Xuất Huyết Dạ Dày Có Chữa Được Không? Chuyên gia giải đáp

Xuất huyết dạ dày gây ra nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. Nếu không điều trị, tổn thương bên trong dạ dày ngày càng phát triển có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy, xuất huyết dạ dày có chữa được không? 

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Trong đó có thể đến các yếu tố như thói quen sinh hoạt, ăn uống kém khoa học khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng bùng phát do tai nạn, tác dụng phụ của thuốc điều trị, ảnh hưởng bởi stress, căng thẳng,…

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
Sớm phát hiện xuất huyết dạ dày và can thiệp điều trị tăng khả năng điều trị khỏi bệnh

Xuất huyết dạ dày gây ra các cơn đau rát khó chịu vùng thường vị, gây nôn ói, đi đại tiện ra máu, trào ngược dịch vị ợ hơi, ợ chua,… Một số trường hợp xuất huyết kèm theo các triệu chứng thiếu máu, sốt cao. Trường hợp xuất huyết nặng không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Vậy, bệnh xuất huyết dạ dày có chữa được không? Đây là thắc mắc được người bệnh quan tâm. Theo đánh giá của chuyên gia, xuất huyết dạ dày là chứng bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm, có khả năng để lại hậu quả nặng nề, nhất là khi người bệnh không điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nếu người bệnh sớm can thiệp kiểm soát ngay từ giai đoạn bệnh mới khởi phát, khả năng điều trị khỏi cao, giảm được nhiều nguy cơ cho người bệnh. Ở giai đoạn đầu, tổn thương niêm mạc dạ dày nhỏ, không quá phức tạp có thể điều trị khỏi hoàn toàn thông qua các biện pháp nội khoa, kết hợp chăm sóc tốt.

Mặc dù vậy, vì các triệu chứng xuất huyết dạ dày có nhiều điểm tương đồng với các vấn đề tiêu hóa khác nên nhiều người bệnh chủ quan, không chủ động điều trị sớm. Đến khi tổn thương trở nên nặng nề, triệu chứng rõ ràng hơn thì bệnh đã tiến triển muộn. Tiên lượng thấp, khả năng biến chứng cao, đặc biệt là nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Lúc này, việc can thiệp điều trị gặp nhiều khó khăn, phương pháp sử dụng phức tạp và còn tiềm ẩn rủi ro. Khả năng chữa khỏi hoàn toàn xuất huyết dạ dày nặng, đã biến chứng có tỷ lệ thấp. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi chúng xuất hiện thường xuyên.

Nên làm gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Các triệu chứng do xuất huyết dạ dày gây ra phụ thuộc vào mức độ tổn thương sẽ biểu hiện nặng hay nhẹ. Khi nhận thấy hiện tượng buồn nôn, nôn ra dịch lẫn máu đỏ tươi, kèm theo đó là tình trạng đau tức thượng vị, cứng bụng rất có thể bạn đang bị xuất huyết dạ dày.

Nên làm gì khi bị xuất huyết dạ dày?
Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện xuất huyết dạ dày

Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện điều trị để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn. Xử lý bước đầu xuất huyết dạ dày theo các bước sau:

  • Đầu tiên người bệnh cần nằm yên, đầu kê thấp hơn chân để tránh tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn. Ủ ấm cơ thể, đồng thời không di chuyển, không nên đi lại tự do.
  • Nhằm giảm hiện tượng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sử dụng muối pha loãng với nước uống bổ sung chất điện giải, tỷ lệ 8g muối và 100ml nước lạnh.
  • Đưa người bệnh đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu, cầm máu, truyền máu cho từng trường hợp cụ thể.
  • Sau khi thăm khám, người bệnh dùng thuốc cầm máu theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc cần ăn nhẹ để tránh gây phản ứng phụ.

Không nên quá hoang mang khi nhận thấy người bệnh bị xuất huyết dạ dày. Bởi, không phải trường hợp xuất huyết nào cũng dẫn đến tử vong. Tình trạng bệnh nhẹ có thể kiểm soát và điều trị khỏi hoàn toàn. Lúc này đòi hỏi sự bình tĩnh của người thân, sơ cứu tạm thời và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Phương pháp chữa xuất huyết dạ dày

Để điều trị tình trạng xuất huyết dạ dày hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng. Tùy vào mức độ tổn thương, vị trí viêm loét xuất huyết, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các hướng điều trị thường được áp dụng:

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc Tây điều trị nội khoa cho trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ. Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, mục đích điều trị triệu chứng, cầm máu và phòng tránh các rủi ro biến chứng.

Các thuốc thường được sử dụng như thuốc cầm máu, thuốc kháng tiết acid, thuốc co mạch, giảm đau, thuốc kéo dài thời gian đông máu, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,… Thuốc có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều loại để tăng cường hiệu quả điều trị.

