Xuất Huyết Dạ Dày Ở Người Già: Nguyên nhân, Chăm sóc, phòng ngừa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Xuất huyết dạ dày ở người già có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân kèm theo các bệnh lý nội khoa khác, tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn khá thấp, song song với đó khả năng biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở người già
Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người cao tuổi, người sức khỏe kém, có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa hoặc có thói quen ăn uống không điều độ, không khoa học,… Ngoài ra, chứng xuất huyết dạ dày có thể bùng phát do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài khác.
Trường hợp xuất huyết dạ dày ở người già chiếm tỷ lệ cao hơn so với người trẻ tuổi. Tình trạng này có liên quan đến yếu tố tuổi tác theo tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi đó, mạch máu thoái hóa dần, dễ bị tác động gây vỡ, tổn thương dẫn đến xuất huyết bên trong dạ dày.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh có thể kể đến như:
- Viêm dạ dày cấp: Đây là một trong những vấn đề về dạ dày có nguy cơ dẫn đến xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp người già có thói quen uống rượu hoặc nhiễm phải vi khuẩn Hp, gặp tác dụng phụ của thuốc tây,… có thể bị viêm dạ dày cấp. Càng tiến triển nặng, bệnh càng có nguy cơ phát sinh biến chứng, đặc biệt là khiến dạ dày xuất huyết nguy hiểm.
- Loét dạ dày tá tràng: Vết loét ngày càng nghiêm trọng dưới sự ăn mòn của dịch vị khiến niêm mạc và biểu mô dạ dày bị tổn thương. Bệnh không được kiểm soát có khả năng gây xuất huyết, thậm chí là thủng dạ dày.
- Rối loạn đông máu: Xảy ra khi cơ thể người bệnh bị giảm tiểu cầu, thiếu vitamin K hoặc sử dụng thuốc chống đông, mắc bệnh xơ gan,… Lúc này, nếu niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, xuất hiện vết loét nặng có khả năng gây chảy máu ồ ạt bởi cơ thể người bệnh mất đi khả năng cầm máu tự nhiên.
- Ảnh hưởng các bệnh khác: Không chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các bệnh lý liên quan đến dạ dày kể trên, hiện tượng xuất huyết dạ dày ở người già có khả năng bùng phát do biến chứng u máu trong gan, xơ gan, sốt xuất huyết,…
Đặc biệt, nguy cơ người bệnh bị xuất huyết dạ dày cao nếu trước đó người già có tiền sử xuất huyết. Theo thống kê, có khoảng 40% tình trạng xuất huyết cấp cứu do trước đó đã từng bị xuất huyết trước đó. Do tuổi cao, cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể nên khả năng hồi phục hoàn toàn thấp hơn so với người trẻ tuổi.
Khả năng bệnh tiếp tục tái phát cao nếu người bệnh duy trì thói quen gây hại như hút thuốc lá, nghiện rượu bia, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, lạm dụng thuốc tân dược,… Nên thận trọng khi được chẩn đoán xuất huyết dạ dày, nhất là đối với người cao tuổi. Cần chủ động khám chữa sớm để phòng tránh rủi ro.
Nhận biết xuất huyết dạ dày ở người già
Tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày là một trong những trường hợp cần được cấp cứu sớm, nhất là đối với người cao tuổi. Ở người trẻ, hệ thống mạch máu còn khỏe mạnh, việc khắc phục các dấu hiệu xuất huyết dạ dày tiên lượng tốt hơn so với người đã bước vào giai đoạn trung niên, tuổi cao.
Mức độ xuất huyết dạ dày ở người già nghiêm trọng và khó khăn trong việc cầm máu hơn. Đặc biệt là các bệnh nhân trên 65 tuổi. Trường hợp mất máu quá nhiều có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí còn có khả năng gây tử vong.
Do đó, nếu nhận thấy người già có những biểu hiện dưới đây, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám sớm:
- Người bệnh có triệu chứng mệt mỏi cơ thể, thường xuyên thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn liên tục, vùng thượng vị có cảm giác đau âm ỉ, đột ngột sau đó ngày càng dữ dội hơn.
- Nôn ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh xuất huyết dạ dày. Mức độ nôn tùy thuộc vào tổn thương, vết loét bên trong dạ dày. Người bệnh có thể nôn ra dịch kèm máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, một số trường hợp có màu như bã cà phê.
