Thuốc Trị Viêm Xoang

Các loại thuốc trị viêm xoang hiện nay có thể bao gồm dạng xịt hoặc dạng viên uống, đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Từ đó người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu khó chịu, đẩy nhanh quá trình lành thương và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần. Ở bài viết dưới đây bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về 7 loại thuốc phổ biến, cho hiệu quả cao và an toàn nhất. 

Thuốc trị viêm xoang dạng xịt

Thuốc trị xoang dạng xịt được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì cho hiệu quả nhanh chóng, ít gặp tác dụng phụ hơn thuốc đường uống.

Benita

Thuốc viêm xoang Benita được sử dụng chủ yếu cho những trường hợp bị viêm xoang dị ứng, có thể theo mùa hoặc không theo mùa. Benita được kiểm định về độ an toàn, chất lượng nên có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Thuốc có thành phần chính là corticosteroid dạng hít, natri carboxymethylcellulose, budesonide, budesonide,....
Liều dùng: Mỗi ngày dùng 256mcg, thời điểm thích hợp là sử dụng vào buổi sáng hoặc chia đều sáng - tối.

Benita được kiểm định về độ an toàn, chất lượng nên có thể dùng cho trẻ em
Benita được kiểm định về độ an toàn, chất lượng nên có thể dùng cho trẻ em

Cách dùng:

  • Đầu tiên vệ sinh mũi thật sạch, lắc nhẹ chai rồi mở nắp.
  • Người bệnh cầm chai thuốc thẳng đứng, hướng lên trên rồi đặt đỉnh chai thuốc vào lỗ mũi, bơm liều lượng đúng như chỉ định.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại, sau khi xịt xong thì đóng nắp bảo vệ.

Chỉ định:

  • Dùng cho trường hợp bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc không.
  • Điều trị viêm mũi dị ứng do rối loạn vận mạch.
  • Benita điều trị polyp mũi, ngăn ngừa polyp tái phát sau phẫu thuật.

Chống chỉ định:

  • Bệnh lao, suy gan.
  • Trẻ dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Benita.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mề đay.
  • Mẩn ngứa.
  • Phù mạch.
  • Chảy máu cam.
  • Xuất huyết mũi.
  • Sốc phản vệ.

Meseca

Một trong những thuốc trị viêm xoang tốt nhất hiện nay là Meseca. Thuốc có chứa thành phần Fluticasone Propionate - một dạng Corticosteroid tổng hợp. Nhờ vậy, Meseca cho hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm sưng viêm ở niêm mạc mũi xoang, ức chế phản ứng dị ứng, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Liều dùng:

  • Trẻ từ 4 - 12 tuổi xịt 1 lần/bên mũi/ngày vào buổi sáng.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn xịt 2 lần/bên mũi/ngày vào buổi sáng.

Cách dùng:

  • Hỉ sạch mũi và vệ sinh hai bên mũi thật sạch.
  • Bạn lắc đầu chai xịt, mở nắp bảo vệ.
  • Hướng thẳng ống thuốc vào từng bên mũi, xịt đúng liều lượng được khuyến cáo.

Chỉ định:

  • Điều trị và dự phòng bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa.
  • Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 4 tuổi.
  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Meseca.

Tác dụng phụ:

  • Chảy máu cam.
  • Kích ứng ở niêm mạc mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Nhức đầu.
  • Viêm họng.
  • Hắt hơi.
  • Buồn nôn.
  • Nổi phát ban.

Avamys

Avamys là thuốc điều trị viêm xoang được bác sĩ chỉ định sử dụng khá phổ biến hiện nay, được nhập khẩu từ Anh Quốc. Thành phần chính trong Avamys là Fluticasone kết hợp cùng một số tá dược khác vừa đủ. Loại thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm viêm nhiễm, giảm sung huyết, phù nề, từ đó đẩy lùi tình trạng sổ mũi, hắt hơi cho người bệnh viêm xoang.

