
10 Cách Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Tại Nhà đơn giản dễ áp dụng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bên cạnh điều trị y tế, các cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Biện pháp này có tác dụng cải thiện một số biểu hiện lâm sàng, đồng thời giúp tăng khả năng vận động ở khớp gối. Tuy nhiên, chữa tràn dịch khớp gối tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ.
Có nên chữa tràn dịch khớp gối tại nhà không?
Tràn dịch khớp gối xảy ra khi lượng dịch nhờn trong khớp gối tăng cao bất thường, có biểu hiện tràn ra khỏi ổ khớp. Bình thường, dịch khớp tiết ra với tác dụng giúp bôi trơn ổ khớp, làm giảm ma sát khi vận động và hỗ trợ các hoạt động diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời giúp nuôi dưỡng, ngăn ngừa tổn thương xảy ra ở lớp sụn.

Khi dịch nhờn tiết ra quá nhiều, khớp gối có thể bị sưng phù lên, đau nhức. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp và đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Tràn dịch khớp gối cần được can thiệp điều trị kịp thời nhằm bảo tồn chức năng vận động, đồng thời hạn chế phát sinh các biến chứng nặng nề.
Bên cạnh can thiệp điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức, sưng nóng khớp gối và một số biểu hiện đi kèm. Áp dụng đều đặn và đúng cách còn hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của khớp gối, rút ngắn thời gian điều trị cũng như thúc đẩy phục hồi tổn thương ở sụn khớp.
Tuy nhiên, các cách chữa bệnh lý tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên người bệnh tránh lạm dụng cách chữa này vì có thể khiến triệu chứng tiến triển nặng nề hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.
10 Cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà dễ thực hiện
Có nhiều cách hỗ trợ khắc phục tình trạng tràn dịch khớp gối tại nhà như ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tận dụng một số thảo dược tự nhiên, sử dụng thuốc không kê toa, áp dụng một số bài tập bổ trợ, dành thời gian nghỉ ngơi,… Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng cách chữa phù hợp.
Dưới đây là một số cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng:
1. Nghỉ ngơi giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý
Nghỉ ngơi là một trong những cách giúp giảm đau nhức do tràn dịch khớp gối gây ra mà người bệnh cần thực hiện. Bởi trong thời điểm này, khớp gối có xu hướng sưng to, đau nhức, viêm đỏ.
Các hoạt động thể chất có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn, kích thích bao hoạt dịch sản sinh dịch nhầy. Do đó, người bệnh cần hạn chế vận động, dành thời gian nghỉ ngơi để ổn định cấu trúc, giảm đau nhức, đồng thời tránh kích thích bao hoạt dịch.

Bên cạnh đó, có thể dùng nẹp cố định để làm giảm áp lực lên khớp rối, đồng thời tránh hiện tượng dịch nhầy di chuyển gây chèn ép lên các dây thần kinh. Khi nghỉ ngơi, bạn nên nâng đầu gối cao hơn để giảm bớt áp lực lên cơ quan này.
2. Áp dụng liệu pháp chườm lạnh
Triệu chứng đỏ rát, sưng viêm khó chịu có thể phát sinh tại khớp bị tràn dịch. Tình trạng này khiến bề mặt bị đau nhức, nóng rát, bề mặt khớp đỏ. Để cải thiện, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh từ 2 – 3 lần/ ngày.
Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có thể làm co mạch máu, hạn chế tuần hoàn đến vùng khớp gối, từ đó giảm sưng nóng, viêm đỏ, đau nhức (thời gian mỗi lần chườm chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút). Người bệnh có thể áp dụng khi cơn đau bùng phát hoặc thực hiện đều đặn mỗi ngày để dự phòng triệu chứng tái phát.
3. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm, đồng thời giúp cải thiện một số triệu chứng tràn dịch khớp và tràn dịch khớp gối gây ra. Thay vì lạm dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể kết hợp việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa với nghỉ ngơi, chườm lạnh và ăn uống khoa học.

