Sỏi Đường Mật Trong Gan Là Gì? Điều Trị Khỏi Được Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sỏi đường mật trong gan là bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Người bệnh có thể nhận thấy biểu hiện đặc trưng là tình trạng vàng da, vàng mắt bất thường. Trường hợp kéo dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm mô gan, ung thư ống dẫn mật trong gan,…

Sỏi đường mật trong gan là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh tình trạng sỏi túi mật, bệnh lý này còn có thể xuất hiện trong gan. Cụ thể, sỏi đường mật trong gan là một trong những chứng bệnh do sỏi mật di chuyển vào bên trong lá gan. Qua nghiên cứu, thành phần cấu tạo nên các tinh thể rắn này thường là cholesterol hoặc axit mật. Chúng có các kích thước khác nhau, từ nhỏ đến lớn trên 16 inch. Một số trường hợp tìm thấy sỏi ở dạng bùn.

Sỏi đường mật trong gan là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Sỏi đường mật trong gan là gì?

Theo thống kê, bệnh sỏi đường mật trong gan tại nước ta chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, có đến 90% số bệnh nhân bị viêm nhiễm ống mật hoặc ống gan hai bên trái – phải. Đây là nguyên nhân khiến cho chức năng của gan bị đình trệ, quá trình đào thải độc tố và hấp thu chất béo của cơ quan này suy giảm nghiêm trọng.

Tương tự như sỏi túi mật, sỏi đường mật ở gan cũng có hai dạng chính là sỏi đường mật cholesterol và sỏi đường mật sắc tố. Tại nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc sỏi sắc tố nhiều hơn cholesterol. Đây được xem là một trong những sản phẩm tạo thành bởi ảnh hưởng của quá trình thoái hóa hồng cầu. Một số yếu tố tác động dẫn đến sỏi đường mật trong gan như:

  • Nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn: Nguyên nhân gây bệnh được cho là có sự can thiệp của vi khuẩn và các loại ký sinh trùng như Klebsialla, e.coli,…Khi đi vào trong đường mật, chúng sẽ tiết ra một loại enzyme ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin trong cơ thể. Vì thế, bilirubin không được thải ra ngoài sẽ tích tụ dần. Kết hợp vói canxi, xác vi khuẩn tạo nên các viên sỏi trong đường mật.
  • Bệnh lý về gan: Một số đối tượng mắc bệnh về dan như viêm gan, suy gan,…có thể bị rối loạn thành phần dịch mật. Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
  • Lười vận động: Việc cơ thể không vận động ảnh hưởng làm chức năng của đường mật lâu dần sẽ hình thành các viên sỏi bất thường. Do đó, đa phần người thừa cân, béo phì lười vận động có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính xác khiến thành phần dịch mật mất cân bằng vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Trên đây có thể là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản gây khởi phát sỏi đường mật trong gan.

Triệu chứng nhận biết sỏi đường mật trong gan

Sỏi mật gần như không gây ra triệu chứng rõ ràng khi mới khởi phát để người bệnh nhận biết sớm. Ngược lại, người mắc sỏi đường mật ở gan lại có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu đầu tiên như:

Triệu chứng nhận biết sỏi đường mật trong gan
Người bệnh bị đau quặn bụng bất thường, vàng mắt, vàng da, cơ thể mệt mỏi,…
  • Đau quặn bụng khó chịu: Vùng bụng trên thường xuất hiện cơn đau bất thường. Chúng có thể diễn ra trong nhiều giờ liền và chỉ giảm khi người bệnh co người lại.
  • Vàng da, mắt: Đây là một trong những biểu hiện điển hình của người đang mắc bệnh về gan, cụ thể là sỏi đường mật trong gan. Nguyên nhân là do sự có mặt của sỏi khiến dòng chảy dịch mật không bình thường như trước. Không chỉ da và mắt chuyển sang vàng nhạt, nước tiểu cũng sẫm hơn, phân nhạt,…
  • Mệt mỏi, sốt: Tình trạng viêm nhiễm gan do sự xuất hiện của các tinh thể rắn bất thường là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt, kèm theo nóng sốt đột ngột hoặc kéo dài.

Ngoài những dấu hiệu điển hình của bệnh lý về gan, người bệnh còn có những triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, cân nặng sụt giảm, ăn không ngon,…Chúng đều là những biểu hiện thường gặp ở những người mắc chứng sỏi đường mật trong gan nói riêng hay đường tiết niệu nói chung. Bạn nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như trên. Kịp thời điều trị giúp bạn phòng tránh được các rủi ro nguy hại sức khỏe và tính mạng.

