Các Biện Pháp Phục Hồi Chức Năng Cho Người Viêm Khớp Dạng Thấp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp là phương pháp hiệu quả giúp duy trì khả năng vận động bình thường cho người bệnh và hạn chế nguy cơ bị biến dạng khớp. Cùng tìm hiểu một số biện pháp phục hồi chức năng đem lại hiệu quả cao và áp dụng phổ biến trong bài viết sau. 

Vì sao nên thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh khớp tự miễn mạn tính phổ biến. Đây là tình trạng viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp dẫn đến tổn thương màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn và sụn khớp.

phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp
Thực hiện phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp là biện pháp an toàn, đem lại hiệu quả cao trong điều trị

Khi mắc bệnh, số lượng khớp bị viêm ban đầu chỉ một khớp ở các vị trí như khớp nhỏ ở bàn tay, khớp gối và lan dần sag các khớp khác. Các khớp bị viêm thường được biểu hiện với một số triệu chứng đặc trưng như đau nhức nhiều, có dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng nhưng ít đỏ ít nóng. Giai đoạn này thường kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.

Khi bệnh kéo dài dai dẳng không điều trị đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát, số lượng khớp bị tổn thương và phá hủy ngày càng tăng lên. Một vài vị trí điển hình như khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp khuỷa… Tính chất viêm khớp ở giai đoạn này có tính đối xứng, sưng cứng, đau nhức nhiều, đặc biệt là lúc về đêm gần sáng gây hạn chế khả năng vận động, di chuyển đi lại của người bệnh.

Biến chứng viêm khớp dạng thấp là điều không người bệnh nào muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng tỷ lệ bị teo cơ, suy yếu cơ, cứng khớp, biến dạng khớp, kéo theo làm giảm sức bền của cơ thể dẫn đến gây hạn chế khả năng vận động. Bệnh kéo dài càng lâu càng dễ làm mất khả năng lao động, thậm chí gây tàn phế.

Vì vậy, để điều trị viêm khớp dạng thấp cần phải có phác đồ phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng. Trong đó, thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp là điều cần thiết không thể bỏ qua nếu muốn nhanh chóng lấy lại khả năng vận động.

Tác dụng của các biện pháp phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp

Phục hồi chức năng là phương pháp điều trị bệnh thực tiễn, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào sự hợp tác và nỗ lực điều trị của chính người bệnh. Phương pháp này bao gồm nhiều bài tập hỗ trợ, cách chăm sóc các khớp bị đau nhức và các cách làm giảm áp lực cho khớp bị tổn thương.

Tùy theo từng giai đoạn cụ thể mà mục đích của việc thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Trong giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp, thực hiện phục hồi chức năng nhằm mục đích cải thiện sức bền, duy trì chức năng và phạm vi vận động của khớp.
  • Trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn, mạn tính thì việc thực hiện phục hồi chức năng tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát cơn đau nhức, kết hợp sử dụng một số thiết bị để hỗ trợ làm giảm áp lực cho khớp, giúp người bệnh tự thực hiện các công việc cần thiết.
  • Bên cạnh đó, các biện pháp phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp còn đem lại hiệu quả cao trong hỗ trợ phục hồi chức năng khớp sau khi phẫu thuật.
phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp
Thực hiện phục hồi chức năng nhằm mục đích cải thiện sức bền, duy trì chức năng và phạm vi vận động của khớp

Tóm lại, việc thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên khi đã quen thì việc tập luyện sẽ trở nên dễ dàng, từ đó phát huy hiệu quả tối đa, cải thiện khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phác đồ phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp bao gồm những biện pháp gì?

Tùy vào kết quả thăm khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ là người xây dựng phác đồ phục hồi chức năng riêng cho người bệnh. Sau đây là phác đồ phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp cơ bản:

