Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì

Người bị xuất huyết dạ dày cần chú trọng vào việc ăn uống để hỗ trợ quá trình phục hồi và tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Điều quan trọng là ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày:

Cháo Gạo Nếp Nấu Với Nho Khô:

  • Dinh dưỡng từ gạo nếp kết hợp với nho khô giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
  • Thích hợp để ăn vào buổi sáng hoặc buổi xế chiều.

Dạ Dày Lợn Hầm với Thịt Rùa:

  • Chế biến từ dạ dày lợn và thịt rùa, món ăn này cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết.
  • Hầm chín nhừ để đảm bảo dễ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.

Cháo Hạt Sen:

  • Chế biến từ gạo và hạt sen, món cháo này giúp bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng dạ dày.
  • Nêm gia vị theo khẩu vị cá nhân và thường xuyên ăn để hỗ trợ điều trị.

Trứng Gà Hấp với Ngó Sen:

  • Một món ăn dinh dưỡng với trứng gà, nước ép ngó sen và bột tam thất.
  • Hấp chín để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe dạ dày.

Món Sứa Biển và Táo Tàu Hấp Đặc:

  • Sứa biển và táo tàu đặc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
  • Sử dụng cao đặc thu được để uống mỗi ngày, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và điều trị xuất huyết dạ dày.

Chuối, Quả Bơ, và Cá:

  • Chuối và quả bơ là lựa chọn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày, cung cấp năng lượng và dễ tiêu hóa.
  • Cá, như cá thu, cá hồi, là nguồn axit béo Omega 3 hữu ích trong quá trình phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Ăn Uống Cho Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày:

  • Chú ý Cách Chế Biến: Đảm bảo thực phẩm được chế biến sao cho dễ tiêu hóa và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
  • Kiêng Thức Ăn Khô, Cứng: Tránh các thực phẩm khô, cứng có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Hạn Chế Thức Ăn Chứa Nhiều Gia Vị và Dầu Mỡ: Gia vị và dầu mỡ có thể gây kích thích và làm tăng tiết axit dạ dày.
  • Kiêng Rượu Bia và Thức Uống Có Caffeine: Rượu bia và caffeine có thể kích thích dạ dày, gây tăng áp lực và làm tổn thương niêm mạc.
  • Chú ý Đến Cách Chế Biến Thực Phẩm Chế Biến Sẵn: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa chất bảo quản và gia vị có thể kích thích dạ dày.

Nắm bắt vấn đề Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? là cơ sở để thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh. Việc kết hợp phương pháp y tế với chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như tái tạo niêm mạc bị tổn thương.

Xuất huyết dạ dày là biến chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra do lạm dụng bia rượu, thuốc chống viêm, dùng thuốc chống đông quá liều,... Mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí đe doạ đến tính mạng nhưng bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn và gần như không để lại bất kỳ di chứng nào.

Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Món Ăn tốt nhất
Người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để giúp phục hồi vị trí loét niêm mạc bị chảy máu

Tuy nhiên sau khi điều trị bệnh, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để giúp phục hồi vị trí loét niêm mạc bị chảy máu. Việc tiếp tục duy trì những thói quen xấu có thể khiến ổ viêm loét tiến triển nặng, lan rộng và tăng nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày.

Bên cạnh thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý. Theo đó, biết được Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? có thể giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế kích thích ổ viêm loét, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi của niêm mạc. Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng bữa ăn với các món ăn dinh dưỡng để đạt được kết quả tốt nhất.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mạch máu ở niêm mạc dạ dày cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi hoàn toàn. Do đó trong thời gian này, bệnh nhân cần cung cấp các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, giàu dinh dưỡng, giúp trung hòa axit để tránh kích thích lên ổ viêm loét, đồng thời tác động tích cực đến tiễn triển của bệnh.