Avamys là thuốc điều trị viêm xoang được bác sĩ chỉ định sử dụng khá phổ biến hiện nay
Avamys là thuốc điều trị viêm xoang được bác sĩ chỉ định sử dụng khá phổ biến hiện nay

Liều dùng:

  • Trẻ từ 2 - 11 tuổi: Mỗi ngày xịt 1 lần, có thể tăng lên 2 lần với trường hợp bệnh nặng.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Dùng liều khởi đầu là 2 lần/ngày, sau đó duy trì liều 1 lần/ngày.

Cách dùng:

  • Bạn vệ sinh sạch mũi, lắc kỹ bình xịt rồi mở nắp.
  • Đưa đầu chai xịt hướng vào trong lỗ mũi, dùng tay ấn mạnh nút màu xanh trên chai để xịt lần lượt vào từng bên mũi.
  • Sau cùng lấy khăn sạch lau mềm lau sạch rồi đậy nắp lại.

Chỉ định:

  • Bệnh viêm xoang dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
  • Avamys cũng điều trị viêm mũi dị ứng.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân dưới 2 tuổi.
  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Avamys.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu.
  • Nóng rát mũi.
  • Nước mũi lẫn máu.
  • Ngạt mũi.
  • Chảy máu cam.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Suy vỏ thượng thận.
  • Phát ban.

Otilin

Thuốc trị viêm xoang dạng xịt Otilin được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Việt Nam, hiện đang được các bác sĩ khuyến khích sử dụng rất nhiều. Thuốc có chứa thành phần chính là Xylometazolin hydroclorid có tác động đến niêm mạc mũi, gây co mạch, từ đó giảm lượng máu qua mũi, tránh tình trạng sung huyết.
Liều dùng: Người trên 12 tuổi xịt 1 - 2 nhát mỗi bên mũi, từ 2 - 3 lần mỗi ngày, không xịt quá 4 lần/ngày.
Cách dùng:

  • Sau khi vệ sinh sạch mũi, bạn lắc đầu chai xịt.
  • Để lộ thuốc thẳng đứng, mở nắp và xịt lần lượt từng bên mũi với liều lượng đã được chỉ định.

Chỉ định:

  • Người bệnh bị viêm xoang, viêm mũi cấp hoặc mãn tính.
  • Dị ứng đường hô hấp trên, cảm mạo, cảm lạnh, đau đầu.

Chống chỉ định:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Otilin.
  • Đang sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng không dùng Otilin.

Tác dụng phụ:

  • Kích ứng tại chỗ.
  • Cảm giác bỏng rát, khô hoặc bị loét niêm mạc.
  • Hắt hơi.
  • Sung huyết.
  • Đau đầu.
  • Buồn nôn.

Thuốc điều trị viêm xoang dạng uống

Bên cạnh các loại thuốc trị viêm xoang dạng xịt, người bệnh có thể sử dụng thuốc dạng uống theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả nhanh chóng và an toàn.

Amoxicillin

Amoxicillin thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp viêm xoang hoặc viêm đường hô hấp trên có nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Loại thuốc này có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều chủng khuẩn như tụ cầu, khuẩn liên cầu, Haemophilus influenzae, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành thương do viêm xoang.

Amoxicillin thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp viêm xoang
Amoxicillin thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp viêm xoang

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống 500 - 1000mg/lần và 2 - 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: Uống 25 - 50mg/kg, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày nếu nhiễm khuẩn nhẹ và 80 - 100mg/kg/ngày nếu nhiễm khuẩn nặng.

Cách dùng: Uống thuốc Amoxicillin cùng nhiều nước, sau khi ăn no.
Chỉ định:

  • Điều trị viêm xoang.
  • Amoxicillin chữa bệnh về đường hô hấp trên do nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Amoxicillin.
  • Bị tăng bạch cầu đơn nhân do virus không nên dùng Amoxicillin.
  • Thận trọng với người bị suy giảm chức năng thận.