Sỏi đường mật trong gan nguy hiểm như thế nào?

Sỏi đường mật trong gan là bệnh lý nguy hiểm, nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Người bệnh sẽ gặp phải một trong những trường hợp sau:

Sỏi đường mật trong gan nguy hiểm như thế nào?
Nếu không điều trị sớm, sỏi đường mật trong gan phát triển gây tắc nghẽn và nhiều hệ lụy nguy hại khác đối với sức khỏe
  • Viêm nhiễm mô gan: Như cũng đã đề cập, việc sỏi xuất hiện khiến cho dịch mật không di chuyển như bình thường gây tắc nghẽn đường mật. Điều này khiến cho mô gan dễ bị viêm nhiễm. Nếu không điều trị, tình trạng có thể chuyển biến xấu hơn, nhất là làm phù nề cơ quan này, ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể.
  • Nhiễm trùng đường huyết: Biến chứng này vô cùng nguy hiểm. Nếu không kịp xử lý, người bệnh có khả năng cao sẽ tử vong.
  • Xơ gan: Sỏi cọ xát làm tổn thương gan, tình trạng này kéo dài có thể gây xơ gan không thể phục hồi. Chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Viêm gan: Vi khuẩn phát triển ồ ạt khi đường mật bị tắc nghẽn lưu thông, chúng sẽ hình thành các ổ mủ hoặc ổ áp xe gây viêm gan.
  • Ung thư đường mật trong gan: Đường mật bị tắc nghẽn là yếu tố khởi phát ung thư nguy hiểm. Đây là biến chứng xấu nhất mà người bệnh có thể phải đối mặt, nhất là khi không can thiệp điều trị sỏi mật sớm. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh sỏi đường mật trong gan gặp biến chứng ung thư từ 3-10%.

Với mức độ nguy hiểm như trên, chuyên gia khuyến cáo ngay khi nhận thấy cơ thể có bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để kiểm tra sức khỏe. Trường hợp có vấn đề ở gan – mật, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị, phòng tránh biến chứng nguy hại.

Phương pháp chẩn đoán sỏi đường mật trong gan

Bác sĩ sẽ ghi nhận các triệu chứng của người bệnh, đồng thời tìm hiểu thông tin bệnh sử của người bệnh và gia đình, thuốc đang dùng và những vấn đề liên quan khác. Sau đó, để chẩn đoán chuyên sâu hơn, bác sĩ tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra như siêu âm, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh,…Cụ thể như sau:

Phương pháp chẩn đoán sỏi đường mật trong gan
Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng người bệnh đạng gặp phải để đưa ra những chỉ dẫn xét nghiệm chẩn đoán phù hợp
  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến để tìm nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xác định có sự gia tăng bilirubin trong máu không. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng được thực hiện nhầm kiểm tra hàm lượng bạch cầu, loại bỏ trường hợp người bệnh bị tăng men gan hay nhiễm trùng.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm thu hình ảnh bên trong ổ bụng, cụ thể ở gan. Bác sĩ sẽ dựa vào đó xác định vị trí sỏi.
  • Chụp CT, MRCP ổ bụng: Đây cũng là hai biện pháp xét nghiệm hình ảnh được dùng trong chẩn đoán bệnh sỏi đường mật trong gan. Hình ảnh thu được sẽ thể hiện chi tiết kích thước, vị trí sỏi,…

Sau khi có kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Tùy từng mức độ ảnh hưởng mà người bệnh phải điều trị nội khoa hay can thiệp ngoại khoa. Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải kết hợp giữa điều trị và thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe.

