Thuốc Chữa Suy Tuyến Thượng Thận

  1. Dehydroepiandrosterone (DHEA):
    • Chỉ định: Suy tuyến thượng thận, trầm cảm, thiếu hụt hormone sinh lý.
    • Liều lượng: 20 - 200mg/ngày.
    • Tác dụng phụ: Tăng huyết áp, đau dạ dày, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt.
  2. Hydrocortisone:
    • Chỉ định: Suy thượng thận tiên phát hoặc thứ phát.
    • Liều lượng: 20mg buổi sáng, 10mg buổi tối; suy thượng thận cấp 100mg đầu tiên, giảm dần trong 5 ngày.
    • Tác dụng phụ: Sưng phù, tăng huyết áp, loãng xương.
  3. Prednisolone:
    • Chỉ định: Tăng sản thượng thận bẩm sinh, suy vỏ thượng thận.
    • Liều lượng: 5 - 60mg/ngày.
    • Tác dụng phụ: Thay đổi glucose, tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, loãng xương.
  4. Fludrocortisone:
    • Chỉ định: Suy tuyến thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát.
    • Liều lượng: 0,1mg/24 giờ hoặc 0,1mg/lần, 3 lần/ngày.
    • Tác dụng phụ: Loãng xương, tăng huyết áp, viêm mạch hoại tử.
  5. Methylboston (methylprednisolon):
    • Chỉ định: Suy tuyến thượng thận, rối loạn khớp, bệnh về da, hô hấp.
    • Liều lượng: 4 - 48mg/ngày.
    • Tác dụng phụ: Khó tiêu, mất ngủ, chóng mặt, tăng huyết áp.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Tuân thủ liều lượng và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi liều.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung vitamin và duy trì lối sống lành mạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ:

  • Tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc không cải thiện tình trạng sau thời gian dài.
  • Triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện.

Chú ý đến những điều trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị suy tuyến thượng thận.

Thuốc chữa suy tuyến thượng thận có tác dụng thay thế hormone cortisol và aldosterone trong trường hợp cơ thể không thể tự sản xuất. Mặc dù có thể cải thiện các triệu chứng nhưng các loại thuốc này không có khả năng điều trị dứt điểm, do đó đa số người bệnh phải dùng thuốc đến hết đời. Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu 5 loại hiệu quả và an toàn nhất.

Tổng Quan Bệnh Suy Tuyến Thượng Thận

Tuyến thượng thận được cấu tạo bởi thần tuỷ và phần vỏ. Phần vỏ thượng thận có nhiệm vụ sản xuất các hormone cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Việc thiếu hụt những hormone này có thể dẫn đến suy thượng thận. Theo các chuyên gia, phần vỏ thượng thận chịu trách nhiệm sản xuất glucocorticoids, mineralocorticoids và androgen. Sự rối loạn chức năng hoặc phá huỷ ở phần vỏ thường dẫn đến thiếu hụt mineralocorticoid và glucocorticoid.

Suy Tuyến Thượng Thận: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị
Bệnh xảy ra khi vùng thượng thận sản sinh không đủ các hormone glucocorticoids, mineralocorticoids và androgen

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ ca mắc suy tuyến thượng thận nguyên phát ước tính khoảng 4.4 - 6 ca mới/ 1 triệu dân mỗi năm. Bệnh lý thường ảnh hưởng nhiều ở nữ giới cùng với các biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ 30 - 50 tuổi.

Thực tế cho thấy, suy tuyến thượng thận có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh sẽ được phân chia theo từng loại (suy tuyến thượng thận nguyên phát, thứ phát và tam phát).

Với tình trạng suy tuyến thượng thận nguyên phát, nguyên nhân thường do tự miễn, yếu tố di truyền, lạm dụng thuốc điều trị, hoặc do lao thượng thận, phá huỷ tuyến thượng thận, xuất huyết thượng thận, thoát triển thượng thận bẩm sinh, nhiễm nhiễm, giang mai, HIV, rối loạn gen,...