Dưới đây là một số loại thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị xuất huyết dạ dày:

1. Các món ăn lỏng, ít gia vị tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Sau khi được cầm máu, người bệnh nên ưu tiên các món ăn có kết cấu lỏng, mềm, nguội và chứa ít gia vị như súp, cháo, canh,... Hầu hết các món ăn này dễ tiêu hoá, hấp thu, hạn chế kích thích lên vị trí chảy máu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dùng những món ăn lỏng, chứa ít gia vị, dễ tiêu hoá giúp dạ dày có thời gian "nghỉ ngơi", giảm áp lực. Từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo niêm mạc bị loét. Bên cạnh đó, những món ăn này tương đối dễ ăn và không gây khó nuốt, nôn mửa, khó chịu.

Các món ăn lỏng, ít gia vị tốt cho người bị xuất huyết dạ dày
Sau khi được cầm máu, người bệnh nên ưu tiên các món ăn có kết cấu lỏng, mềm, nguội và chứa ít gia vị như súp, cháo, canh

Để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, người bệnh nên dùng các món ăn có kết cấu lỏng, mềm và chứa ít gia vị ít nhất 3 - 5 ngày tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương cũng như vị trí xuất huyết.

2. Các thực phẩm giàu năng lượng, dễ tiêu hoá

Tổn thương do xuất huyết dạ dày gây làm thất thoát lượng máu nhất định của cơ thể. Tình trạng này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Để hỗ trợ phục hồi sức khoẻ và nâng cao thể trạng, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng dễ tiêu hoá như:

Chuối: Chuối không chỉ chứa khoáng chất, vitamin, chất xơ mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Theo đó, loại quả này có kết cấu mềm, dễ tiêu hoá nên phù hợp với người bị xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, bổ sung chuối vào chế độ dinh dưỡng còn hỗ trợ điều hoà nhu động ruột, phòng ngừa đầy hơi, trung hòa axit dạ dày, chướng bụng,...

Quả bơ: Quả bơ được biết đến là loại thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với các axit béo, axit amin, khoáng chất và các vitamin. Tương tự như chuối, loại quả này có kết cấu khá mềm, dễ tiêu hoá và dễ nuốt. Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, các axit béo trong quả bơ còn giúp bao phủ niêm mạc, đồng thời bảo vệ ổ loét ở tá tràng và dạ dày.

Các thực phẩm giàu năng lượng, dễ tiêu hoá
Quả bơ được biết đến là loại thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với các axit béo, axit amin, khoáng chất

Trứng: Trong trứng có chứa hàm lượng đạm dồi dào cùng với một số loại axit amin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, loại thực phẩm này dễ tiêu hoá hơn thịt bò, thịt cừu, các loại thịt đỏ khác. Do đó, người bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung trứng vào chế độ ăn hàng ngày để giúp phục hồi, đồng thời nâng cao thể trạng. Để tránh kích thích lên ổ loét ở niêm mạc đường tiêu hoá, bạn nên chế biến chứng ở dạng luộc hoặc nấu súp.

Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc là một trong những nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên trong quá trình điều trị các bệnh về dạ dày, người bệnh cần dùng ngũ cốc đúng cách để tránh kích thích cơn đau, khiến ổ loét trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị xuất huyết dạ dày có thể dùng những món ăn từ ngũ cốc như miến, cháo, súp,... để cung cấp năng lượng, phục hồi sức khoẻ, giảm mệt mỏi.

Sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai) cũng chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này có thể chướng bụng, đầy hơi. Do đó, người bị xuất huyết dạ dày tránh bổ sung hoặc chỉ nên dùng với lượng nhất định.

3. Nhóm thực phẩm giàu sắt

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở người bị xuất huyết dạ dày, nhất là xuất huyết dạ dày mãn tính. Để bù lại lượng máu thất thoát do xuất huyết, người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, cải thiện, phòng ngừa tình trạng thiếu máu.

Nhóm thực phẩm giàu sắt
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào bao gồm cải xoăn, rau bina, khoai lang, đậu hà lan, thịt (ưu tiên thịt heo

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào bao gồm cải xoăn, rau bina, khoai lang, đậu hà lan, thịt (ưu tiên thịt heo để giảm áp lực lên dạ dày),... Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm giàu sắt còn chứa một số thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin B12, axit folic, vitamin A, vitamin C, chất xơ.