Biện pháp điều trị sỏi đường mật trong gan

Dựa vào kích thước, vị trí và mức độ ảnh hưởng của sỏi đường mật trong gan, các bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị sao cho an toàn và phù hợp nhất. Một số cách chữa được áp dụng như:

Áp dụng mẹo dân gian

Hiện nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền các bài thuốc có khả năng cải thiện sỏi đường mật. Nguyên liệu đa phần là các thảo dược dân gian, an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, khi áp dụng cách điều trị với thuốc dân gian, người bệnh sẽ giảm nỗi lo về chi phí điều trị. Mặc dù vậy, phương án này chỉ phù hợp khi sỏi mới hình thành, kích thước nhỏ. Tác dụng không cao đối với sỏi có kích thước to. Tham khảo một số cách thực hiện như sau:

Biện pháp điều trị sỏi đường mật trong gan
Áp dụng mẹo chữa dân gian giảm triệu chứng khó chịu trong trường hợp bệnh nhẹ

– Uống trà bạc hà:

Tinh dầu có trong lá bạc hà có tác dụng giảm đau, kháng viêm, xoa dịu triệu chứng khó chịu do sỏi đường mật gây ra. Do đó, khi mắc bệnh bạn có thể sử dụng lá bạc hà pha trà uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng, “đánh bay” sỏi tại nhà, đặc biệt đối với các viên sỏi có kích thước nhỏ. Cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng lá bạc hà tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi tiếp tục xả với nước sạch một lần nữa.
  • Vò nát lá bạc hà rồi cho vào cốc, rót đầy ly nước nóng, hãm như hãm trà.
  • Sau đó, bạn tiếp tục cho thêm một ít mật ong, khuấy đều.
  • Dùng khi còn ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, áp dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Dùng hoa astiso:

Theo nghiên cứu, trong hoa astiso có nhiều thành phần hóa học giúp tăng cường sản xuất dịch mật. Đồng thời, chúng còn có tác dụng trong việc ổn định chức năng gan, cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh sỏi đường mật trong gan gây ra. Do đó, đây là mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng cho đến ngày nay. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị hoa astiso sấy khô cùng với một ít nước sôi.
  • Đem hoa rửa sạch rồi cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm khoảng 7 phút.
  • Uống trà khi còn ấm, dùng thay nước hàng ngày giúp giảm đau hiệu quả.

– Dùng quả sung tươi:

Sử dụng quả sung chữa bệnh sỏi đường mật trong gan được nhiều người áp dụng. Do quả sung chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ làm mềm và đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Tham khảo cách làm sau:

  • Hái chọn một vài quả sung già vừa tới, không nên dùng quả quá non.
  • Rửa sạch quả sung sau đó để cho ráo nước rồi thái mỏng, phơi khô dùng dần,
  • Mỗi ngày lấy 250mg sung khô cho vào nồi, đun với 1000ml nước cho trong 15 phút.
  • Rót lấy nước uống khi còn ấm, sử dụng trong khoảng 2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Biện pháp dân gian lành tính tuy nhiên phù hợp hơn với đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp sỏi có kích thước lớn cần phải can thiệp điều trị chuyên sâu hơn. Đồng thời người bệnh cần kết hợp thăm khám, theo dõi tình trạng sỏi mật trong quá trình ứng dụng thuốc dân gian vào điều trị.

Dùng thuốc Đông y

Ngoài sử dụng thuốc dân gian, nhiều người cũng chọn hướng điều trị bệnh bằng thuốc Đông y. Theo ghi chép, bệnh sỏi đường mật trong gan hình thành do ảnh hưởng bởi sự trì trệ hoạt động của chức năng gan – mật. Dịch mật bị ứ đọng lâu sẽ gây nên sỏi mật. Để điều trị, thầy thuốc sẽ bốc các tháng thuốc gồm các dược vị bồi bổ, tiêu trừ các vấn đề trong cơ thể, chẳng hạn như:

Biện pháp điều trị sỏi đường mật trong gan
Thăm khám và sử dụng thuốc Đông y điều trị sỏi đường mật trong gan
  • Bài thuốc 1: Các dược vị gồm 40g kim tiền thảo, 12g mỗi vị quảng mộc hương, nhân trần, sinh địa hoàng, chỉ xác, uất kim. Chúng có tác dụng chỉ thống, giúp tán sỏi, đào thải ra khỏi cơ thể. Đồng thời giúp lợi thấp, thanh nhiệt giải độc, hành khí, tốt cho người bị sỏi mật. Sử dụng bằng cách sử sạch thuốc rồi cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ, đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, gạn nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Thang thuốc gồm 20g kim tiền thảo, 15g mỗi vị nhân trần, bạch thược, hổ trượng, 12g mỗi vị chỉ thực, chi tử, sinh đại hoàng, cùng với uất kim, hoàng cầm, sài hồ và 6g mộc hương. Đun thuốc với lượng nước vừa đủ đến khi cạn còn 1/3. Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Mỗi thang gồm các vị như mang tiêu, mộc hương, kim tiền thảo, nhân trần, chỉ xác, hoàng cầm, sinh đại hoàng. Thầy thuốc sẽ bốc thang thuốc theo liều lượng vừa đủ. Sau đó, rửa sạch nguyên liệu, cho thuốc vào nồi đun đến khi cạn còn một nửa. Chia đều hai lần uống, mỗi ngày 1 thang kéo dài liên tục ít nhất 7 ngày.

