Tràn Dịch Khớp Gối Đắp Lá Gì? Các loại thuốc đắp hiệu quả

Tràn dịch khớp gối đắp lá gì? Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều loại lá thảo dược phù hợp trong điều trị tràn dịch khớp gối. Dùng đắp ngoài da giúp giảm đau, kích thích máu huyết lưu thông, giảm sưng phồng khó chịu. Đắp lá thảo dược lành tính, an toàn cho các đối tượng mới khởi phát tràn dịch khớp gối.

Tràn dịch khớp gối đắp lá thảo dược có hiệu quả?

Tràn dịch khớp gối là một trong những trường hợp tràn dịch khớp thường gặp nhất hiện nay. Bệnh gây ra các cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói riêng có liên quan đến nhiều yếu tố.

Tràn dịch khớp gối đắp lá thảo dược có hiệu quả?
Tràn dịch khớp gối ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Trong đó có thể kể đến như do tuổi tác cao, xương khớp lão hóa tự nhiên, do chấn thương, làm việc quá sức, thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh,… Lượng dịch ở ổ khớp bị tích tụ nhiều hơn, khiến bao hoạt dịch khớp sưng phồng, chèn ép lên các cơ quan lân cận.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị, tràn dịch khớp gối nghiêm trọng có thể gây hoại tử, tổn thương khớp gối, đầu xương, lan rộng cơn đau sang các vùng lân cận, ảnh hưởng khả năng vận động, thậm chí có nguy cơ khiến người bệnh bị bại liệt.

Hiện nay, có nhiều biện pháp được ứng dụng nhằm điều trị, kiểm soát tình trạng tràn dịch khớp gối. Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa, chọc hút dịch hay phẫu thuật,… Tuy nhiên, các biện pháp Tây y thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Do đó, hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn tin dùng các bài thuốc dân gian điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ. Trong đó, sử dụng các bài thuốc đắp khớp gối có tác dụng cải thiện cơn đau, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Vậy, tràn dịch khớp gối nên đắp lá gì? Người bệnh có nhiều sự lựa chọn trong việc tìm kiếm loại lá thảo dược điều trị bệnh lý này.

So với thuốc tân dược, thuốc dân gian thường lành tính, ít nguy cơ phát sinh phản ứng phụ cho người bệnh. Thích hợp áp dụng cho đối tượng mới khởi phát đau nhức, tràn dịch khớp gối nhẹ, không sưng phồng hay nóng đỏ nghiêm trọng khớp gối. Theo đó, người bệnh có thể dùng lá lốt, lá ngải cứu, lá đinh lăng,… làm thuốc đắp ngoài da để cải thiện triệu chứng tại nhà.

Tràn dịch khớp gối đắp lá thảo dược có hiệu quả?
Sử dụng lá thảo dược đắp trực tiếp lên vị trí bị đau mỏi, sưng phồng

Vì là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả chậm hơn so với thuốc tân dược, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Đồng thời, để tăng hiệu quả, người bệnh nên kết hợp chăm sóc, bảo vệ xương khớp bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đều độ, khoa học hơn.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì? Có nhiều loại lá thảo dược được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối. Các loại lá đắp ngoài da thường là dạng có tính ấm, giúp kháng viêm, giảm đau, tránh tình trạng tràn dịch khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Tham khảo ngay một số loại dưới đây:

1. Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì? Đắp lá tía tô

Sử dụng lá tía tô chữa tràn dịch khớp gối được nhiều người áp dụng. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, loại lá này còn chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, như vị thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.

Theo đó, lá tía tô chứa lượng tinh dầu lớn với các chất như hydrocumin, L perrilla, alcohol, limonen,… cầm máu, chống nhiễm khuẩn, tăng tiết mồ hôi, giúp giãn mạch ngoài da. Đặc biệt đối với tình trạng suy giảm chức năng xương khớp, các hoạt chất này giúp ổn định khớp, giảm triệu chứng nhức mỏi, sưng viêm do tụ dịch khớp.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Sử dụng lá tía tố hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà

Đồng thời, từ xưa ông bà ta cũng đã ghi chép công dụng hữu hiệu quả loại cây này. Lá tía tô có tính ấm, vị cay, tác dụng giải uất, phát tán phong hàn, giúp giải độc cho cơ thể, giảm đau,… Chính vì thế, sử dụng lá tía tô đắp ngoài da giúp hỗ trợ người bệnh tràn dịch khớp gối giảm sưng đau khó chịu. Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 50g lá tía tô, ngâm rửa với nước muối pha loãng, để ráo nước.
  • Sau đó cho thảo dược vào cối sạch giã nát, đắp trực tiếp lên vùng đầu gối đang bị sưng viêm.
  • Có thể dùng băng gạc cố định lại, nằm nghỉ ngơi 20 – 30 phút.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần để sớm ghi nhận được hiệu quả tốt nhất.