Tác dụng phụ:

  • Phát ban ngoài da.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Erythromycin

Thuốc trị viêm xoang Erythromycin thuộc nhóm Macrolid, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn. Thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn Gram âm và Gram dương, từ đó khiến chúng bị tê liệt hoàn toàn.
Liều dùng:

  • Người lớn uống 250 - 500mg/ngày, chia thành 2 - 4 lần.
  • Trẻ trên 8 tuổi uống 30 - 50mg/kg/ngày.
  • Trẻ 2 - 8 tuổi uống 1g/ngày.
  • Trẻ dưới 2 tuổi uống 500mg/ngày.

Cách dùng: Uống thuốc Erythromycin cùng nhiều nước, sau khi ăn no.
Chỉ định: Người viêm xoang bị dị ứng với thuốc kháng sinh Cephalosporin hoặc Penicillin.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Erythromycin.
Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.
  • Phát ban.

Azithromycin

Thuốc Azithromycin cũng là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, được đánh giá cao nhờ khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm xoang như Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia pneumonia, Pneumococcus,... Tuy nhiên loại thuốc này không có tác dụng đối với tình trạng nhiễm trùng xoang do virus.

Thuốc Azithromycin cũng là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid
Thuốc Azithromycin cũng là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid

Liều dùng:

  • Trẻ em uống 10mg/kg/ngày đầu, trong 4 ngày tiếp theo uống 5mg/kg/ngày.
  • Người lớn uống ngày đầu 500mg, 4 ngày tiếp theo uống 250mg/ngày.

Cách dùng: Người bệnh uống thuốc cùng nhiều nước, có thể dùng trước hoặc sau khi ăn đều được.
Chỉ định: Điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn.
Chống chỉ định: Không dùng Azithromycin cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn.
  • Ói mửa.
  • Đau bụng.
  • Khó chịu trong dạ dày.
  • Đi ngoài phân lỏng.
  • Thay đổi thính giác.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm xoang

Trong quá trình dùng thuốc trị viêm xoang, để đạt được hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối, bạn nên chú ý:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, không được lạm dụng hoặc tự ý tăng, giảm liều lượng dễ gặp tác dụng phụ.
  • Không được kết hợp nhiều loại thuốc trị viêm xoang với nhau, điều này có thể gây tương tác thuốc cùng nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thông thường, thời gian điều trị viêm xoang tốt nhất là từ 10 - 21 ngày, tuy nhiên nếu các triệu chứng biến mất nhanh chóng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngưng dùng thuốc.
  • Những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân suy gan, suy thận, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc điều trị khác cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc viêm xoang.
  • Bệnh nhân bị xoang cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm, nhiều vitamin C, Omega 3, thực phẩm có tính kháng viêm, diệt khuẩn và uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Kiêng đồ ăn nhiều đường, thực phẩm chứa chất béo bão hòa hoặc món ăn có nguy cơ cao gây dị ứng, đồ ăn cay nóng.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích nếu không muốn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Nên vệ sinh tai mũi họng hàng ngày bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, đảm bảo môi trường sống, làm việc luôn sạch sẽ, khô thoáng.
  • Người bệnh có thể xông mũi bằng tinh dầu hoặc hơi nước nóng giúp loại bỏ tác nhân gây viêm xoang tốt hơn.

Người bệnh có thể xông mũi bằng tinh dầu hoặc hơi nước nóng
Người bệnh có thể xông mũi bằng tinh dầu hoặc hơi nước nóng

Khi nào bệnh nhân viêm xoang nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân viêm xoang nên gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Bệnh viêm xoang tiến triển ở mức độ nặng, có khả năng gây biến chứng về não, đường hô hấp, hệ thần kinh.
  • Người bệnh bị sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, đau đầu, sốt cao, mệt mỏi kéo dài.
  • Khi dùng thuốc trị viêm xoang gặp tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, phát ban, buồn nôn, đau đầu, choáng váng.
  • Sau một thời gian dùng thuốc viêm xoang hoặc áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không có hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc danh sách 7 loại thuốc trị viêm xoang cho hiệu quả cao, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng nhất hiện nay. Mỗi loại thuốc có tác dụng, ưu điểm và phù hợp với từng trường hợp nhất định, vì thế tốt nhất bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng, tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...