Sử dụng thuốc Đông y chữa sỏi đường mật trong gan là hướng điều trị được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên tương tự như thảo dược dân gian, việc điều trị bằng Đông y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Đồng thời, kết hợp kiểm tra theo dõi tình trạng sỏi đường mật để sớm có biện pháp can thiệp nếu cần thiết.

Điều trị bằng Tây y

Trường hợp sỏi đường mật trong gan phức tạp hơn, kích thước sỏi lớn, vị trí khó tan sẽ được chỉ định dùng các phương pháp Tây y can thiệp chuyên sâu hơn. Người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị. Cụ thể như sau:

Biện pháp điều trị sỏi đường mật trong gan
Bác sĩ chỉ định thuốc hoặc phẫu thuật cho người bệnh
  • Thuốc tan sỏi đường mật: Dành cho đối tượng sỏi vẫn còn trong tầm kiểm soát, kích thước vừa và nhỏ, chưa gây tắc nghẽn đường mật hay những biến chứng khác. Thuốc tan sỏi sẽ kích thích vào hoạt động phá vỡ cấu trúc cholesterol trong cơ thể, giảm sỏi mật. Loại được dùng phổ biến hiện nay là Ursodiol.
  • Thuốc giảm đau không steroids: Cơn đau có thể gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh, vì thế bạn sĩ có thể kết hợp thuốc giảm đau nhằm loại bỏ triệu chứng tạm thời. Các loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng như acetaminophen, naproxen, ibuprofen,…
  • Tán sỏi ngoài da: Đây là kỹ thuật chữa sỏi mật tiên tiến hiện nay, không cần xâm lấn vào bên trong cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ dùng sóng âm trong y tế ở cường độ cao, sau đó tán sỏi và đào thải chúng ra ngoài thông qua nước tiểu. Phương pháp này thường áp dụng cho tình trạng sỏi nhỏ, ít.
  • Phẫu thuật: Nếu trường hợp người bệnh không còn đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ phải can thiệp phẫu thuật điều trị. Đặc biệt, áp dụng khi sỏi đã phát triển lớn, gây tắc nghẽn đường mật. Việc loại bỏ sỏi giúp phòng tránh biến chứng. Có hai hướng phẫu thuật là nội soi và mổ hở. Tùy từng tình trạng, các bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp phù hợp.

Trên đây là những hướng điều trị bệnh sỏi đường mật trong gan, bạn đọc có thể tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị khi cần thiết. Đồng thời, tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc người có chuyên môn trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa dân gian nào. Kết hợp theo dõi sức khỏe, chăm sóc giúp bệnh kiểm soát tốt hơn, phòng tránh nhiều rủi ro.

Chăm sóc và phòng ngừa sỏi đường mật trong gan

Bệnh sỏi đường mật trong gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị. Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, chủ động phòng ngừa chứng bệnh này. Một số lưu ý như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa sỏi đường mật trong gan
Chăm sóc và phòng ngừa sỏi đường mật trong gan
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ rau xanh, hoa quả tươi thay cho đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá dồn dập, cần nấu chín thức ăn, nước uống để đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm vi khuẩn cho cơ thể.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý phát sinh. Do đó, bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng với luyện tập, vận động cơ thể để giúp vóc dáng cân đối. Thông qua luyện tập, cơ thể cũng tăng cường đề kháng, dẻo dai hơn.
  • Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để cơ thể áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, trong đó đặc biệt là gan – mật.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi để quan sát kịp thời các dấu hiệu bất thường. Việc điều trị sớm sẽ giúp người bệnh phòng tránh được nhiều nguy cơ.

Sỏi đường mật trong gan là tình trạng nguy hiểm, có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng. Chính vì thế bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó cần chủ động phòng bệnh và điều trị sớm. Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và can thiêp kiểm soát để nhanh chóng loại bỏ các rủi ro gây hại.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...