2. Sử dụng lá dây đau xương đắp khớp gối

Đắp dây đau xương chữa tràn dịch khớp gối cũng là cách làm được áp dụng rộng rãi hiện nay. Loại cây này từ xưa đã được sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh lý xương khớp, trong đó có hiện tượng tràn dịch khớp gối. Hiện nay, y học tìm thấy trong dây đau xương có chứa hoạt chất giúp chống viêm, cải thiện hiện tượng sưng phồng khớp gối.

Cụ thể, chất alkaloid có trong dây đau xương giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, giúp tổn thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, chất dinorditerpen glucosid có trong dây đau xương còn giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm cơn đau nhức khó chịu khi bị tràn dịch khớp gối. Sử dụng loại thảo dược này chườm đắp ngoài da đơn giản theo các bước:

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Sử dụng dây đau xương đắp chữa tràn dịch khớp gối là cách được nhiều người áp dụng
  • Hái một nắm lá dây đau xương, kết hợp với sinh khương, lá lốt, lá cây lưỡi hổ để tăng hiệu quả điều trị.
  • Sau khi rửa sạch, bạn mang nguyên liệu thái nhỏ hoặc giã nhuyễn.
  • Trộn vào một ít rượu trắng hoặc bạn cũng có thể sử dụng giấm ăn.
  • Tiếp đến bọc hỗn hợp vào trong miếng vải mỏng sạch, đắp lên vị trí bị đau mỏi.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 1 – 2 lần giúp sớm cải thiện triệu chứng khó chịu.
  • Ngoài kết hợp với các nguyên liệu kể trên, nếu bạn không có sẵn, có thể dùng đơn độc dây đau xương chườm đắp đầu gối.

3. Chữa tràn dịch khớp gối nhẹ với lá lốt

Lá lốt không chỉ được sử dụng làm nguyên liệu chế biến các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, loại lá này còn là vị thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, mẹo đắp lá lốt chữa tràn dịch khớp gối được nhiều người quan tâm và thực hiện.

Theo ghi chép, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng tự nhiên, có tác dụng ôn trung, chỉ thống, tán hàn, tiêu viêm,… Bên cạnh đó, trong loại lá này còn chứa nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng tràn dịch khớp gối khó chịu như đau nhức, khó đi lại, vận động, ứ dịch, máu huyết tại khớp gối.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Sử lá lốt giã nát chườm đắp vị trí bị nhức mỏi

Đắp lá lốt giã nát trong một thời gian, hiện tượng nhức mỏi được cải thiện đáng kể. Không những vậy, quá trình lưu thông máu cũng tốt hơn, giúp người bệnh phòng ngừa nguy cơ tràn dịch khớp gối trở nên nghiêm trọng. Tham khảo ngay cách đắp lá lốt đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, kết hợp với 25g ngải cứu, 30g hy thiêm để tăng hiệu quả.
  • Sau khi nguyên liệu rửa sạch, vớt để ráo rồi tiến hành giã nát.
  • Trộn vào hỗn hợp thêm nửa muỗng cà phê muối biển.
  • Cho hỗn hợp vào túi vải mỏng, cột lại rồi chườm lên khớp bị sưng phồng, nhức mỏi.

4. Đắp ngải cứu trị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối nên đắp lá gì? Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng lá lốt đắp chữa tràn dịch khớp gối. Loại lá cây này có tính ấm, vị cay đắng nhẹ, được dùng trong điều trị các vấn đề xương khớp nhờ công dụng kháng viêm, giảm đau.

Ngoài ra, y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra, trong ngải cứu chứa nhiều hoạt chất kháng viêm mạnh mẽ. Sử dụng kiên trì một thời gian, hiện tượng sưng phồng khớp gối được cải thiện, tuần hoàn máu tốt hơn, giảm tổn thương mô sụn khớp, giúp tình trạng tràn dịch khớp gối được kiểm soát hiệu quả hơn.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Tràn dịch khớp gối đắp lá gì? Đắp ngải cứu giảm đau, giảm sưng

 

Tham khảo ngay cách dùng dưới đây:

  • Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, ngâm rửa sạch sẽ để ráo nước.
  • Sau đó cho vào cối giã với 3 muỗng cà phê muối biển, không giã quá nát.
  • Tiếp đến cho hỗn hợp lên chảo, sao nóng trên lửa nhỏ.
  • Đổ hỗn hợp ra miếng vải mỏng, chườm lên vùng đầu gối bị đau mỏi.
  • Lưu ý cẩn thận nhiệt độ quá nóng khiến da bị bỏng.