4. Bị xuất huyết nên ăn gì? Cá

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá là thực phẩm lành mạnh, được khuyến cáo bổ sung ít nhất 3 lần/ tuần. Nhóm thực phẩm này cung cấp hàm lượng protein dồi dào nhưng không gây khó tiêu hoặc tăng lượng cholesterol trong máu như thịt heo, thịt lợn, thịt bò,... Ngoài ra, cá còn chứa nhiều khoáng chất, các axit béo (chủ yếu Omega 3) tốt cho cơ thể.

Bổ sung cá vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh xuất huyết dạ dày có thể giúp phục hồi thể trạng, tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, trong Omega 3 trong các loại thực phẩm này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ làm lành ổ loét viêm. Hơn nữa, các khoáng chất trong cá còn hỗ trợ cơ thể sản xuất hồng cầu và tái tạo mạch máu.

Một số loại cá được khuyến khích bổ sung cho người xuất huyết dạ dày, bao gồm cá thu, cá hồi, cá nục, cá chép, cá ngừ,... Tuy nhiên để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, người bệnh cần lựa chọn cá tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng.

5. Các loại rau xanh tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người gặp các vấn đề dạ dày. Nhóm thực phẩm này cung cấp lượng nước dồi dào cùng với vitamin, chất xơ, khoáng chất thiết yếu. Thành phần dinh dưỡng trong rau xanh không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn hỗ trợ cải thiện cơn đau thượng vị, trung hòa dịch vị, làm dịu ổ viêm loét.

Các loại rau xanh tốt cho người bị xuất huyết dạ dày
Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người gặp các vấn đề dạ dày

Bên cạnh đó, việc bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày còn giúp điều hoà nhu động ruột, cải thiện miễn dịch, đồng thời làm giảm mệt mỏi. Không chỉ cung cấp các thành phần dinh dưỡng thông thường, các loại rau xanh còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá như flavonoid và quercetin. Những hợp chất này được minh chứng có khả năng phục hồi ổ viêm loét ở tá tràng và niêm mạc dạ dày.

6. Uống đủ nước (2 - 2.5 lít nước/ ngày)

Người bị xuất huyết tiêu hoá nên uống đủ từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày. Bởi tình trạng xuất huyết ở dạ dày không chỉ gây thất thoát máu mà còn khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa liên tục. Từ đó gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải.

Do đó, sau khi nội soi/ phẫu thuật cầm máu, người bệnh cần bổ sung đủ nước để giúp bù lượng chất lỏng thất thoát, giảm mệt mỏi, khó chịu và hỗ trợ phục hồi thể trạng.

Nên kiêng ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Bên cạnh bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, bệnh nhân cần hạn chế hoặc kiêng một số loại thực phẩm và thức uống có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Bởi thói quen ăn uống không lành mạnh có thể khiến ổ viêm tiến triển nặng, lan rộng cũng như tăng nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày.

Do đó trong đó trong thời gian điều trị, người bệnh nên kiêng cử các loại thực phẩm, thức uống sau:

1. Các loại thức ăn khô, cứng, khó tiêu hoá

Người bị xuất huyết dạ dày cần tránh dung nạp các món ăn khó tiêu hoá, có kết cấu cứng, khô (thức ăn nhanh, bánh mì sấy, đồ nướng, ra củ sấy, trái cây sấy,...). Những món ăn này có thể làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hoá và kích thích dạ dày tiết nhiều axit và co bóp liên tục. Từ đó dẫn đến đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.

Các loại thức ăn khô, cứng, khó tiêu hoá
Người bị xuất huyết dạ dày cần tránh dung nạp các món ăn khó tiêu hoá, có kết cấu cứng, khô

Ngoài ra, các mảnh thức ăn khô và cứng có thể tăng ma sát với niêm mạc, kích thích lên ổ loét viêm khiến vị trí chảy máu lâu phục hồi, thậm chí gây xuất huyết trở lại. Do đó trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không dùng các món ăn khó tiêu, có kết cấu cứng và khô.