Dưới đây là một số thực phẩm dành cho người bị tràn dịch khớp gối:
- Cá hồi: Trong cá hồi có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, trong đó có Omega 3. Omega 3 không chỉ tốt cho tim mạch, trí não mà còn mang lại hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm. Việc bổ sung cá hồi vào chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm tình trạng sưng đau tại khớp gối, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng xương.
- Trái cây và rau xanh: Đây đều là các nhóm thực phẩm lành mạnh thường được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị tràn dịch khớp cổ tay và tràn dịch khớp gối. Nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong các nhóm thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hoạt động của khớp, đồng thời giúp cân chỉnh cân nặng.
- Tỏi: Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, hoạt chất allicin có trong tỏi là thành phần chống oxy hóa, ức chế vi khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Việc sử dụng tỏi thường xuyên sẽ hạn chế quá trình thoái hóa cũng như giảm tổn thương ở khớp gối đáng kể.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng lâm sàng cũng như tiến triển của bệnh. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng về tình trạng bệnh lý để được tư vấn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
4. Bài tập cho khớp gối
Thực tế nhận thấy, khớp gối không chỉ chịu lực từ những hoạt động thông thường mà còn bị chèn ép bởi trọng lượng cơ thể. Tình trạng này có thể khiến cơn đau ở khớp gối và các triệu chứng đi kèm tiến triển nặng nề hơn.
Để hạn chế áp lực và cải thiện cơn đau, bệnh nhân nên thực hiện một số động tác dành riêng cho khớp gối. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng khi đợt bùng phát của bệnh lý chấm dứt. Nếu tập luyện khi khớp gối đang đau nhức, sưng viêm có thể khiến các triệu chứng tiến triển nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất đều đặn còn giúp ổn định cân nặng, từ đó làm giảm mức độ chèn ép lên khớp gối đáng kể. Để việc tập luyện diễn ra thuận lợi và đúng cách, người bệnh cần trao đổi trực tiếp với chuyên viên trị liệu để được hướng dẫn cụ thể. Tự ý tập luyện có thể khiến khớp bị tổn thương, từ đó kích thích màng hoạt dịch tăng sản xuất dịch nhầy, làm nghiêm trọng hóa bệnh lý.
5. Chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bằng cách day bấm huyệt
Day ấn huyệt là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do tràn dịch khớp gối gây ra và được ứng dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Liệu pháp này dùng lực ở các ngón tay tác động trực tiếp vào các huyệt vị phản chiếu trên cơ thể. Từ đó giúp lưu thông mạch máu, giảm đau và cải thiện chức năng vận động.
Thực tế nhận thấy, day bấm huyệt chữa tràn dịch khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói chung có tác dụng tăng tuần hoàn máu. Từ đó giúp cải thiện hiện tượng co cứng, giảm đau đớn, khó chịu ở gối.
Khi thực hiện, bệnh nhân cần ngồi trên ghế tựa hoặc nằm trên giường có nệm phẳng, không quá mềm. Kế đến dùng đầu ngón tay ấn vào những huyệt đạo liên quan đến khớp gối với lực vừa phải.

Thao tác day bấm huyệt này cần đòi hỏi có độ chính xác cao. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn người bệnh nên nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc.
6. Kê cao chân khi ngủ để giúp giảm đau khớp gối
Các cơn đau và triệu chứng do tràn dịch khớp gối gây ra có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể khiến nhiều bệnh nhân bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Để giảm đau, khó chịu khi ngủ, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân kê cao chân khi ngủ. Điều này có thể hạn chế tình trạng ứ trệ máu ở đầu gối, đồng thời giúp làm giảm sưng đau, khó chịu. Từ đó giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
7. Chữa tràn dịch khớp gối tại nhà với lá lốt
Lá lốt là một trong những loại thảo dược thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là các bệnh lý về xương khớp như tràn dịch khớp gối, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.

