khó tiêu hóa bởi chúng sẽ làm tổn thương dạ dày và đường tiêu hóa.
- Tuyệt đối không ăn thực phẩm sống như gỏi, tiết canh, rau sống,… bởi chúng làm lạnh và đau bụng và tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa. Vậy nên, xây dựng một chế độ lành mạnh, khoa học là điều không thể thiếu:
- Tránh thức khuya, tránh làm việc quá căng thẳng, cần có thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
- Không ăn quá nhanh, nên ăn chậm và nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đảm bảo đầy đủ bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày.
- Bạn nên kê gối cao khoảng từ 15 – 20 cm giúp tạo sự chênh lệch giữa dạ dày và thực quản, ngăn ngừa axit trào ngược từ bao từ lên.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao đề kháng cơ thể. Chuyên gia khuyến cáo thời gian tối ưu từ 30 – 45 phút với các bài tập như chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, tập tạ,…
- Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khoảng thời gian được khuyến nghị là 6 tháng kiểm tra định kỳ sức khỏe tổng quát cơ thể 1 lần.
Có thể thấy, trào ngược dạ dày nôn ra máu là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên, để đảm bảo an toàn tính mạng, người bệnh cần được thăm khám, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe hiện tại.
Xem thêm:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!