Vùng Kín Bị Ngứa và Nổi Mẩn Đỏ: Cách Chẩn Đoán và Điều Trị
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh kém, viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng, nổi mề đay mẩn ngứa,… Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát sẽ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng hoàn toàn.
Nguyên nhân vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp bị ngứa vùng kín và nổi mẩn đỏ về mặt y tế thường không quá nghiêm trọng và có thể được kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể cảnh bảo một số vấn đề sức khỏe cần được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ:
1. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 50% trường hợp nữ giới trưởng thành bị ngứa âm đạo do viêm da tiếp xúc. Bệnh có thể khởi phát ở trẻ em nhưng thường có tỉ lệ thấp hơn.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở vùng kín thường do làn da phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng như xà phòng tắm, nước xả vải, các sản phẩm chăm sóc vùng kín.
Một số biểu hiện khi bị viêm da tiếp xúc ở âm đạo, bao gồm:
- Ngứa nhẹ hoặc dữ dội
- Sưng đỏ
- Đau khi giao hợp
- Nổi mẩn đỏ ở vùng kín
2. Nổi mề đay
Mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng da bị nổi mẩn ngứa, sưng đỏ do dị ứng gây nên. Tổn thương do bệnh lý gây ra thường hình thành từng đám. Thông thường, mề đay chỉ xuất hiện sau vài phút đến vài ngày và tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổn thương nặng, ngứa ngáy dữ dội, cần điều trị y khoa để kiểm soát triệu chứng.
Tình trạng ngứa và nổi mẩn ngứa vùng kín thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải tình trạng này, bao gồm:
- Dị ứng với bao cao su: Ở người bị dị ứng với bao cao su, nhất là dị ứng với thành phần latex cấu tạo nên vật dụng có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
- Dị ứng với dịch âm đạo: Dịch âm đạo ở nữ giới (khí hư/ huyết trắng) có tác dụng làm ẩm, bảo vệ âm đạo trước khi tấn công của vi khuẩn, nấm. Tuy nhiên, ở người có cơ địa mẫn cảm, khả năng dị ứng gây nổi mề đay sau khi quan hệ hoặc tiếp xúc dịch âm đạo thường khá cao.
- Nguyên nhân khác: Dị ứng với gel bôi trơn, dị ứng tinh trùng,… cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng.
3. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo thường gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ở vùng kín. Bên cạnh đó, bệnh lý còn có thể gây đau rát khi quan hệ và đi tiểu. Trong một số trường hợp, chị em còn xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, nhiễm trùng nặng.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo chủ yếu là do nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn, Trichomonas. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị sẽ không giống nhau. Trong trường hợp bị nhiễm trùng do nấm men thường được điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc chống nấm theo toa.
Nếu khởi phát do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng. Trường hợp ngứa và nổi mẩn vùng kín do Trichomonas, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh như Tinidazole (Tindamax) hoặc Metronidazole (Flagyl).
4. Bệnh vảy nến
Vảy nến là một trong những bệnh lý tự miễn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến là da, trong đó có bộ phận sinh dục. Bệnh lý mặc dù không ảnh hưởng bên trong âm đạo nhưng có thể gây ngứa ngáy, bong tróc vảy, nổi mẩn đỏ xung quanh hậu môn, khu vực âm hộ.
Trường hợp vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ do bệnh vảy nến gây ra thường được điều trị tại chỗ bằng bôi chống viêm corticosteroid có nồng độ thấp. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng liệu pháp ánh sáng.
5. Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục thường xảy ra do virus herpes simplex gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống tình dục nếu không được điều trị sớm.
Không chỉ gây ngứa vùng kín, nổi mẩn đỏ, bệnh lý còn hình thành những nốt mụn nước nhỏ gây đau rát ở hậu môn, âm đạo và mông. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong 3 tuần, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây đau, sưng và viêm.
