Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên nhân, Cách phòng ngừa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em thường là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra. Có những tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên một số trường hợp bị xuất huyết dạ dày nặng có thể để dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Nguyên nhân gây huyết huyết dạ dày ở trẻ em
Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu (chủ yếu là vùng hang vị) với các biểu hiện điển hình như nôn ra máu, đại tiện ra máu. Đây là một dạng cấp cứu nội hoặc ngoại khoa cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Theo các chuyên gia, xuất huyết dạ dày ở trẻ em thường là biến chứng của nhiều bệnh lý hoặc do sinh non, thiếu hụt vitamin K, hít phải khói thuốc thụ động,… Mức độ xuất huyết có thể nhẹ đến nặng tuỳ vào trường hợp cụ thể. Với những trường hợp trẻ bị chảy máu nhiều có thể gây sốc, tụt huyết áp và tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày ở trẻ em:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Trẻ em từ 2 tuổi bắt đầu gặp phải các vấn đề về dạ dày, trong đó có vết loét ở dạ dày – tá tràng. Đa số những trẻ gặp phải tình trạng này thường có nhóm máu O, yếu tố gia đình, hít phải khói thuốc lá, khí hậu, lạm dụng thuốc không steroid, phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm, nhiễm vi khuẩn H.pylori,… Viêm loét dạ dày – tá tràng nếu không được kiểm soát sớm sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng và dẫn đến xuất huyết dạ dày.
- Polyp dạ dày: Polyp dạ dày là các khối u nhỏ trong niêm mạc dạ dày và hầu hết các khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, một số khối u có thể phát triển bất thường và vỡ ra. Khi polyp bị vỡ, tại vị trí này sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết. Hầu hết trẻ thường gặp phải tình trạng chảy máu ở đường ruột nhiều hơn ở dạ dày. Theo đó, xuất huyết dạ dày thường gặp từ trẻ trên 2 tuổi, hiếm có trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này.
- Trẻ sinh non: Thực tế nhận thấy, trẻ sinh non thường có sức đề kháng kém hơn so với những trẻ khác. Do đó, trường hợp trẻ bị sinh non thường có nguy cơ cao bị xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, trẻ cũng dễ gặp phải tình trạng thâm hụt dưỡng chất gây đông máu. Điều này cho thấy tình trạng xuất huyết có thể xảy ra ở nhiều bộ phận, phổ biến nhất là dạ dày.
- Sốt xuất huyết: Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do virus gây bệnh làm giảm lượng tiểu cầu, dẫn đến cô đặc máu và phát sinh các biến chứng liên quan đến rối loạn máu như chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu chân răng,… Bệnh lý thường xảy ra phổ biến ở trẻ em.
- Thiếu vitamin K: Vitamin K có chức năng đông máu và hạn chế nguy cơ chảy máu kéo dài. Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ loại vitamin này, lòng mạch ở đường tiêu hoá có thể bị chảy máu. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin K còn gây xuất huyết não, màng não ở trẻ nhỏ.
Thực tế nhận thấy, có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là hệ quả do nhiều nguyên nhân, yếu tố cộng hưởng. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên, nguy cơ xuất huyết dạ dày cũng có thể tăng cao nếu gặp phải những yếu tố thuận lợi sau:
- Hít phải khói thuốc thụ động
- Chế độ ăn của trẻ không phù hợp
- Nhiễm vi khuẩn Hp
Dấu hiệu nhận biết
Trường hợp trẻ bị xuất huyết dạ dày không nghiêm trọng, ba mẹ thường khó nhận biết các triệu chứng đặc trưng. Tình trạng này diễn tiến theo 2 giai đoạn như sau:
Các triệu chứng thông thường bao gồm:
- Trẻ bị đau ở vùng thượng vị, cơn đau thường ở mức độ nặng và khởi phát đột ngột hơn bình thường.
- Đi kèm với các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, nôn mửa, đau ngực, khó thở, chán ăn
Khi tình trạng xuất huyết tiến triển nghiêm trọng, bạn sẽ thấy:
- Nôn ra máu: Đây là biểu hiện thường gặp của tình trạng xuất huyết tiêu hoá trên nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Tuỳ vào vị trí cũng như mức độ tổn thương, chảy và đặc điểm của dịch nôn có thể không giống máu. Theo đó, số lượng máu thể dao động ít, nhiều, màu hồng, đỏ tươi hoặc màu nâu sẫm và có thể lẫn với dịch tiêu hoá. Trường hợp trẻ bị nôn ra máu cũng có thể là biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hoá dưới. Trong trường hợp này, dịch nôn có màu sẫm, đông lại ngay khi vừa nôn ra bên ngoài.
- Đại tiện ra phân đen: Khi máu chảy vào ống tiêu hoá, phân có thể chuyển thành màu đen do sắc tố có trong máu. Tuy nhiên, khi lượng máu chảy quá nhiều, phân không chỉ có màu đen mà còn có mùi hôi tanh khó chịu, nhão. Một số trường hợp trẻ bị chảy máu ồ ạt, lượng màu nhiều và có thể lẫn máu tươi trong phân hoặc phân ngả thành màu đỏ.
Trường hợp trẻ chảy máu nhiều, ồ ạt, có thể bị sốc với các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch nhanh, lạnh đầu chi, người đổ nhiều mồ hôi, không tỉnh táo. Đa phần các trường hợp bị xuất huyết dạ dày đều xảy ra đột ngột (cấp tính). Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị chảy máu dạ dày kéo dài. Trong trường hợp này, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng không điển hình như khó thở tăng dần, mệt mỏi, ngủ lịm, thiếu máu do mất máu nhiều.