1. Ở giai đoạn viêm khớp dạng thấp cấp tính

  • Nghỉ ngơi: Đây là bước vô cùng quan trọng không được bỏ qua trong đợt bùng phát cấp tính vì việc gắng sức hoạt động trong lúc khớp bị tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ biến dạng khớp. Vì vậy, khi cơn viêm khớp dạng thấp bùng phát người bệnh cần ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, giảm vận động vào ban ngày.
  • Duy trì tư thế khớp đúng: Trong lúc để khớp nghỉ ngơi cần duy trì tư thế khớp đúng trong vòng vài phút nhiều lần trong ngày. Lưu ý không nên đặt gối kê dưới khoeo chân vì rất dễ gây co rút gập khi đợt viêm khớp chấm dứt.
  • Đeo nẹp cố định: Ban đêm cần đeo nẹp nghỉ ngơi vào ban đêm, dụng cụ cho phép giữ cổ tay, ngón tay ở tư thế chức năng, từ đó làm giảm sự co rút của gân cơ, hỗ trợ chống viêm rất tốt. Hiện nay có 2 loại nẹp chính gồm:
    • Nẹp chức năng: thường dùng cho cổ tay hoặc ngón tay để hỗ trợ thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể sử dụng khi cảm thấy đau nhức hoặc có cảm giác yếu sức ở tay.
    • Nẹp nghỉ ngơi: dùng để nẹp toàn bộ cổ tay và bàn tay để cố định. Nẹp trải dài từ cẳng tay đến tận ngón tay nhằm cố định khớp trong giờ nghỉ ban ngày hoặc ban đêm, giảm đau đớn, co cứng cơ và sự co rút của ngón tay.
  • Chườm nóng: Sau khi tháo nẹp ra nên chườm nóng, nhiệt nóng sẽ giúp cho các mạch máu giãn nở. Tình trạng giãn cơ mạch sẽ thuyên giảm nhanh chóng các yếu tố gây đau nhức cơ khớp. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng, khăn nóng hoặc miếng dán nóng, chườm vào vị trí khớp đau nhức từ 15 – 20 phút để đem lại hiệu quả giảm đau và dễ dàng cử động khớp hơn.
  • Kích thích điện: Đây là biện pháp cho các dòng điện nhỏ chạy xuyên qua da để giúp giảm đau, giảm sưng thông qua cơ chế thay thế các tín hiệu thần kinh đau đớn bằng tín hiệu của dòng điện.
  • Bôi kem tại chỗ: Kết hợp sử dụng một số loại kem bôi ngoài da có tác dụng giảm đau, giảm sưng tạm thời kết hợp xoa bóp để tạo cảm giác dễ chịu.
  • Vận động tập luyện: Thực hiện các bài tập vận động thụ động nhẹ nhàng cho khớp gối, khớp háng, bàn tay, ngón tay, các ngón chân, cổ chân… trong máng bột hay nẹp nhựa ở tư thế cổ tay duỗi 20 độ, khớp liên đốt gập 30 độ, khớp bàn đốt gập 45 độ, khớp liên đốt xa gập 20 độ, ngón cái duỗi và dạng.

2. Giai đoạn viêm khớp dạng thấp bán cấp

  • Khớp cổ tay, ngón tay, bàn tay: Thực hiện giảm đau bằng các thiết bị siêu âm, điện xung nhằm duy trì và tăng khả năng vận động, lực cơ của các ngón tay, bàn tay. Thực hiện kéo giãn nhẹ các gân cơ đang bị co cứng, nhưng không được thực hiện quá mức để tránh tổn thương nghiêm trọng.
  • Khớp háng và gối: Thực hiện biện pháp giảm đau bằng nhiệt sâu và các loại máy vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động, chủ động để giúp duy trì tầm vận động, gồng cơ tứ đầu đùi. Tập di chuyển với sự hỗ trợ của gậy và kết hợp đặt máng bột sau gối hằng đêm.
  • Khớp vai: Phục hồi chức năng, hỗ trợ giảm đau, thư giãn bao khớp bằng cách sử dụng nhiệt sâu và các máy vật lý trị liệu. Để tăng tầm vận động khớp nên thực hiện động tác dạng và xoay, duy trì lực cơ.
  • Khớp bàn chân, khớp cổ: Thực hiện giảm đau bằng các máy vật lý trị liệu và giảm đau bằng nhiệt. Tập các vận động chủ động để giúp cải thiện khớp cổ chân, kéo giãn gân cơ nếu bị co rút. Kết hợp tập di chuyển với nạng để tăng hiệu quả.
phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp
Sử dụng nẹp giúp hỗ trợ thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày và giảm đau hiệu quả

3. Giai đoạn viêm khớp dạng thấp mạn tính

  • Thực hiện các bài tập kéo giãn để phòng ngừa biến dạng khớp, bài tập chủ động có đề kháng nhằm tăng thể tích cơ và lực cơ. Đồng thời, tăng cường thể lực bằng một số bài tập vận động tự do có đề kháng, lưu ý để làm giảm sức tỳ lên các mặt khớp lớn, khớp chịu lực.
  • Kết hợp các bài tập hoạt động trị liệu nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng và kích thích các cử động khéo léo của hai bàn tay.
  • Tập thể dục nhịp điệu 30 phút/ ngày, tập ít nhất 5 ngày/ tuần. Đồng thời thực hiện các bài tập an toàn khác như bơi lội, đi bộ, đạp xe tại chỗ nhẹ nhàng…
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý: Các phương pháp trên có thể được thay đổi tùy theo tình trạng thể chất của từng người. Ngoài ra, tùy vào tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các biện pháp khác nhau.

Các biện pháp phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp được đánh giá cao về mức độ hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần được thăm khám hướng dẫn bởi các bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị, sớm phục hồi chức năng vận động của bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...