6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng ngứa và nổi mẩn ở vùng kín có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như:
- Bệnh giang mai
- Mụn cóc sinh dục
- Loét âm hộ
- Bệnh ghẻ
- Viêm thần kinh
- Quần áo, thói quen mặc quần lót quá chật
- Lông mu bị nhiễm trùng do kích ứng từ việc cạo, tẩy lông
Dấu hiệu nhận biết vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Bên cạnh triệu chứng ngứa vùng kín và nổi mẩn, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như:
- Mảng da dày
- Da bị đổi màu đỏ, tím hoặc vàng
- Đau sau khi quan hệ tình dục, khi đi tiểu
- Đau nhức tại vùng xương chậu
- Sốt
- Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi khó chịu
- Hạch bạch huyết mở rộng
- Xuất hiện các vết sưng, loét, mụn nước hoặc tổn thương ở âm đạo
Chẩn đoán vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý cũng như quan sát tổn thương. Sau đó, có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Một số kỹ thuật xét nghiệm thường được chỉ định trong chẩn đoán triệu chứng, bao gồm:
- Xét nghiệm dịch tiết âm đạo
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết
Điều trị vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Sau khi xác định nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Nếu khởi phát do các nguyên nhân thông thường, có thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, tận dụng một số thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, nếu xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn, lúc này cần can thiệp điều trị y tế để kiểm soát triệu chứng.
1. Áp dụng các mẹo dân gian
Việc tận dụng các thảo dược tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở vùng kín. Đồng thời giảm viêm, ức chế vi khuẩn, nấm men gây viêm vùng kín. Tuy nhiên, biện pháp này phù hợp với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
Dưới đây là một số mẹo dân gian cải thiện triệu chứng:
- Tận dụng lá trầu không: Chuẩn bị 4 – 5 lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Dùng nước này xông vùng kín đến khi nguội thì tận dụng để vệ sinh vùng kín và hậu môn. Thực hiện đều đặn từ 3 – 4 tuần để giúp cải thiện triệu chứng. Trong quá trình vệ sinh, tránh thụt rửa quá sâu âm đạo vì có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Rau diếp cá: Mẹo chữa từ rau diếp cá phù hợp với những trường hợp triệu chứng khởi phát do virus Herpes Simplex gây ra. Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi để ráo. Dùng lá diếp cá ăn như rau sống để cải thiện triệu chứng.
- Ngâm rửa vùng kín với nước húng quế: Chuẩn bị 1 lượng lá húng quế vừa đủ, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo. Sau đó cho dược liệu vào cối giã nát rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Chờ nước nguội thì dùng để ngâm rửa vùng kín.
2. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Trường hợp các mẹo chữa dân gian không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc Tây điều trị vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị triệu chứng:
- Trường hợp bị viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida sẽ sử dụng thuốc đặt phụ khoa hay thuốc kháng nấm
- Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn thường được chỉ định kháng sinh đường uống Metronidazole kết hợp với kháng sinh ở dạng kem bôi hoặc gel
- Nếu ngứa và nổi mẩn ở bộ phận sinh dục do chấy rận ký sinh, người bệnh có thể dùng kem bôi trị chấy rận. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dùng thuốc kê toa.
- Trường hợp triệu chứng khởi phát các bệnh ngoài ra, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi như Antimycos, BSA, ASA,… Những loại thuốc này có khả năng diệt khuẩn, tiêu diệt nấm men. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng nước rửa phụ khoa không chứa hóa chất để vệ sinh vùng kín hàng ngày.
- Nếu tình trạng khởi phát do nhiễm bệnh xã hội, bác sĩ có thể chỉ định đốt laser để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Phòng ngừa vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Thực tế, tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng có thể kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Vệ sinh vùng kín đều đặn từ 2 lần/ ngày bằng nước rửa phụ khoa an toàn, dịu nhẹ
- Trước khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch vùng kín, lau khô bằng khăn bông sạch để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh xã hội khi quan hệ tình dục để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Không ngâm mình trong nước quá lâu, đồng thời tránh thụt rửa sâu vào âm đạo vì có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội để vệ sinh bộ phận sinh dục
- Sau khi đại tiện, tiểu tiện hoặc tiếp xúc với nước, bạn cần làm sạch vùng kín trước khi mặc quần để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Không mặc quần lót quá chật, bởi điều này có thể làm tăng ma sát, gây kích ứng vùng kín và gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
- Thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và kiểm soát nhanh chóng.
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ có thể được kiểm soát nhanh chóng nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!