Chẩn đoán và điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Sau khi tiếp nhận trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác định mục tiêu trước khi chỉ định phương pháp điều trị. Cụ thể:
- Xác định có tình trạng xuất huyết
- Xác định tình trạng chảy máu có đang diễn ra hay không
- Xác định vị trí xuất hiện xuất huyết
Kế đến sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ cũng như người thân cận huyết. Bởi bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Sau đó, bác sĩ sẽ ước lượng máu mất để tiến hành truyền máu. Đồng thời thực hiện các biện pháp giúp cầm máu, chẩn đoán nguyên nhân và khắc phục nguyên nhân khởi phát.
Dưới đây là các phương pháp được áp dụng trong điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em:
1. Truyền dịch và máu
Sau khi xác định trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành truyền dịch trước khi truyền máu. Biện pháp này nhằm giúp trẻ phục hồi sức khoẻ, tỉnh táo, nâng cao thể trạng. Đồng thời giúp các cơ quan có lưu lượng máu tuần hoàn ổn định hơn.
Đối với các trường hợp bị suy giảm chức năng phổi, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đặt ống thông động mạch phổi nhằm hỗ trợ khả năng hô hấp của trẻ.
2. Sử dụng thuốc
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp sẽ có mức độ xuất huyết dạ dày khác nhau. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhi mà chỉ định một số loại thuốc có tác dụng cầm máu, hạn chế axit dạ dày dư thừa phù hợp. Từ đó, ức chế lượng axit dạ dày dư thừa, ổn định hoạt động của cơ quan này và giúp trẻ giảm khó chịu tại vị trí bị chảy máu.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin (H2): Nhóm thuốc này có tác dụng đối kháng lại histamin ở thụ thể H2 nhằm ngăn ngừa hoạt động sản sinh axit dạ dày. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin như famotidine, ranitidine, nizatidine,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế sản xuất axit trong môi trường dạ dày. Nhóm thuốc này được đánh giá có độ an toàn cao nên có thể dùng ngắn hạn cho trẻ em bị xuất huyết dạ dày.
- Thuốc octreotide: Trường hợp trẻ bị chảy máu dạ dày do giãn tĩnh mạch quá mức thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc octreotide. Hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm co mạch để giảm lượng máu chảy ra.
Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó, tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng đã được chỉ định. Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Phẫu thuật cấp cứu xuất huyết dạ dày ở trẻ
Phẫu thuật cấp cứu xuất huyết dạ dày ở trẻ em thường được chỉ định khi điều trị bảo tồn thất bại. Tình trạng xuất huyết tiến triển nặng, chảy máu nhiều, trẻ bị đau dữ dội, nôn mửa ra máu nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe doạ đến tính mạnh.
Những đối tượng được chỉ định phẫu thuật, bao gồm:
- Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ dù đã truyền nước và máu trước đó.
- Tình trạng xuất huyết dạ dày tái phát nhiều lần và tiến triển nặng nề hơn
- Lượng máu mất đi chiếm khoảng 50% tổng lượng máu trong cơ thể người bệnh, đồng thời hiện tượng chảy máu diễn ra trong thời gian dài.
- Bệnh nhi có tiền sử xuất huyết dạ dày được cân nhắc chỉ định can thiệp phẫu thuật điều trị khi tái phát.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao, giúp khắc phục tình trạng chảy máu ở dạ dày nhanh chóng nhưng không phải các trường hợp bị xuất huyết dạ dày đều được chỉ định phẫu thuật. Do đó, phụ huynh cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa về rủi ro và lợi ích trước khi can thiệp phẫu thuật cho trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Xuất huyết dạ dày có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Trường hợp bệnh nhi thường có nguy cơ tái phát cao hơn do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch và đường ruột yếu, dễ bị hại khuẩn tấn công.
Do đó, ba mẹ cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát xuất huyết dạ dày ở trẻ. Cụ thể:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ. Ngoài ra, nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc trẻ đang sử dụng hoặc sử dụng trước đó để được cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ, lựa chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng, giá trị dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá. Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá và không chứa nhiều gia vị, dầu mỡ để hạn chế tình trạng kích niêm mạc dạ dày.
- Tránh để trẻ ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ,… Mặc dù là những món ăn yêu thích của trẻ em nhưng chứng không mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Hơn nữa, đối với trẻ có tiền sử xuất huyết dạ dày, việc tiêu thụ những nhóm thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh lý.
- Tập cho trẻ thói quen ăn chín, uống sôi, chia nhỏ các bữa ăn chính (4 – 5 bữa) để tránh tăng áp lực lên dạ dày. Sau khi ăn no, tránh để trẻ vận động mạnh hoặc nằm ngủ. Thay vào đó nên để nghỉ ngơi, đi bộ nhẹ nhàng để giúp tiêu hoá tốt hơn.
- Xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay sạch với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nên cho trẻ sử dụng các vật dụng các nhân riêng như đũa, muỗng, bàn chải đánh ăn,… Hạn chế để người lớn hôn trẻ hoặc món thức ăn cho trẻ.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ điều trị để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Trường hợp nhận thấy nguy cơ tái phát hoặc vấn còn tình trạng chảy máu dạ dày sau khi điều trị một thời gian. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!