- Xuất huyết dạ dày khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen do máu từ đường ruột chảy xuống. Máu khi đến đại tràng bị giáng hòa với các chất thải khác tạo thành màu đen, thay vì máu đỏ tươi như bình thường.
- Người bệnh gặp phải hiện tượng đau dữ dội thượng vị kèm đầy hơi, chướng bụng, căng tức khó chịu nhất là khi ấn vào.
- Cơ thể tiết nhiều mồ hôi bất thường, chóng mặt, khát nước, thở gấp, vô niệu hoặc ít niệu. Một số trường hợp người bệnh bị ngất đột ngột do lượng máu chảy quá nhiều khiến huyết áp tụt giảm bất thường.
Tình trạng chảy máu dạ dày nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ thương tổn niêm mạc, mạch máu trong dạ dày. Ở người cao tuổi, những tổn thương thông thường ở mức nghiêm trọng, triệu chứng nặng hơn so với người trẻ tuổi do thể trạng suy yếu, lão hóa.
Xuất huyết dạ dày ở người già nguy hiểm như thế nào?
Chuyên gia khuyến cáo cần sớm điều trị xuất huyết dạ dày ở người già, tốt nhất là khi các triệu chứng của bệnh mới khởi phát. Bởi, như đã đề cập, tiên lượng điều trị và khả năng phục hồi hoàn toàn tổn thương niêm mạc ở người già thấp hơn so với người trẻ.
Không những vậy, tốc độ tiến triển của bệnh nhanh hơn, khó chẩn đoán và điều trị nếu người bệnh phát hiện muộn, có sự chủ quan khi gặp phải các triệu chứng bất thường. Đồng thời, tỷ lệ tử vong ở người già do xuất huyết dạ dày nặng cao hơn người trẻ tuổi. Chính vì thế cần hết sức thận trọng, sớm thăm khám và can thiệp điều trị chứng bệnh này.
Trường hợp bệnh nhân tuổi cao kèm theo các bệnh lý nền khác còn có tiên lượng xấu, phác đồ điều trị phức tạp và đặc biệt có khả năng gây di chứng cao nếu không can thiệp kịp thời. Vậy nên, khi nhận thấy người già có những biểu hiện kể trên, bạn hãy chủ động đưa người bệnh đến gặp bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán xuất huyết dạ dày ở người già
Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, thăm hỏi tiền sử bệnh lý, thuốc đang sử dụng,… Qua đó, bác sĩ sẽ định hướng phương án chẩn đoán để xác định chính xác bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải.
Phương pháp chẩn đoán xuất huyết dạ dày ở người già nói riêng và chẩn đoán chung cho bệnh nhân nghi vấn mắc phải chứng bệnh này như nội soi, xét nghiệm máu, mở bụng,… Cụ thể:
- Nội soi dạ dày: Phương pháp được thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng xuất huyết đang diễn ra bên trong, đồng thời xác định vị trí tổn thương để có biện pháp can thiệp phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Mục đích xét nghiệm nhằm phân tích công thức máu của người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày có liên quan đến tính chất máu hay không.
- Đặt sonde dạ dày: Sử dụng ống thông từ mũi xuống dạ dày của người bệnh, mục đích súc rửa dạ dày, xác định vùng bị chảy máu ở đường tiêu hóa trên hay dưới.