2. Bị xuất dạ dày kiêng các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ

Ngoài ra, người bị xuất huyết dạ dày cũng như các vấn đề về dạ dày nên tránh dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị. Bởi những món ăn này không chỉ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng mà còn kích thích lên ổ loét, làm chậm quá trình phục hồi niêm mạc tại vị trí chảy máu.

Thường xuyên dùng các món ăn chứa nhiều muối, đường, gia vị cay nóng, dầu mỡ còn làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét hành tá tràng và viêm loét dạ dày.

3. Thực phẩm chế biến sẵn

Đa số các loại thực phẩm chế biến sẵn như mì gói, snack, lạp xưởng, thịt xông khói, đồ hộp,... đều chứa các chất bảo quản và nhiều gia vị. Mặc dù mang tính tiện lợi cao, dễ sử dụng và hương vị thơm ngon nhưng các loại thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày, tăng nguy cơ táo bón, thừa cân - béo phì.

Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như mì gói, snack, thịt xông khói, đồ hộp,... đều chứa các chất bảo quản và nhiều gia vị

Việc dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên có thể khiến vị trí chảy máu ở dạ dày chậm phục hồi, sưng viêm kéo dài. Do đó để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc dùng quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà còn gây rối loạn đường ruột, tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, gan.

4. Cà phê và các loại nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas và cà phê có chứa hàm lượng caffeine tương đối cao. Caffeine kích thích não bộ tỉnh táo, tăng khả năng học tập - làm việc cũng như cải thiện mức độ tập trung. Tuy nhiên, thành phần này có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit, từ đó thúc đẩy quá trình ăn mòn niêm mạc, làm chậm tốc độ phục hồi ổ viêm loét.

Hơn nữa, nước ngọt có gas còn làm tăng độ axit của dịch vị. Dùng thức uống này thường xuyên có thể khiến vết loét ở dạ dày và tá tràng lâu phục hồi, thậm chí có nguy cơ lan rộng. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn làm tăng lượng đường huyết, giảm hấp thu canxi, từ đó làm tăng nguy cơ bị loãng xương, thừa cân - béo phì.

5. Kiêng bia rượu và thức uống chứa cồn

Người mắc các vấn đề dạ dày nói chung và bị xuất huyết dạ dày nói riêng không được sử dụng rượu bia và các thức uống chứa cồn. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, lượng Ethanol trong những loại thức uống này có thể phá vỡ màng bảo vệ niêm mạc, đồng thời đẩy nhanh quá trình bào mòn ở thành dạ dày của dịch vị, đồng thời tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hoá.

Kiêng bia rượu và thức uống chứa cồn
Người mắc các vấn đề dạ dày nói chung và bị xuất huyết dạ dày nói riêng không được sử dụng rượu bia

Bên cạnh đó, dung nạp bia rượu còn làm tăng độ axit trong dạ dày và gây đau thượng vị, nóng rát, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, chướng bụng. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị, người bệnh cần kiêng bia rượu và các loại thức uống chứa cồn khác.

Các món ăn dành cho người bị xuất huyết dạ dày

Từ các thực phẩm lành mạnh, phù hợp cho người bị xuất huyết dạ dày được đề cập ở trên, người bệnh có thể chế biến thành các món ăn dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ cải thiện các biểu hiện khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời phòng ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày tái phát.