5. Tràn dịch khớp gối nên đắp lá gì? Lá cây chó đẻ

Cây chó đẻ hay còn được gọi là cây diệp hạ châu, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, chẳng hạn tình trạng tràn dịch khớp gối. Theo ghi chép, loại cây này có vị đắng, tính mát, giúp thông huyết mạch, tán ứ, tiêu viêm, lương huyết, sát trùng nhẹ,… giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Sử dụng cây chó đẻ chữa tràn dịch khớp gối nhẹ tại nhà

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng chỉ ra trong loại cây này chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, alcaloid phyllanthin, isobubialin,…. Chúng có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu huyết, giúp tổn thương khớp mau chóng phục hồi. Tham khảo cách làm như sau:

  • Sử dụng khoảng 30g lá cây chó đẻ, rửa sạch.
  • Cho vào nồi nấu cùng với 1 lít rượu gạo.
  • Đun đến khi rượu rút hết nước thì cho hỗn hợp vào cái khăn mỏng.
  • Chườm đắp lên vùng đầu gối bị sưng đau.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6. Sử dụng lá đinh lăng chữa tràn dịch khớp gối

Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, ngoài ra còn là vị thuốc nam quen thuộc của nhiều người. Loại cây này có thể được tận dụng từ phần lá đến rễ làm thuốc chữa bệnh, trong đó điển hình là các bệnh lý về xương khớp. Theo ghi chép, lá đinh lăng có tính mát, vị đắng, ngọt nhẹ, có tác dụng thông huyết, tán ứ, giúp tổn thương mau chống phục hồi,…

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Lá đinh lăng được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp

Sử dụng lá đinh lăng làm thuốc chữa tràn dịch khớp gối từ trong ra ngoài. Theo đó, người bệnh có thể dùng lá cây sắc nấu nước uống hoặc đắp ngoài da. Các hoạt chất có trong lá cây giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm đau nhức khó chịu, tránh cứng khớp, giúp thư giãn các cơ, giảm sưng, duy trì vận động cho người bệnh. Cách dùng như sau:

  • Sử dụng khoảng 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo nước.
  • Cắt nhỏ, sau đó cho lá đinh lăng vào cối sạch, giã nhuyễn với một chút muối.
  • Đắp hỗn hợp lên đầu gối bị sưng đau, lưu lại trong khoảng 30 phút rồi rửa đầu gối lại bằng nước ấm.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 lần, sau 10 ngày các triệu chứng tràn dịch khớp gối có dấu hiệu thuyên giảm dần.

7. Bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối từ lá chìa vôi

Cây chìa vôi là vị thuốc dân gian được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có tình trạng tràn dịch khớp gối. Theo ghi chép, cây chìa vôi có tính mát, hơi the, vị chua và chút đắng. Tác dụng của thảo dược giúp thông kinh, khử khuẩn, lợi tiểu, phá huyết, mạnh gân cốt, chữa tê thấp, sưng đau,…

Ngoài ra, y học hiện đại cũng chỉ ra, trong cây chìa vôi chứa nhiều thành phần dưỡng chất thích hợp cho đối tượng đang mắc bệnh xương khớp. Có thể kể đến như chất xơ, vitamin C, protid, carotene,… Chúng hỗ trợ người bệnh giảm viêm nhiễm, giúp sát trùng vùng tổn thương, tăng cường đề kháng cho người bệnh.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Sử dụng dây đau xương đắp lên vùng đầu gối bị tổn thương nhức mỏi

Bên cạnh đó, cây chìa vôi còn giúp làm dịu cảm giác khó chịu, giảm đau nhức, sưng tấy đầu gối do tràn dịch gây ra. Sử dụng lá cây chìa vôi đắp chữa bệnh theo cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng một nắm lá chìa vôi kết hợp lá thầu dầu tía, dây đau xương.
  • Nguyên liệu rửa sạch, sau đó để ráo rồi giã nát.
  • Cho nguyên liệu lên chảo, sao nóng với giấm hoặc một ít rượu.
  • Đổ hỗn hợp ra tấm vải mỏng, chườm lên vùng bị tổn thương.
  • Sử dụng băng gạc cố định, nghỉ ngơi trong khoảng 2 tiếng.
  • Áp dụng cách làm này kiên trì mỗi ngày 2 lần để kiểm soát triệu chứng tràn dịch khớp gối.

