Xuất Huyết Dạ Dày Nằm Viện Bao Lâu? Cần biết gì
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu? Để trả lời cho câu hỏi này cần dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có chế độ chăm sóc, tâm trạng, môi trường xung quanh,…
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý xảy ra khi dạ dày bị tổn thương ở mức độ nhất định làm viêm loét, rò rỉ mạch máu. Tình trạng chảy máu dạ dày có thể diễn ra âm thầm, sau đó bùng phát dữ dội, lượng máu mất đi phụ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày đa dạng, trong đó khả năng cao là do ảnh hưởng từ các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư hoặc polyp dạ dày,… Ngoài ra, tình trạng xuất huyết cũng có thể do thói quen uống rượu, chấn thương, tuổi tác, thói quen sinh hoạt và ăn uống kém khoa học,…
Lâu dần, các vết loét niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn, làm chảy máu dạ dày. Lúc này người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau rát thượng vị, đau lan ra vùng bụng, gây cương cứng, nôn ói ra máu, đại tiện phân đen, mệt mỏi cơ thể, thường xuyên toát mồ hôi, tụt huyết áp và nhiều dấu hiệu bất thường khác.
Nếu không phát hiện và điều trị, xuất huyết dạ dày chuyển biến nặng có thể gây biến chứng, đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.
Người bị xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu?
Xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan. Bởi nếu chậm trễ điều trị, tình trạng xuất huyết có thể diễn biến nghiêm trọng hơn. Khi đó, triệu chứng chảy máu ngày càng ồ ạt kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có nguy cơ tử vong cao.
Vì thế, người bệnh được khuyến cáo đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngời xuất huyết dạ dày. Một số trường hợp người bệnh cần lưu lại bệnh viện để điều trị. Vậy, người bị xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu?
Để giải đáp thắc mắc kể trên còn phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng điều trị và cơ địa của người bệnh. Chuyên gia khó có thể đưa ra con số chính xác về thời gian người bệnh phải lưu lại bệnh viện điều trị chứng bệnh này.
Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy, thông thường người bệnh xuất huyết dạ dày phải nằm viện trong 8 – 10 ngày để điều trị cầm máu. Trường hợp nặng, người bệnh phải nằm viện kéo dài trên 10 ngày. Các phương pháp điều trị trong thời gian này sẽ được chỉ định tương ứng với thể trạng và mức độ xuất huyết của mỗi bệnh nhân.
Thông thường đối với trường hợp chảy máu nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị, một thời gian sau triệu chứng sẽ cải thiện. Đối với trường hợp xuất huyết nặng, sau khi nhập viện người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán và áp dụng giải pháp điều trị phù hợp, có thể cần can thiệp ngoại khoa.
Trong đó, người bệnh thường được nội soi để xác định vị trí dạ dày bị tổn thương, sau đó tiến hành cầm máu bằng biện pháp chích chất làm xơ. Trường hợp không đáp ứng giải pháp này, bác sĩ sẽ cầm máu cấp cứu cho bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật.
Những vết loét to, khó tiếp cận và khó khâu cầm máu, nghi ngờ có tế bào ác tính như ung thư sẽ được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Việc nằm viện lúc này sẽ phải kéo dài để bác sĩ theo dõi và giúp người bệnh có thời gian hồi sức, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Một số lưu ý khi chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày có hệ tiêu hóa yếu, cần được chăm sóc cẩn thận trong thời gian điều trị để tạo điều kiện cho tổn thương phục hồi tốt hơn. Chính vì thế, bên cạnh thắc mắc: “Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu?”, người bệnh không nên bỏ qua các vấn đề về chăm sóc giúp bệnh nhân sớm phục hồi, rút ngắn thời gian nằm viện.
Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến phác đồ điều trị, đồng thời góp phần hỗ trợ quá trình trị liệu diễn ra suôn sẻ và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi. Nên sử dụng đúng liều, đúng giờ. Trường hợp quên thuốc hoặc quá liều cần thông báo để bác sĩ xử lý.
- Người bệnh trong thời gian điều trị nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực. Hạn chế việc đi lại, chạy nhảy khiến dạ dày chảy máu nhiều hơn, có thể đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, tránh cứng khớp xương.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh giúp cơ thể có điều kiện điều trị bệnh tốt nhất. Ăn đúng giờ, có thể chia nhỏ bữa ăn để dạ dày giảm áp lực, tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn với lượng vừa đủ. Ưu tiên chế biến những món mềm, dễ nuốt và tiêu hóa. Tránh ăn những món ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ưu tiên những món tự chế biến chứa ít gia vị. Tránh ăn những món có tính axit cao, món ăn gây khó tiêu, quá cứng,…
- Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Đồng thời, người bệnh nên loại bỏ thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
- Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, không nên lo âu quá mức khiến cơ thể suy kiệt, ảnh hưởng hiệu quả điều trị bệnh. Người chăm sóc nên tâm sự, trao đổi thông tin cần thiết với bệnh nhân để giải tỏa những mối bận tâm, giúp quá trình điều trị bệnh thành công hơn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: “Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu?”, cùng một vài lưu ý về chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Thời gian nằm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể trao đổi để được bác sĩ và nhân viên y tế hỗ trợ, khắc phục sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!