Đối với 2 loại còn lại, nguyên nhân thường do:

  • Suy thượng thận thứ phát: Mắc các bệnh tự miễn; Chấn thương sọ não, suy tuyến yên là nguyên nhân phổ biến gây bệnh; Chảy máu tuyến yên; Bị u tuyến yên hoặc nhiễm trùng; Phẫu thuật tuyến yên điều trị một số bệnh liên quan,...
  • Suy thượng thận tam phát: Do ngưng liều dùng corticosteroid đột ngột sau thời gian dài sử dụng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất CRH ở vùng hạ đồi, do phẫu thuật điều trị bệnh Cushing gây rối loạn nội tiết.

Suy tuyến thượng thận là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý mới khởi phát thường khó nhận biết và có thể nhầm lẫn với một số vấn đề sức khoẻ khác. Điều này khiến người bệnh chủ quan, bệnh lý diễn tiến nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

  • Các triệu chứng ban đầu: Cơ thể mệt mỏi bất thường, hay buồn ngủ; Thiếu năng lượng, động lực để hoạt động; Đi tiểu thường xuyên; Nhược cơ; Chán nản, dễ nổi nóng; Thèm ăn mặn; Hay khát.
  • Các biểu hiện tiếp theo: Tụt huyết áp, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu; Buồn nôn, nôn mửa; Đau bụng, tiêu chảy; Đau lưng, đau nhức các khớp; Cơ thể mệt mỏi, uể oải; Môi, da và nướu răng có thể chuyển sang màu hơi nâu; Suy giảm ham muốn tình dục, nhất là ở phụ nữ.
  • Dấu hiệu suy thượng thận cấp: Thở nhanh, nông; Mất nước nghiêm trọng; Đổ nhiều mồ hôi; Da ẩm ướt, lạnh, nhợt nhạt; Chóng mặt; Yếu cơ nghiêm trọng; Nôn mửa nhiều, tiêu chảy; Mất ý thức hoặc buồn ngủ nghiêm trọng; Hôn mê; Tụt huyết áp, sốc; Sốt cao; Hạ đường huyết, tăng kali máu.

Chóng mặt, sốt cao là triệu chứng suy tuyến thượng thận

Top 5 thuốc chữa suy tuyến thượng thận hiệu quả tốt

Các loại thuốc chữa suy tuyến thượng thận hiện nay chủ yếu thuộc nhóm corticosteroid. Thông thường tùy thuộc vào mức độ bệnh, loại hormone cơ thể thiếu hụt, bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp:

Dehydroepiandrosterone

Dehydroepiandrosterone (DHEA) là một trong những thuốc suy tuyến thượng thận được sử dụng khá phổ biến hiện nay. DHEA là loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận, hoạt động như tiền thân của hormone giới tính nam và nữ (testosterone và estrogen).

DHEA ngoài khả năng tăng cường hormone sinh lý nam và nữ còn có tác dụng làm chậm lão hóa, chống trầm cảm, ngăn ngừa loãng xương và tránh tình trạng suy giảm ham muốn ở hai giới.

Việc bổ sung Dehydroepiandrosterone đã được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích trong trường hợp điều trị suy tuyến thượng thận hay lupus ban đỏ.

Dehydroepiandrosterone là thuốc chữa suy tuyến thượng thận được sử dụng phổ biến
Dehydroepiandrosterone là thuốc chữa suy tuyến thượng thận được sử dụng phổ biến

Liều lượng: Người bệnh suy tuyến thượng thận sử dụng 20 - 200mg mỗi ngày hoặc có thể thay đổi liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách dùng: Sử dụng thuốc theo đường uống cùng nhiều nước, duy trì dùng trong 12 tháng hoặc lâu hơn.

Chỉ định:

  • Suy tuyến thượng thận.
  • Bị trầm cảm.
  • Thiếu hụt hormone sinh lý.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân ung thư hoặc nghi ngờ mắc ung thư có thể dùng DHEA.
  • Mặc bệnh về gan, tim, cholesterol cao, tiểu đường, tuyến giáp, tiền sử có vấn đề về đông máu và buồng trứng đa nang.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc.
  • Không dùng với trường hợp mẫn cảm với thành phần trong Dehydroepiandrosterone.

