Các Biểu Hiện Ban Đầu Của Bệnh Vảy Nến Dễ Nhận Biết

Biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến rất dễ nhận biết, bởi chúng đều thể hiện trên bề mặt da. Chẳng hạn như tình trạng xuất hiện các mảng da đỏ, bong tróc vảy trắng, da dày cộm và bắt đầu lan rộng các tổn thương. Bạn có thể dựa vào các biểu hiện này để dự đoán và can thiệp điều trị sớm, phòng tránh rủi ro không mong muốn.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, khả năng tái phát cao, diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Bệnh gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và sức khỏe. Cụ thể, các tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp với người xung quanh. Đồng thời, da ngứa ngáy, bong tróc và đau rát xảy ra thường xuyên ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến là gì?
Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến là gì?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến được cho là có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền, rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể hay các tác động cơ học từ môi trường bên ngoài,…Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến rất dễ nhận biết do hầu hết chúng đều thể hiện trên bề mặt da. Mặc dù vậy, vẫn có một bộ phận người mắc vảy nến nhầm lẫn chứng bệnh này với các vấn đề da liễu khác như viêm da cơ địa, khô da,….

Trường hợp này có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng da nghiêm trọng hơn, nếu bạn không chăm sóc và điều trị đúng phương pháp. Do đó, bạn đọc nên chủ động tìm hiểu và phân biệt tình trạng mình đang gặp phải để có hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là các biểu hiện đặc trưng của bệnh vảy nến, bạn đọc nên lưu ý:

Da đỏ và bong tróc vảy trắng

Những khu vực da thường bị vảy nến như da ở khuỷu tay, đầu gối, da bàn tay, bàn chân, da đầu, da lưng. Lúc này, bạn sẽ quan sát thấy hiện tượng xuất hiện những mảng đỏ bất thường. Đồng thời vùng da đó sẽ khô ráp hơn những khu vực xung quanh. Một thời gian sau trở nên dày cộm và được phủ bởi một lớp vảy trắng đục, hơi sáng nhưng không thể tự bong tróc.

Tình trạng bất thường này diễn ra đồng thời với các triệu chứng khác như ngứa ngáy, sưng và viêm da, đau nhức da bên ngoài và bên trong vô cùng khó chịu,…Đây là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến để bạn sớm nhận biết và can thiệp điều trị. Trường hợp rơi vào vảy nến toàn thân, sự đỏ da bong tróc này có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến là gì?
Vùng da bị vảy nến bắt đầu xuất hiện mảng bong tróc màu trắng

Nguyên nhân là do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch khiến tế bào da tấn công lẫn nhau. Song song với đó, người bệnh cũng sẽ cảm giác được tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể (sốt). Các biểu hiện ngoài da kèm theo các triệu chứng bên trong cơ thể phản ánh nguy cơ bạn đang mắc bệnh vảy nến. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ thăm khám để xác định mức độ tổn thương. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị tránh làm ảnh hưởng đến xương khớp và các cơ quan khác.

Da bắt đầu dày cộm bất thường

Như đã đề cập, vùng da bị vảy nến sẽ khác màu so với các vùng xung quanh. Bên cạnh đó, da sẽ trở nên dày sừng, sần sùi hơn. Tuy nhiên lớp tế bào bị thoái hóa này sẽ không tự bong tróc mà lại nằm xếp chồng lên nhau. Càng lâu dần, vùng da đó sẽ cứng hơn, đóng nhiều lớp vảy trắng.

Bên ngoài quan sát thấy lớp vảy có màu trắng, bên trong thường có màu hồng. Chúng sẽ bị bong ra nếu có lực tác động vào như cào gãi hoặc va chạm, ma sát với vật dụng, quần áo,…Trường hợp nghiêm trọng hơn, khu vực da bị tổn thương có hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ và gây đau nhức khó chịu. Đặc biệt da có thể bị rướm máu gây đau đớn nặng nề hơn.

Xu hướng lan rộng các tổn thương

Các cơn ngứa ngáy do vảy nến gây ra sẽ ngày càng tăng vào thời điểm chuyển mùa hoặc khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Đặc biệt là vào ban đêm. Điều này khiến người bệnh vô thức cào gãi vùng da bị vảy nến khiến chúng bong tróc, trầy xước. Trường hợp nốt mẩn ngứa có chứa dịch tràn ra có khả năng làm lan vảy nến sang các vùng da bình thường.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến là gì?
Việc cào gãi, tác động lên vùng da vảy nến có thể làm lan rộng tổn thương

Ngoài ra, việc dùng tay tiếp xúc với bề mặt da đang bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong da, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nhất là vảy nến có thể lan rộng ra da đầu, da đầu gối hoặc khuỷu tay. Trường hợp không kịp thời ngăn chặn, nguy cơ vảy nến khởi phát toàn thân là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bạn có thể nhận biết vảy nến thông qua biểu hiện bất thường ở móng tay, chân. Đây được xem là hai khu vực phổ biến, có dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh vảy nến. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên thăm khám y tế để kịp thời can thiệp, dùng thuốc hoặc các biện pháp kiểm soát, phòng tránh vảy nến lan rộng.

