Bệnh Gout Có Di Truyền Không? Có Lây Qua Người Khác?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh gout có di truyền không? Có lây qua người khác? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia xương khớp, gout là một chứng bệnh có diễn biến phức tạp, tuy nhiên thường không lây nhiễm từ người sang người. Mặc dù vậy, đây là chứng bệnh có khả năng di truyền các mã gen bệnh từ người cùng huyết thống.
Tổng quan về bệnh gout
Gout là tên gọi của bệnh lý viêm khớp có tỷ lệ xuất hiện phổ biến trong các bệnh xương khớp hiện nay. Nhóm đối tượng thường gặp là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, bị rối loạn chuyển hóa,… Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng.

Trong đó, có thể kể đến các dấu hiệu điển hình như đau nhức khớp đỏ da, cứng khớp, sờ vào khớp thấy nóng. Cơn đau nhức có thể tái phát thường xuyên, đồng thời hình thành hạt tophi ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị đúng cách.
Hiện nay, để kiểm soát chứng bệnh này, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc áp dụng biện pháp ngoại khoa khi cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn để sớm khắc phục tổn thương khớp.
Bệnh gout có lây qua người khác không?
Ngoài thắc mắc về sự phát triển của bệnh và điều trị, người bệnh còn quan tâm đến vấn đề bệnh gout có lây qua người khác không. Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia cho biết đây không phải là chứng bệnh lây nhiễm, do đó bạn đọc đừng quá lo lắng sẽ bị nhiễm bệnh từ người khác khi tiếp xúc gần.
Quá trình hình thành bệnh gout là do sự tăng sinh quá mức axit uric trong máu, lâu đần hình thành các tinh thể urat trong khớp, gây viêm và bùng phát cơn đau dữ gội. Theo đó, bệnh gout tự hình thành bên trong cơ thể, không liên quan đến yếu tố bên ngoài như một số bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế chứng bệnh này không lây qua người với người.
Bệnh gout có di truyền không?
Bên cạnh thắc mắc trên, nhiều người còn đặt câu hỏi: “Bệnh gout có di truyền không?”. Như các bạn đã biết, chứng bệnh này hình thành liên quan đến yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong đó nguyên nhân chính là do tình trạng tăng hàm lượng axit uric trong máu, lâu dần gây lắng tụ tinh thể tại các khớp hình thành bệnh gout.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy có nhiều mã gen khác nhau có liên quan đến quá trình hình thành bệnh gout. Do đó, với thắc mắc về sự di truyền của chứng bệnh này, các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền là một trong những nguy cơ làm bệnh bùng phát.

Trong cấu trúc di truyền, chỉ cần xảy ra một thay đổi nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh gout. Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu cho thấy, hầu hết các gen đột biến đều có khả năng vận chuyển urat. Trong khi đó, các gen bình thường khác có liên quan đến vận chuyển phân tử nhỏ hoặc phân hủy đường.
Một số gen có khả năng gây bệnh được xác định như SLC2A9 và ABCG2:
- SLC2A9 trong thận có nhiệm vụ quản lý nồng độ urat của cơ thể người. Chúng sẽ tái hấp thụ urat vào trong máu, sau đó bài tiết qua nước tiểu. Sự thay đổi mã gen này khiến cho quá trình tổng hợp axit uric tăng cao, làm giảm hấp thụ và đào thải urat khiến chúng tích tụ gây bệnh.
- ABCG2 là mã gen có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình phân hủy tinh thể axit uric bên trong ruột, đồng thời loại bỏ chúng ra ngoài qua đường hậu môn. Việc ABCG2 bị thay đổi cấu trúc gen có nguy cơ làm tăng axit uric máu, đồng thời giảm khả năng giải phóng urat ra ngoài. Khi urat tích tụ ngày càng nhiều sẽ dẫn đến bệnh gout.
- SLC22A12 là gen có nhiệm vụ sản sinh một dạng protein vận chuyển urat 1. Chúng còn được tìm thấy trong ống lượn. Việc gen bị biến thể có khả năng làm giảm quá trình giải phóng urat qua nước tiểu. Lâu dần, urat trở nên dư thừa, tái hấp thụ vào máu quá nhiều dẫn đến hiện tượng tích tụ tinh thể.
- PRPPs hoạt động quá mức khiến cho quá trình tạo ra enzym PRPP synthetase 1 tăng hơn bình thường, đồng thời làm tăng tính khả dụng của PRPP. Hai dạng rối loạn khiến việc tạo ra purin dư thừa, ảnh hưởng đến quá trình phân hủy, tăng nguy cơ tích tụ tinh thể axit uric.
Tóm lại, yếu tố di truyền được xem là một trong các nguyên nhân gây bệnh gout. Chính vì thế, nếu bạn có người thân cùng huyết thống trong gia đình mắc phải chứng bệnh này, bạn cũng có khả năng mắc phải. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm, phòng nguy cơ gout biến chứng.
Các nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến
Việc điều trị bệnh gout sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu bạn xác định nguyên nhân gây bệnh và chủ động loại bỏ chúng. Theo đó, có rất nhiều yếu tố liên quan đến chứng bệnh viêm khớp này, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

- Ăn nhiều thực phẩm chứa purin: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout hàng đầu hiện nay. Thực phẩm chứa nhiều purin có thể gây rối loạn chuyển hóa, tăng tiết axit uric làm tình trạng lắng đọng tinh thể diễn ra. Một số thực phẩm được đề cập đến như cá cơm, hải sản, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,…. Ngoài ra, chất này còn có trong nhiều loại rau như rau bia, súp lơ trắng, măng tây và một số loại nấm.
- Lạm dụng rượu bia, đồ uống quá ngọt: Chất kích thích, cồn, nước ngọt có gas,… là những yếu tố nguy cơ phá hoại sức khỏe xương khớp. Đây là nguyên nhân vì sao những người có thói quen nghiện rượu, uống nước ngọt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thức uống này, thận bài tiết quá mức dần suy giảm chức năng, điều này tạo điều kiện cho các tinh thể rắn tồn đọng, khó bài tiết ra bên ngoài.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc điều trị bệnh có thể gặp phải các phản ứng phụ, trong đó có hiện tượng tăng axit uric trong máu. Một số loại có nguy cơ như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc hóa trị,…
Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh gout hình thành còn liên quan đến yếu tố tuổi tác, tính chất công việc, cân nặng quá khổ, bệnh tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch,… Để điều trị cũng như phòng ngừa gout tái phát, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, đồng thời tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
Phương pháp phòng ngừa bệnh gout
Bệnh gout hình thành và phát triển phức tạp, có nguy cơ phát sinh biến chứng xương khớp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Việc chủ động phòng bệnh được các chuyên gia khuyến khích. Một số lưu ý như sau:

- Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung cho cơ thể nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế các món cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều purin.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn như rượu bia, đồ uống chứa gas,… Không nên hút thuốc lá. Bởi, chúng có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, giảm sức đề kháng khiến cơ thể dễ mắc bệnh, trong đó có các vấn đề về xương khớp.
- Duy trì cân nặng cân đối, tránh thừa cân béo phì tạo sức ép lên hệ thống xương khớp, gây bệnh gout nói riêng và các bệnh xương khớp khác.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng cường đào thải độc tố, bổ sung xen kẽ các loại nước ép trái cây tươi.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng trong thời gian dài.
- Tập thể dục, rèn luyện thể chất khỏe mạnh, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, cải thiện đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bệnh gout có di truyền không? Có lây qua người khác?”. Theo đó, thực tế bệnh gout không phải là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên yếu tố di truyền có liên quan đến việc bùng phát chứng bệnh này. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tam:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!