7 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Ở Tay, Chân Bằng Các Thảo Dược Quanh Nhà

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược là biện pháp đơn giản giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, nếu kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý giúp rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa tái phát lâu lâu dài.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân bằng thảo dược dân gian có hiệu quả không?

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến với một số dấu hiệu đặc trưng như nổi mụn nước ẩn sâu trong lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tình trạng này kéo theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội trên da. Bệnh được các chuyên gia đánh giá không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên lại ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược
Tổ đỉa là bệnh da liễu phổ biến với triệu chứng nổi mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu

Thậm chí, khi các đốm mụn nước dưới da căng phồng lên, vỡ ra và gây viêm loét, nhiễm khuẩn khiến việc điều trị càng phức tạp hơn, hậu quả là để lại trên da những đốm sẹo thâm ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh.

Trong rất nhiều biện pháp chữa trị bệnh tổ đỉa ở tay, chân thì mẹo dùng các loại thảo dược dân gian được nhiều người áp dụng. Tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên có đăc tính chống khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Một số ưu và nhược điểm của phương pháp chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân bằng thảo dược, điển hình như:

Ưu điểm

  • Hầu hết các loại thảo dược được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa đều là thực vật có trong tự nhiên rất lành tính, an toàn.
  • Cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm phù hợp với mọi đối tượng.
  • Áp dụng biện pháp này thường xuyên giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng nhưng không gây ra tác dụng phụ, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc bôi.

Nhược điểm

  • Công dụng của biện pháp này thường đến khá chậm do dược tính trong thảo dược không cao.
  • Mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
  • Chỉ áp dụng cho những người bị tổ đỉa ở tay, chân mức độ nhẹ, không dùng cho người bị tổ đỉa nhiễm khuẩn.

Gợi ý các mẹo chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân bằng thảo dược

Trong dân gian có rất nhiều loại thảo dược chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân hiệu quả. Nếu chưa biết chọn loại thảo dược nào, người bệnh có thể tham khảo một số loại thảo dược sau đây:

1. Lá trầu không

Đây là một trong những loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến… Với đặc tính cay nồng, ấm nóng có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, khu phong, tán hàn rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá trầu không còn chứa nhiều hoạt chất kháng sinh, chống khuẩn tự nhiên giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng tổ đỉa.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược
Trong lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh tổ đỉa, vảy nến, á sừng…

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Vò lá trầu không hơi nát rồi cho vào nồi nước sôi nấu đến khi nước ngả sang màu xanh đậm hơn thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, cho vào 1 – 2 thìa muối biển, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay chân, mỗi lần 10 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất

2. Lá khế

Cũng tương tự như lá trầu không, lá khế được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có tác dụng điều trị tổ đỉa ở tay, chân hiệu quả. Với đặc tính chống khuẩn, chống viêm, sát trùng trên vùng da bị tổ đỉa, từ đó giúp giảm ngứa ngáy, đau rát trên bề mặt da.

Cách thực hiện

Cách 1: Ngâm rửa tay chân bằng nước lá khế

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, không sâu rầy, rửa sạch và ngâm vào nước muối để diệt khuẩn.
  • Vò nát lá khế, cho vào nồi nước sôi 2 lít và nấu khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da tay, chân bị tổ đỉa.
  • Để tăng hiệu quả nên kết hợp dùng bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên da để da hấp thụ hoàn toàn các dược chất trong lá khế.

Cách 2: Đắp lá khế lên vùng da bị tổ đỉa

  • Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch, ngâm vào thau nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho vào cối giã nhuyễn, sau đó thêm vào 2 thìa nước cốt chanh rồi trộn đều lên.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn, thấm khô bằng gạc mềm.
  • Đắp hỗn hợp lá khế lên vùng da bị tổ đỉa và để yên cho da nghỉ trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện mẹo này mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

3. Lá lốt

Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, lá lốt đặc trưng với tính ấm, vị cay có tác dụng tán hàn, chỉ thông và diệt khuẩn. Do đó, rất nhiều người bệnh tổ đỉa ở tay, chân thường dùng loại lá này để tắm hoặc ngâm rửa mỗi ngày để giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm hiệu quả.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược
Ngâm rửa tay chân bằng nước lá lốt là mẹo hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa

Cách thực hiện

  • Ngâm rửa lá lốt bằng nước muối cho sạch hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá.
  • Vò sơ lá lốt rồi cho vào nồi nước sôi và đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, cho vào 1 thìa muối biển rồi dùng để ngâm tay, chân cho đến khi nước nguội hẳn.
  • Nếu không có thời gian ngâm rửa lá lốt bạn có thể giã lá lốt cùng muối rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa, massage nhẹ nhàng để giúp da dễ dàng thẩm thấu dược tính trong lá lốt, từ đó cải thiện các triệu chứng, rút ngắn thời gian làm lành vết thương.