- Mở bụng: Chỉ áp dụng nếu các xét nghiệm kể trên không thu được kết quả tốt. Phương án mở bụng thăm dò, xác định vị trí xuất huyết, tiến hành cầm máu ngay trong lúc thực hiện.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị cho bệnh nhân. So với người trẻ, người già có khả năng phục hồi kém, đồng thời các biện pháp can thiệp cũng có phần phức tạp hơn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Điều trị xuất huyết dạ dày ở người già
Sớm phát hiện và điều trị xuất huyết dạ dày ở người già giúp bệnh nhân phòng tránh các di chứng không mong muốn. Can thiệp từ giai đoạn bệnh mới khởi phát giúp nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị được sử dụng:
Phương pháp Tây y
Cũng giống như trường hợp xuất huyết dạ dày ở người trẻ tuổi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho người cao tuổi theo nguyên tắc tập trung hồi sức và truyền máu, kết hợp cầm máu và khắc phục nguyên nhân. Cụ thể như sau:
Điều trị hồi sức và truyền máu
Trường hợp bệnh xuất huyết nặng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần được cấp cứu khẩn trương. Trong lúc đợi xe cấp cứu đến, người bệnh cần được sơ cứu tại chỗ nhằm giảm thiểu thấp nhất lượng máu bị mất đi, tránh nguy cơ tử vong. Các việc cần làm như sau:
- Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân được nâng cao lên, đồng thời kê đầu thấp xuống giúp tăng máu đổ về não bộ và tim thay vì xuống dạ dày. Người sơ cứu nên nới lỏng quần áo của người bệnh, nhất là khu vực bụng, thượng vị nhằm hạn chế thấp nhất các chèn ép khiến tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
- Tiếp đến, sử dụng túi chườm lạnh vùng thượng vị để khiến các mạch máu tại đây co lại, ngăn tình trạng chảy máu ồ ạt. Đây là biện pháp hỗ trợ giúp phòng tránh nguy cơ mất máu quá nhiều đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Trường hợp bệnh nhân không bị ngất, đầu óc còn tỉnh táo có thể pha nước muối loãng cho người bệnh uống bổ sung điện giải.
- Sau khi người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ sẽ thăm khám và dùng dung dịch truyền tĩnh mạch nhằm mục đích giúp người bệnh không bị mất nước hoặc gặp phải các vấn đề như trụy tim gây tử vong. Ngoài ra, nếu người bệnh có dấu hiệu mất máu ồ ạt, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu bổ sung.
Cần cấp cứu ngay khi nhận thấy hiện tượng xuất huyết, sau đó mới tiến hành thăm khám, chẩn đoán chuyên sâu hơn nhằm giải quyết điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Khi bệnh nhân bắt đầu ổn định, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương án xét nghiệm và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Cầm máu qua nội soi, mổ mở
Sau khi được cấp cứu bằng các biện pháp ban đầu, người bệnh có thể được chỉ định cầm máu bằng nội sôi hoặc phẫu thuật mổ hở. Ưu tiên nhất là phương pháp nội soi, bởi biện pháp này ít xâm lấn, thực hiện nhanh, giảm rủi ro cho bệnh nhân.
Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi phù hợp. Các kỹ thuật bao gồm tiêm chất gây co mạch, sử dụng vòng cao su tiêm kẹp mạch máu, dùng đầu dò hoặc tia laser, sử dụng thuốc,…
Theo thống kê cho thấy, các trường hợp xuất huyết dạ dày ở người cao tuổi qua nội soi có khả năng cầm màu tốt. Tuy nhiên, đối với các tình trạng phức tạp hơn, nội soi không khả quan sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị.
Mổ hở được áp dụng cho đối tượng nội soi cầm máu thất bại, máu chảy ồ ạt, vết thương lớn hơn 2cm, chảy máu dạ dày do ung thư, lủng dạ dày, chảy máu ở bờ cong nhỏ khó tiếp cận từ nội soi, đồng thời vị trí có nguy cơ tái phát cao. Giải pháp mổ hở có thể là cắt 1 phần dạ dày, cắt khối u hoặc khâu vết lủng bên trong dạ dày,…
Khắc phục nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày là đến từ các bệnh lý tiêu hóa. Nói cách khác, đây là biến chứng do quá trình điều trị không thành công của các bệnh như viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng và nhiều bệnh lý liên quan khác.
Để phòng tránh nguy cơ xuất huyết dạ dày ở người già tiếp tục tái phát, cần chủ động điều trị nguyên nhân gây bệnh sau khi đã cầm mu dạ dày thành công. Bởi, nếu không tích cực khắc phục nguyên nhân, tình trạng xuất huyết có thể lặp lại hoặc tái diễn với chiều hướng nặng nề hơn.