Xuất hiện cơn đau khớp nhẹ

Vảy nến mặc dù là một bệnh lý da liễu biểu hiện thông qua các tổn thương trên da, tuy nhiên căn bệnh này cũng có khả năng biến chứng liên quan đến xương khớp. Nếu bạn mắc phải các thể vảy nến nặng như vảy nến mủ, vảy nến mảng,…chúng có khả năng gây ra tổn thương xương khớp nếu không được điều trị.

Các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến thể khớp có thể ảnh hưởng đến xương khớp gây ra các cơn đau âm ỉ

Theo thống kê cho thấy, hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nhận thấy biểu hiện đau khớp. Trường hợp kéo dài, vảy nến có thể gây viêm xương khớp, thoái hóa, thậm chí là đau lệch xương khớp, biến dạng,…nếu biến chứng vảy nến nghiêm trọng hơn. Đây là một trong các biểu hiện không nên xem thường, cần nhanh chóng thăm khám và can thiệp điều trị.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Có rất nhiều thể vảy nến khác nhau, người bệnh có thể bị vảy nến móng, vảy nến da dầu, vảy nến bàn tay, bàn chân,…Ở mỗi thể bệnh sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên dù là trường hợp nào, trên thực tế vảy nến cũng là bệnh mãn tính, có tính chất tương đối phức tạp do khả năng tái phát nhiều lần.

Trường hợp không điều trị sớm, chứng bệnh da liễu này có thể gây ra các biến chứng nguy hại sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện sau đây:

  • Ngứa ngáy, đau rát ngoài da từ nhẹ đến nặng.
  • Vảy nến xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, da bắt sáng có thể gây mất thẩm mỹ và nguy cơ biến chứng, lan rộng cao.
  • Khớp xương sưng và xuất hiện cơn đau âm ỉ.
  • Sinh hoạt gặp trở ngại do các mảng vảy nến bong tróc và đau rát.
  • Đã dùng thuốc điều trị nhưng không thấy thuyên giảm.

Cần làm gì khi mắc bệnh vảy nến?

Trên thực tế cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh vảy nến. Các phác đồ được áp dụng nhằm kiểm soát triệu chứng và phòng các biến chứng có thể xảy ra. Mặc dù vậy, người bệnh cần phải can thiệp điều trị, bởi vảy nến có thể tái phát nhiều lần và lan rộng khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Hiện nay có các hướng điều trị như:

Cần làm gì khi mắc bệnh vảy nến?
Sử dụng thuốc bôi da trị vảy nến theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Điều trị tại chỗ: Áp dụng cho trường hợp vảy nến nhẹ đến trung bình. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị vảy nến dạng bôi, uống phù hợp với tình trạng tổn thương trên da của người bệnh.
  • Điều trị toàn thân: Áp dụng khi vảy nến ảnh hưởng rộng, mức độ lan nhanh và tổn thương nặng nề. Thuốc được kê với tác dụng mạnh hơn để kiểm soát và phòng biến chứng.
  • Điều trị bằng thuốc sinh học: Đây là phương pháp mới, thuốc được tiêm vào tĩnh mạch giúp kiểm soát bệnh vảy nến. Thường được dùng cho tình trạng vảy nến nặng, tuy nhiên phương án này tốn nhiều chi phí.
  • Điều trị bằng quang trị liệu: Sử dụng tia laser, tia UVA đốt và loại bỏ tế bào vảy nến.

Ngoài can thiệp theo hướng Tây y, trường hợp vảy nến nhẹ, khu trú trên vùng da nhỏ, dễ tiếp cận bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc Đông y để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn cũng được khuyến khích thăm khám y tế.

Cần làm gì khi mắc bệnh vảy nến?
Kết hợp điều trị và chăm sóc cơ thể từ trong ra ngoài, từ dinh dưỡng đến thói quen sinh hoạt

Không những thế, bên cạnh điều trị, bạn nên chú ý đến vấn đề chăm sóc da, thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống phù hợp hơn. Đây là các yếu tố góp phần tăng hiệu quả kiểm soát bệnh vảy nến, cụ thể như:

  • Tuần thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ và những người có chuyên môn. Tránh tình trạng tự ý thay đổi phác đồ điều trị, tăng hoặc giảm liều dùng thuốc,…khi chưa được yêu cầu. Điều này có khả năng gây nhờn thuốc và làm gián đoạn hiệu quả điều trị.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại,…Bên cạnh đó bạn nên lựa chọn quần áo thoải mái, thoáng mát, không nên thường xuyên mặc đồ bó sát có thể làm trầy xước da đang bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh xa rượu bia và các chất kích thích, không hút thuốc lá,…
  • Tập thể dục thể thao, giữ tâm trạng thoải mái, tránh áp lực căng thẳng ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Tập thói quen uống đủ nước và đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết các biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến qua tổn thương trên da. Sớm phát hiện và can thiệp điều trị sẽ giúp bạn phòng tránh được các rủi ro không mong muốn. Nhất là giúp vùng da bị vảy nến mau chóng phục hồi, giảm thiểu nguy cơ để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...