4. Chanh tươi

Chanh là loại dược liệu tự nhiên được nhiều người sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa, ức chế sự lây lan viêm nhiễm và rút ngắn thời gian sử dụng các loại thuốc tân dược gây ra tác dụng phụ. Không những vậy, đối với những người có cơ địa dễ đổ mồ hôi khi sử dụng chanh tươi sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tiết mồ, giảm ngứa, phòng tránh nhiễm trùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Cắt lấy 1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt, hòa vào một ít nước ấm và thoa đều lên vùng da bị tổ đỉa, đợi khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Vì chanh vốn có tính axit mạnh nên tuyệt đối không sử dụng cho những vùng da lở loét hay vết thương hở.

5. Gừng tươi

Cũng giống như chanh tươi, gừng tươi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn hằng ngày. Không những vậy, dùng gừng tươi còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhờ khả năng tán hàn, giải độc, ức chế viêm nhiễm. Ngoài ra, gừng tươi còn là loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh da liễu, tiêu hóa hoặc hô hấp.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược
Gừng tươi có tác dụng tán hàn, giải độc và ức chế tình trạng viêm nhiễm trên vùng da bị tổ đỉa

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 củ gừng tươi, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
  • Đun sôi nồi nước 2 lít, cho gừng vào và nấu thêm khoảng 2 phút, khi nước sôi bùng lên thì tắt bếp.
  • Đổ ra thau, đợi cho nguội bớt thì ngâm rửa tay chân.

6. Cây vòi voi

Cây vòi voi còn được gọi với cái tên khác là cây cẩu vĩ trùng, đây là một trong những loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả. Theo y học dân gian, vòi voi có vị đắng nhẹ, tính the với công dụng kháng viêm, sát trùng, giảm đau. Vì vậy, sử dụng cây vòi voi để điều trị bệnh tổ đỉa ở tay, chân là một trong những mẹo được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một bó cây vòi voi tươi, không sâu rầy hay lẫn tạp chất . Đem rửa sạch và ngâm vào nước muối để đảm bảo diệt sạch khuẩn.
  • Cho cây vòi voi vào chảo nóng sao vàng cùng một chút giấm nuôi nguyên chất. Khi thấy vòi voi đã ngả màu bàng thì tắt bếp.
  • Cho vòi voi vào khăn sạch, cột chặt phần đầu và chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Chườm đến khi hỗn hợp này nguội thì đổ lại ra chảo sao nóng và tiếp tục thực hiện chườm da.
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

7. Lá đào

Lá đào là mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Theo y học dân gian, lá đào có tính bình, vị đắng với khả năng kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa dị ứng và ức chế viêm nhiễm lây lan do bệnh tổ đỉa gây ra.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược
Lá đào có tính bình, vị đắng với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm trị bệnh tổ đỉa hiệu quả

Cách thực hiện

Cách 1: Uống nước lá đào

  • Rửa sạch lá đào tươi, không sâu rầy hay lẫn tạp chất, ngâm vào thau muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Giã nát lá đào tươi và lọc lấy nước cốt để uống trực tiếp.

Cách 2: Ngâm rửa nước lá đào

  • Chuẩn bị một ít lá đào còn tươi, rửa sạch, cho vào thau nước muối pha loãng ngâm 15 phút.
  • Đặt lên bếp một nồi nước, cho lá đào vào nấu sôi lên khoảng 10 phút.
  • Đổ nước lá ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm tay, chân bị tổ đỉa.
  • Áp dụng mẹo này 1 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

Cách 3: Đắp lá đào trực tiếp lên da

  • Rửa sạch và ngâm lá đào vào thau nước muối để diệt sạch vi khuẩn bám trên lá.
  • Cho lá vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối biển và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Để yên trong khoảng 30 phút thì rửa sạch lại bằng nước sạch, thấm khô bằng khăn bông rồi bôi kem dưỡng ẩm lên.

Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân

Mặc dù sử dụng thảo dược để chữa trị bệnh tổ đỉa ở tay, chân là biện pháp hiệu quả, an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng được và nếu thực hiện không đúng cách sẽ gây nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Để tránh những điều tiêu cực này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

  • Sử dụng thảo dược để chữa bệnh chỉ áp dụng cho những trường hợp bị tổ đỉa nhẹ, triệu chứng đơn giản và không xảy ra tình trạng bội nhiễm. Nếu bị bội nhiễm người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo phác đồ phù hợp.
  • Hiệu quả của biện pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Do là dược liệu tự nhiên nên tác dụng đến khá chậm. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Để tăng hiệu quả điều trị người bệnh cần kết hợp với việc chăm sóc, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để chủ động phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tay, chân để tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm, bùng phát triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế để da tay tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì người bệnh phải đeo găng tay cao su để bảo vệ làn da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất như rau xanh, củ quả, trái cây. Tránh sử dụng các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các loại thức uống có cồn.
Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân bằng thảo dược
Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là da tay nhằm phòng ngừa tái phát triệu chứng bệnh tổ đỉa

Trên đây là 7 gợi ý chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân bằng các thảo dược phổ biến trong dân gian, được đánh giá cao về hiệu quả, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, không có khả năng điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, để tăng hiệu quả điều trị người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa để tránh tái phát bệnh. Trong quá trình áp dụng nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...