8. Tràn dịch khớp gối nên đắp lá gì? Đắp là phèn đen

Cây phèn đen là thảo dược thiên nhiên được dùng làm thuốc trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về đau nhức, phù thũng, ứ huyết, sưng đầu gối,… Ngoài tên gọi phèn đen, nhiều người còn gọi loại cây nay là diệp hạ châu mạng hay cây chè nộc. Sử dụng phèn đen chườm đắp đầu gối bị tràn dịch khớp là cách được dân gian lưu truyền rộng rãi.

Tràn dịch khớp gối nên đắp là gì hỗ trợ điều trị bệnh?
Phương pháp đắp chữa tràn dịch khớp gối bằng cây phèn đen được nhiều người áp dụng

Người bệnh có thể sử dụng phần lá cây hoặc phần rễ để điều trị bệnh. Thời gian thu hái loại cây này là quanh năm, do đó người bệnh dễ dàng tìm hái và làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh giai đoạn nhẹ. Khi thu hái về, có thể rửa sạch rồi phơi khô sử dụng dần. Cách đắp phèn đen chữa tràn dịch khớp gối thực hiện đơn giản:

  • Sử dụng nắm lá cây phèn đen tươi, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó để ráo nước.
  • Cho lá cây vào cối sạch giã nát, đắp trực tiếp lên đầu gối bị sưng viêm, dùng băng gạc băng lại cố định.
  • Nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút cho dưỡng chất thẩm thấu, áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần giúp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối.

Trên đây là một vài gợi ý về các loại lá đắp chữa tràn dịch khớp gối tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Trường hợp đầu gối bị sưng viêm nặng nề, bạn đọc nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi dùng lá thảo dược đắp trị tràn dịch khớp gối

Sử dụng các bài thuốc đắp tại nhà hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Bởi so với thuốc tân dược, mẹo chữa ít gây tác dụng phụ, lành tính hơn. Tuy nhiên khi áp dụng, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Lưu ý khi dùng lá thảo dược đắp trị tràn dịch khớp gối
Sử dụng lá thảo dược đắp lên vùng đầu gối bị đau mỏi giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhẹ
  • Phương pháp đắp lá thảo dược ngoài da chỉ mang lại tác dụng hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhẹ. Người bệnh tràn dịch khớp gối nghiêm trọng, sưng viêm nặng nề cần được khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tác dụng của thảo dược thường chậm hơn so với thuốc tân dược, do đó người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc đắp chỉ mang lại tác dụng tạm thời, do đó bệnh nhân không nên thay thế hoàn toàn cho các thuốc đặc trị đã được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, việc đắp thuốc sẽ không tác động toàn diện, loại bỏ gốc rễ gây bệnh. Do đó, bệnh nhân được khuyến khích nên kết hợp theo dõi y tế và điều trị tại nhà.
  • Kiên trì áp dụng, đối với các bài thuốc có sao nóng, nên lưu ý nhiệt độ để tránh làm bỏng da. Nếu khớp sưng phù nhiều không nên áp dụng các bài thuốc có sử dụng nhiệt nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Kết hợp điều trị bằng thuốc dân gian chườm đắp ngoài da, người bệnh nên điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp hơn. Ăn uống đầy đủ, duy trì vóc dáng, tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe.

“Tràn dịch khớp gối đắp lá gì?”, hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này. Trong tự nhiên có nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên bạn đọc nên lựa chọn loại phù hợp. Đồng thời, thăm khám y tế chẩn đoán mức độ tổn thương, viêm nhiễm để có biện pháp can thiệp đúng, an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Lễ ra mắt bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản trong nhiều năm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc công bố hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang với nhiều ưu điểm và sự khác biệt về công thức, bảng thành phần. Xem thêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mề đay vô căn

Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả, An Toàn

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được chỉ định sử dụng...
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Tay Và Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân là biểu hiện thường gặp ở những...
Dùng lá kinh giới chữa mề đay hiệu quả với 5 cách đơn giản

Dùng Lá Kinh Giới Chữa Mề Đay Hiệu Quả Với 5 Cách Đơn Giản

Dùng lá kinh giới chữa mề đay là cách chữa được áp dụng rộng rãi...