Tác dụng phụ:

  • Tăng huyết áp.
  • Đau dạ dày.
  • Rụng tóc.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Mệt mỏi.
  • Nghẹt mũi.
  • Đau đầu.
  • Tim đập nhanh.

Hydrocortisone

Hydrocortisone là loại corticoid do tuyến vỏ thượng thận tiết ra, thuộc nhóm Glucocorticoid. Thuộc được bác sĩ chỉ định sử dụng để chữa suy tuyến thượng thận với khả năng chống viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa ngứa ngáy và ức chế hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Hydrocortisone được hấp thụ tốt qua đường uống. Nếu dùng tiêm tĩnh mạch dạng ester tan trong nước, thuốc có thể đạt nồng độ cao trong các dịch cơ thể một cách nhanh chóng.

Liều lượng: 

  • Bệnh nhân suy tuyến thượng thận sử dụng liều thông thường là 20mg vào buổi sáng và 10mg vào buổi tối.
  • Bệnh nhân suy thượng thận cấp dùng liều đầu tiên 100mg, lặp lại khoảng 8 giờ mỗi lần. Sau đó giảm dần trong 5 ngày để duy trì 20 - 30mg trong 24 giờ.

Cách dùng: Uống thuốc cùng ly nước đầy, khoảng 240ml.

Chỉ định:

  • Trường hợp suy thượng thận tiên phát mạn hoặc suy thượng thận thứ phát.
  • Bị tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Hydrocortisone.
  • Đang dùng vaccin sống.
  • Nhiễm nấm toàn thân.

Tác dụng phụ:

  • Sưng phù.
  • Tăng huyết áp.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Loãng xương.
  • Teo cơ.
  • Tăng nhãn áp.
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Loét ruột non.
  • Trầm cảm.

Prednisolone

Prednisolone thuộc nhóm thuốc chống viêm Corticosteroid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Liều lượng:

  • Người lớn dùng liều thông thường là 5 - 60mg/ngày.
  • Trẻ em dùng 0,1 - 2mg/kg/ngày, chia thành 1 - 4 lần.

Cách dùng:

  • Dạng viên cần uống trực tiếp cùng nhiều nước lọc.
  • Dạng dung dịch sẽ tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm ở bắp.

Chỉ định:

  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh.
  • Suy vỏ thượng thận nguyên hoặc thứ phát.
  • Mắc các bệnh về da, thần kinh, đường tiêu hóa, dị ứng,...

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với Prednisolone hoặc bất kỳ thành phần khác trong thuốc.
  • Nhiễm nấm toàn thân.
  • Thủy đậu.
  • Đang dùng vaccin sống.
  • Viêm giác mạc cấp gây ra bởi Herpes simplex.

Tác dụng phụ:

  • Thay đổi dung nạp glucose.
  • Tăng huyết áp.
  • Thay đổi tâm trạng và hành vi.
  • Tăng cân.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim xung huyết.
  • Viêm da dị ứng, phù nề, ban đỏ.
  • Đầy chướng bụng.
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét thực quản.
  • Yếu cơ, loãng xương.
  • Trầm cảm.

Prednisolone thuộc nhóm thuốc chống viêm Corticosteroid
Prednisolone thuộc nhóm thuốc chống viêm Corticosteroid

Fludrocortisone

Thuốc chữa suy tuyến thượng thận Fludrocortisone thuộc nhóm hormon và nội tiết tố có khả năng điều trị cho bệnh nhân suy vỏ thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Fludrocortisone cùng một số tá dược khác, điều chế ở dạng viên nén.

Liều lượng:

  • Người lớn dùng 0,1mg trong 24 giờ hoặc 0,1mg/lần và 3 lần/ngày.
  • Trẻ em dùng 0,05 - 0,1mg trong 24 giờ, dùng hàng ngày.

Cách dùng: Uống trực tiếp cùng nhiều nước lọc, không bẻ đôi hay nghiền nát, không kết hợp với rượu bia, đồ uống khác.