Phương pháp chữa xuất huyết dạ dày
Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị xuất huyết dạ dày cho người bệnh

Thông thường sau 3 – 5 ngày dùng thuốc, triệu chứng xuất huyết dạ dày đã được kiểm soát, một số trường hợp có thể phục hồi hoàn toàn. Không những vậy, một số thuốc hiện nay còn có tác dụng giảm đau cấp tốc, mang lại hiệu quả ngay sau khi sử dụng vài giờ.

Chữa xuất huyết dạ dày bằng biện pháp nội khoa giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn tình trạng xuất huyết ồ ạt. Thuốc có tác dụng nhanh tuy nhiên cũng sẽ kèm theo những nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Trong quá trình dùng thuốc, nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, xảy ra thường xuyên, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Biện pháp can thiệp nội khoa dùng thuốc tân dược không phải là biện pháp có khả năng chữa bệnh hoàn toàn, khả năng xuất huyết dạ dày tái phát sau đó cao. Đặc biệt là khi người bệnh không chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý. Do đó, người bệnh cần tái khám định kỳ, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Can thiệp ngoại khoa

Có hai biện pháp được áp dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết dạ dày từ trung bình đến nặng:

Nội soi:

Áp dụng khi nhận thấy hiệu quả của biện pháp dùng thuốc, rửa dạ dày không mang lại hiệu quả khả quan. Bác sĩ chỉ định biện pháp nội soi, sử dụng đầu điện, tia laser và các chất cầm máu phù hợp để nhanh chóng xử lý tại chỗ vết thương. Cụ thể:

  • Sử dụng đầu điện và tia laser cho tình trạng ổ loét đang chảy máu, mao mạch tại vị trí vết loét bị tổn thương, xác định được vị trí cần tác động.
  • Thuốc cầm máu dạng xịt tại chỗ thường được áp dụng cho trường hợp vị trí chảy máu khó xác định. Dịch được bơm vào thông qua nội sôi giúp tạo một lớp màng ở mô khiến cho hiện tượng chảy máu được kiểm sóat.

Nội soi là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, có độ an toàn cao, tuy nhiên chi phí thực hiện cũng khá cao. Ngoài ra, để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, phòng tránh tái phát, người bệnh nên kết hợp xây dựng thói quen sống, ăn uống lành mạnh, đồng thời áp dụng biện pháp điều trị nguyên nhân gây bệnh.

 Phẫu thuật:

Áp dụng cho đối tượng bị chảy máu ồ ạt, đặc biệt là người bị xuất huyết dạ dày có nguy cơ tử vong cao. Phương pháp tác động xâm lấn đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, trang thiết bị máy móc hiện đại. Những trường hợp mất máu nhiều không được điều trị có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Phương pháp chữa xuất huyết dạ dày
Điều trị ngoại khoa với đối tượng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng

Dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Phẫu thuật giúp can thiệp trực tiếp, loại bỏ ổ viêm, xử lý và cầm máu tại chỗ. Tuy nhiên phương pháp xâm lấn tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm, có khả năng biến chứng cao, đe dọa tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và điều trị sớm.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, bạn đọc nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này. Đối với bệnh nhân đã từng điều trị xuất huyết thành công cũng nên thiết lập lối sống ngăn ngừa bệnh lý này tái phát, ảnh hưởng sức khỏe. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Bổ sung nguồn thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng dịch vị nhiều axit để tránh nguy cơ trào ngược, bào mòn niêm mạc dạ dày. Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa có thể kể đến như mật ong, dầu thực vật, rau xanh, hoa quả, trái cây tươi ít chua.
  • Không nên uống nước quá nóng, tránh uống nhiều trà đậm đặc, không nên dùng rượu bia, hút thuốc lá,… Bạn nên tránh xa những thói quen không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là có nguy cơ gây viêm loét, xuất huyết dạ dày.
  • Tránh dùng đồ ăn quá cay, nóng, nhiều dầu mỡ,… Hạn chế dùng thức ăn chế biến sẵn, nên ăn những món tự nấu, kiểm soát được hàm lượng gia vị sử dụng, cắt giảm bớt dầu mỡ, đường tinh luyện,…
  • Ưu tiên những món dễ tiêu hóa, tránh ăn nhiều đồ ăn cứng, quá dai, nhiều xơ già,… khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ phát sinh các hệ lụy. Đồng thời, người có vấn đề tiêu hóa đừng nên ăn những món được muối chua, chứa nhiều thành phần khó tiêu ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Không nên ngủ muộn, hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài, nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm, theo dõi tình trạng sức khỏe và kịp thời xử lý khi nhận thấy triệu chứng bất thường xuất hiện.

Trên đây là những vấn đề giải đáp thắc mắc: “Xuất huyết dạ dày có chữa được không?”, hy vọng đã cung cấp thông tin bổ ích cho bạn đọc. Chuyên gia khuyến cáo ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ đẻ được thăm khám sớm. Điều trị xuất huyết dạ dày từ giai đoạn đầu mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...