Các món ăn dành cho người bị xuất huyết dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung các món ăn dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày

Dưới đây là một số món ăn mà người bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

  • Cháo gạo nếp nấu với nho khô: Chuẩn bị 100g gạo nếp và 50g nho khô. Gạo sau khi vo sạch thì cho vào nồi cùng với nước nấu thành cháo. Sau đó cho nho khô vào đến khi mềm thì tắt bếp. Dùng ăn vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều để cải thiện bệnh lý và bồi bổ sức khỏe.
  • Dạ dày lợn hầm với thịt rùa: Chuẩn bị 200g dạ dày lợn, 200g thịt rùa và gia vị vừa đủ. Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch thì thái thành miếng vừa ăn rồi cho vào nồi cùng với nước và hầm chín nhừ. Nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Chia món ăn thành 3 phần và dùng hết trong ngày. Mỗi tuần dùng món ăn từ 2 - 3 lần.
  • Cháo hạt sen: Dùng 200g gạo và 50g hạt sen. Gạo sau khi vo sạch thì cho vào nồi cùng cùng với hạt sen và nấu chín nhừ. Tuỳ vào sở thích có thể nêm gia vị vừa ăn và ăn khi còn ấm. Dùng món cháo hạt sen thường xuyên để giúp bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ cải thiện bệnh lý.
  • Trứng gà hấp với ngó sen: Chuẩn bị 1 quả trứng gà, 30ml nước ép từ ngó sen và 3g bột tam thất. Trứng gà đập bỏ vỏ, cho vào bát và đánh đều. Sau đó cho nước ép ngó sen và bột tam thất vào, trộn đều. Mang hỗn hợp hấp cách thuỷ đến khi chín đều thì tắt bếp. Dùng món ăn này thường xuyên để giúp tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả.
  • Món sứa biển và táo tàu hấp đặc: Chuẩn bị 500g sứa biển, 500g táo tàu và 250g đường đỏ. Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch thì cho vào nồi nấu cô đặc lại thành cao. Dùng cao đặc vừa thu được để uống mỗi ngày. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ, ngày uống 2 lần.

Bị xuất huyết dạ dày cần lưu ý gì khi ăn uống?

Thực tế nhận thấy, chức năng tiêu hoá ở người bị xuất huyết dạ dày thường kém hơn so với người khoẻ mạnh. Do đó, người bệnh cần chú trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như đa dạng các thực phẩm trong các bữa ăn để giúp cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bị xuất huyết dạ dày cần lưu ý gì khi ăn uống?
Người gặp các vấn đề về dạ dày nói chung và bị xuất huyết dạ dày nói riêng cần xây dựng thói quen ăn chín uống sôi

Bên cạnh việc nắm bắt vấn đề "Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?", bệnh nhân cần lưu ý một số nguyên tắc khi ăn uống như sau:

  • Chú ý cách chế biến: Trong quá trình chế biến các món ăn, cần ưu tiên các phương thức chế biến chứa ít gia vị, dầu mỡ như hấp, luộc, nấu canh, súp,... Những cách chế biến này thường dễ tiêu hoá hơn so với những món chiên, xào, nướng cũng như bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
  • Ăn chín uống sôi: Người gặp các vấn đề về dạ dày nói chung và bị xuất huyết dạ dày nói riêng cần xây dựng thói quen ăn chín uống sôi - ngay cả với các loại rau xanh. Bởi các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm trong thực phẩm chưa được nấu chín có thể tấn công vào ổ loét gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ tái phát xuất huyết dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn quá no hoặc để bụng quá đói có thể gây đau, nóng rát dạ dày và kích thích ổ viêm loét. Do đó trong thời gian điều trị, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn (khoảng 4 - 5 bữa nhỏ), mỗi bữa chỉ dung nạp lượng thức ăn vừa phải và tránh ăn sau 7 giờ tối. Việc chia nhỏ các bữa ăn có thể giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, đồng thời tạo điều kiện cho ổ loét có thời gian phục hồi, tái tạo.
  • Một số vấn đề khác: Ngoài ra, người bị xuất huyết dạ dày cần ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế vận động mạnh, nằm yên hoặc làm việc ngay sau khi ăn. Bên cạnh đó, nên cân bằng giá trị dinh dưỡng cũng như đa dạng các thực phẩm trong mỗi bữa ăn để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh có thể hỗ trợ phục hồi và tái tạo ổ viêm loét. Tuy nhiên bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lo âu quá mức.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?". Hy vọng thông tin trên sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và kiêng cử đúng cách. Trong trường hợp cần thiết, có thể tham vấn chuyên khoa để được tư vấn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...