Mẹo chữa dân gian
Ngoài các can thiệp điều trị từ nội – ngoại khoa theo phương pháp Tây y, trường hợp xuất huyết dạ dày ở người già mức độ nhẹ, có thể sử dụng các mẹo dân gian tại nhà nhằm kiểm soát triệu chứng. Phương pháp mang lại hiệu quả giảm đau, kháng viêm, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
Tham khảo các cách làm như sau:
- Dùng nghệ: Nghệ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, thích hợp dùng cho đối tượng gặp phải các vấn đề tiêu hóa, trong đó có tình trạng xuất huyết dạ dày nhẹ. Theo đó, bạn chỉ cần sử dụng củ nghệ tươi, rửa sạch và ép lấy nước. Trộn cùng với nước mật ong ấm, dùng mỗi ngày 3 lần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ đã được tách nhựa để thuận tiện hơn trong quá trình điều trị.
- Dùng gừng: Tính ấm nóng của gừng giúp kháng viêm, kiểm soát triệu chứng xuất huyết dạ dày nhẹ. Mẹo chữa này được nhiều người trong dân gian lưu truyền và áp dụng. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần dùng vài lát gừng tươi, hãm với nước sôi rồi thêm một ít mật ong, uống khi còn ấm. Dùng kiên trì mỗi ngày 3 lần không chỉ giảm triệu chứng đau rát, trào ngược mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Dùng nha đam: Trong nha đam chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Dùng nha đam chữa xuất huyết dạ dày là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Mẹo chữa giúp làm dịu cơn đau, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Người bệnh chỉ cần sử dụng phần thịt nha ăn tươi mỗi ngày để tạo màng bảo vệ dạ dày.
Sử dụng phương pháp dân gian thường lành tính, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên cách thức này chỉ mang lại hiệu quả khi người bệnh kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Đặc biệt chỉ giúp hỗ trợ điều trị cho tình trạng bệnh nhẹ, trường hợp xuất huyết dạ dày nặng phải can thiệp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa xuất huyết dạ dày ở người già cũng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi các vị thuốc Đông y lành tính, ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc Tây y, đảm bảo an toàn cho người cao tuổi. Tuy nhiên, phương pháp này cũng thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ và cần người bệnh kiên trì để nhận thấy hiệu quả như mong đợi.
Người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng. Đồng thời, sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc. Dựa vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây xuất huyết của mỗi người, thầy thuốc sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị và dùng thuốc phù hợp.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc Đông, Tây y bừa bãi để tránh rủi ro gặp phải tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cần xây dựng thói quen sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khỏe học để cơ thể khỏe mạnh, tạo tiền đề cho kết quả điều trị được hiệu quả hơn.
Chăm sóc và phòng ngừa xuất huyết dạ dày ở người già
Xuất huyết dạ dày ở người già nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể phát sinh các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng. Chính vì thế, ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh nên chủ động thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thầy thuốc. Ngoài ra, nên kết hợp chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát theo các vấn đề như:
- Không tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi. Người bệnh cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Để cơ thể phục hồi tốt nhất, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Nằm trên giường và hạn chế thực hiện các động tác cần nhiều sức lực cho đến khi tổn thương niêm mạc phục hồi hoàn toàn.
- Trong giai đoạn đầu điều trị xuất huyết dạ dày, người bệnh nên ăn những món mềm, loãng để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Bổ sung đầy đủ thực phẩm lành mạnh như rau, ngũ cốc, trái cây,… Chế biến các món mềm, dễ nhai, tuy nhiên vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Tránh ăn những món ăn cay nóng, đồ chua, đồ ăn quá cứng, nhiều dầu mỡ, gia vị,… Đồng thời, người bệnh cần kiêng các thức uống chứa cồn, chất kích thích, đặc biệt không nên hút thuốc lá, để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn.
- Có thể chia bữa ăn thành nhiều lần ăn trong ngày. Việc này giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ăn chín, uống sôi, tránh các món ăn tái sống, chế biến không hợp vệ sinh,…
- Bổ sung lượng nước vừa đủ, cần thiết, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, stress ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ tác động đến kết quả điều trị.
- Điều trị tích cực nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Trường hợp ổ viêm loét, tổn thương không có dấu hiệu cải thiện, bác sĩ sẽ xem xét thay đổi phác đồ điều trị sao cho phù hợp, an toàn hơn.
Xuất huyết dạ dày ở người già khó điều trị và có chiều hướng phát triển ngày càng phức tạp. Tốc độ tiến triển của bệnh nhanh chóng, đặt biệt là khi người bệnh không phát hiện và can thiệp sớm. Để phòng ngừa rủi ro, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!