Theo tài liệu y học cổ truyền, vị thuốc này có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng nhờ vào lượng tinh dầu dồi dào. Lá lốt có công dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu viêm hiệu quả. Việc áp dụng đúng cách có thể cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm đau nhức, khó chịu do bệnh lý gây ra.
Bên cạnh đó, một số thành phần hoạt chất có trong thảo dược này còn có tác dụng cải thiện tình trạng huyết ứ. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng tụ máu ở khớp gối mà nhiều người bệnh gặp phải. Đồng thời, hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở mô sụn khớp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 15 – 30g lá lốt tươi hoặc 5 – 10g dược liệu khô
- Thảo dược sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
- Kế đến cho vào ấm cùng với 500ml nước và đun trên lửa nhỏ khoảng 15 phút
- Chắt lấy phần nước thuốc, chia thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày
- Áp dụng mẹo chữa này đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm hẳn
8. Dùng ngải cứu cải thiện triệu chứng bệnh lý
Ngải cứu hay ngải diệp là vị thuốc Nam thường được dùng trong chữa tràn dịch khớp gối và một số vấn đề xương khớp khác như viêm khớp, thoái hóa khớp, khô khớp gối,… Thảo dược có tính ấm, vị hơi cay, công dụng chỉ thống, tăng tuần hoàn máu và chống viêm hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa nhiều thành phần giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành những mô sụn bị tổn thương do bệnh lý gây ra.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo. Cho thảo dược vào cối giã sơ rồi cho lên chảo sao với một ít muối biển trên lửa nhỏ. Sau đó cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng sạch và đắp lên khớp gối bị tổn thương.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 200g dược liệu tiêu và 2 muỗng mật ong nguyên chất. Ngải cứu sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm mật ong vào, khuấy đều và uống trực tiếp. Áp dụng mẹo chữa đều đặn đến khi bệnh lý thuyên giảm.
9. Chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bằng đinh lăng
Trong Đông y, đinh lăng là vị thuốc có tính mát, hơi đắng, công dụng bổ khí huyết, giải độc, kích thích lưu thông máu. Bên cạnh đó, rễ cây còn có tác dụng chống suy nhược, lợi tiểu. Lá đinh lăng dùng ngoài có thể cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tấy khớp. Riêng phần cành, lá có tác dụng chống tê thấp, giảm đau nhức xương khớp.

Chính vì vậy, thảo dược này được nhân dân tận dụng trong các bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối cũng như một số bệnh lý xương khớp thường gặp khác như đau lưng, thấp khớp, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối,…
- Cách 1: Chuẩn bị 20g rễ đinh lăng tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước thì thái nhỏ. Cho tất cả vào ấm cùng với 800ml nước, đun đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì đem đi giã nát. Sau đó đắp trực tiếp vào vùng gối bị tràn dịch trong vòng 30 phút để cải thiện tình trạng sưng đau. Mỗi ngày đắp thuốc 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
- Cách 3: Dùng 20 – 30g cành và thân đinh lăng, rửa sạch, thái nhỏ. Cho thảo dược vào ấm cùng với 600ml nước lọc và đun trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày. Dùng thuốc sau các bữa ăn khoảng 1 giờ để đạt được kết quả tốt nhất.
10. Sử dụng thuốc không kê toa
Trường hợp cơn đau và các triệu chứng tràn dịch khớp gối không đáp ứng các biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu, đồng thời cải thiện chức năng vận động.
Trong đó, Acetaminophen là loại thuốc thường được dùng cho các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thành phần trong thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau tại khớp bị viêm, đồng thời hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, trường hợp gặp các vấn về gan, thiếu hụt G6PD nên tham khảo ý kiến chuyên viên y tế trước khi sử dụng thuốc Acetaminophen.

Một số loại thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…) cũng được dùng trong trường hợp cơn đau không đáp ứng với Acetaminophen. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng sưng viêm đáng kể. Tuy nhiên, thuốc không phù hợp với người bị polyp dạ dày, loét dạ dày tiến triển hoặc gặp những vấn đề nghiêm trọng ở đường tiêu hóa.
Các loại thuốc giảm đau không kê toa có thể làm giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng thuốc quá 10 ngày. Trường hợp có ý định sử dụng thuốc dài ngày, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Một số lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối tại nhà
Trong quá trình áp dụng các cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Do có tác dụng chậm nên những mẹo chữa tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Đối với người bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nặng, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế biện pháp y tế.
- Người bệnh cần áp dụng các cách chữa tại nhà đều đặn trong thời gian dài và đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất.
- Một số cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà vấn chưa được kiểm chứng trên phương diện khoa học. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để được hướng dẫn cụ thể.
- Mặc dù được đánh giá có độ an toàn cao nhưng một số mẹo chữa bệnh tại nhà có thể gây ra tác dụng phụ trong quá trình áp dụng. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý cách.
- Kiểm soát tốt cân nặng, giảm cân trong trường hợp cần thiết và sinh hoạt điều độ, khoa học để cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt được kết quả tốt nhất.
Bài viết đã tổng hợp cách cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà cũng như một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, thông trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tham vấn y khoa để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
TIN BÀI NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!