Chỉ định:

  • Bị suy tuyến thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát (bệnh Addison)..
  • Trường hợp bị hội chứng quá sản vỏ thượng thận bẩm sinh bị mất muối hoặc mắc hội chứng thượng thận sinh dục.

Chống chỉ định:

  • Trường hợp nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Mẫn cảm với corticoid hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Loãng xương, teo cơ.
  • Tăng huyết áp.
  • Phù nề.
  • Viêm mạch hoại tử.
  • Rối loạn cảm xúc.
  • Mất ngủ.
  • Viêm da dị ứng.
  • Rối loạn thị giác.
  • Đau đầu.

Methylboston

Methylboston có thành phần chính là methylprednisolon, được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam ở dạng viên nén. Thuốc được dùng chủ yếu để điều trị bệnh suy tuyến thượng thận, một số bệnh lý về xương khớp.

Liều lượng: Liều khởi đầu là 4 - 48mg/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng: Uống trực tiếp cùng nhiều nước, không nhai, nghiền nát, thời điểm thích hợp để sử dụng là 8 giờ sáng hàng ngày.

Chỉ định:

  • Người bị suy tuyến thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát, bẩm sinh bị tăng sản thượng thận.
  • Rối loạn khớp.
  • Bệnh về da.
  • Bệnh về hô hấp.

Chống chỉ định:

Tác dụng phụ:

  • Khó tiêu.
  • Mất ngủ.
  • Dễ kích động.
  • Rậm lông.
  • Đái tháo đường.
  • Đau khớp.
  • Chảy máu cam.
  • Chóng mặt.
  • Tăng huyết áp.
  • Phù nề.

Methylboston được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam
Methylboston được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam

Lưu ý khi dùng thuốc chữa suy tuyến thượng thận

Khi dùng thuốc chữa suy tuyến thượng thận, người bệnh cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ được dùng thuốc khi bác sĩ chỉ định, tuân thủ đúng liều lượng, thời gian dùng thuốc, không tự ý thay đổi liều khi chưa được phép.
  • Khi có ý định ngưng dùng thuốc chữa suy tuyến thượng thận cần giảm liều từ từ, không nên dừng đột ngột.
  • Bệnh nhân cần uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị mất nước.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C, vitamin B trong rau củ quả, trái cây tươi, yến mạch, thịt, đậu,... Đặc biệt nên ăn nhiều súp lơ, bắp cải, tỏi, táo, ớt chuông, hành, gừng,...
  • Hạn chế đồ ăn chế biến nhiều chất phụ gia, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có khả năng gây dị ứng, viêm nhiễm, tránh xa chất kích thích.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, tuyệt đối không thức khuya.

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Người bệnh suy tuyến thượng thận cần gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Tái khám theo đúng thời gian bác sĩ đã chỉ định để đánh giá mức độ đáp ứng của cơ thể với thuốc.
  • Dùng thuốc chữa suy tuyến thượng thận một thời gian dài không cải thiện, cần đổi sang loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
  • Trong quá trình dùng thuốc gặp tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim xung huyết, phù nề, phát ban,....
  • Gặp bác sĩ ngay khi các triệu chứng của bệnh tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, cuộc sống.

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 5 thuốc chữa suy tuyến thượng thận hiệu quả, được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến. Các loại thuốc này có khả năng gây tác dụng phụ, do đó bạn cần hết sức thận trọng, tuân thủ đúng chỉ định, tuyệt đối không được lạm dụng để tránh gặp hậu quả đáng tiếc.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Chứng thực hiệu quả điều trị bài thuốc trị viêm da của Nhất Nam Y Viện

Nhiều người không may mắc bệnh viêm da vẫn đang loay hoay tìm kiếm phương...

Đẩy Lùi Mỡ Máu Cao Bằng Bài Thuốc Thảo Dược Quý, Hiệu Quả Chỉ Sau 1 Liệu Trình

Dùng thuốc theo chỉ định - Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng - Tăng cường...

Nhất Nam Y Viện kế thừa và ứng dụng bài thuốc trị viêm da của Thái y viện triều Nguyễn

Trong Đông Y hay Tây Y có rất nhiều bài thuốc điều trị viêm da....