Viêm Xoang Hàm Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm xoang hàm là một trong những dạng viêm xoang phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao. Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại là nguyên nhân của hàng loạt vấn đề về ăn nhai, giao tiếp, thậm chí không can thiệp điều trị kịp thời còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.
Viêm xoang hàm là gì? Phân loại
Xương hàm là cơ quan bao gồm nhiều hốc xoang nằm rải rác ở hai bên má và xung quanh mắt. Trên bề mặt của xoang được bao phủ bởi một lớp niêm mạc có nhiệm vụ duy trì độ ẩm cần thiết và bảo vệ mũi khỏi sự tấn công của các dị vật xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, do vị trí nằm tiếp giáp với hốc mắt, hốc mũi và gần với xoang trán nên có nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Tình trạng nhiễm trùng tại khu vực này được gọi là viêm xoang hàm.
Về phân loại, nếu xét theo vị trí viêm thì viêm xoang hàm được chia làm 3 thể gồm:
- Viêm xoang hàm trái: Đây là tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở các hốc xoang bên trái lớp niêm mạc khiến cho khu vực này dày lên, tiết nhiều dịch nhầy màu trắng hoặc màu vàng vô cùng khó chịu.
- Viêm xoang hàm phải: Lớp niêm mạc ở mũi phải viêm nhiễm gây đau nhức khó chịu và tiết nhiều dịch mũi.
- Viêm xoang hàm hai bên: Khi các hốc xoang xung quanh hai bên má, mắt bị viêm nhiễm kéo theo nhiễm trùng lớp niêm mạc được gọi là viêm xoang hàm hai bên.
Nếu xét theo các triệu chứng và cấp độ bệnh thì viêm xoang hàm được chia làm 2 thể chính gồm:
- Viêm xoang hàm cấp tính:
Bệnh được khởi phát từ tình trạng viêm chân răng, đặc biệt là viêm tủy răng hoặc xuất hiện dịch mủ bao quanh chân răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ răng vào trong các hốc xoang và gây viêm nhiễm. Ở giai đoạn cấp, bệnh biểu hiện với một số triệu chứng như đau đầu, sốt cao, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ngủ, khó ngủ…
Trong đó, nặng nhất là bị các cơn đau đầu hành hạ, đau đầu diễn ra theo từng cơn, sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp hai bên thái dương, mặt, đầu, sau gáy… gây đau hàm, hai bên má và hốc mắt. Ngoài ra, còn kèm theo sốt cao, chảy dịch mũi hôi, loãng…
- Viêm xoang hàm mãn tính:
Viêm xoang hàm mãn cùng là một bệnh nhưng cấp độ khác nhau, mãn tính có mức độ và diễn tiến bệnh nặng hơn. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang hàm mãn là do ở không điều trị bệnh dứt điểm khi bệnh ở giai đoạn cấp hoặc do viêm xoang trán, viêm mũi xoang lan xuống.
Những người bị viêm xoang hàm mãn tính gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và giảm năng suất hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân là do ở thể viêm xoang hàm này, dịch mũi chảy ra rất nhiều, liên tục không dứt, dịch có màu vàng xanh, tỏa mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đớn bất kỳ lúc nào, bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thể bệnh này kéo dài quá lâu sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như gây áp xe ổ mắt, viêm họng, viêm thanh quản…
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm xoang hàm
Để nhận biết viêm xoang hàm người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng sau đây:
- Đau nhức nhiều ở toàn bộ vùng mặt, hai bên má, đặc biệt khi sử dụng cơ mặt để ăn uống, nói chuyện hay chỉ đơn giản ấn nhẹ vào cũng cảm thấy đau.
- Chảy nhiều dịch mũi, ban đầu là dịch loãng nhưng sau đó dần đặc hơn, đổi màu và có mùi hôi tanh khó chịu. Thường vào buổi sáng dịch sẽ có màu vàng hoặc xanh và đây cũng là thời điểm dịch chảy ra nhiều nhất.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu hơn so với lúc bình thường.
- Nhiều trường hợp còn kèm theo hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nghiêm trọng hơn có khả năng làm ảnh hưởng đến vùng đỉnh đầu, gây đau nhức âm ỉ vô cùng khó chịu.
- Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp mà bệnh còn biểu hiện bởi một số triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, sụt cân…
Nếu phát hiện bản thân có các triệu chứng bất ổn như vừa kể trên, hãy nhanh chóng tìm tìm bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh, qua đó có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân do đâu gây ra viêm xoang hàm? Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, viêm xoang hàm có thể xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:
- Mắc một số bệnh lý về răng như có ổ khuẩn trong răng, viêm xoang cấp, viêm xoang trán…
- Bị viêm mũi dị ứng không khỏi trong thời gian dài;
- Dị tật lệch cấu trúc vách ngăn mũi;
- Biến chứng hậu phẫu hoặc bị chấn thương va đập mạnh do tai nạn;
- Do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm mốc có trong không khí hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm…
- Trong xoang hàm xuất hiện dị vật;
- …
Các chuyên gia cho biết bệnh viêm xoang hàm là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, những người thuộc các nhóm sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Những người đang bị sâu răng, sâu răng hàm, nhiễm trùng răng miệng… trong thời gian dài nhưng không điều trị khỏi sớm và dứt điểm.
- Người bị biến chứng về răng điển hình như xuất hiện mủ tại gốc răng càng làm tăng mức độ tổn thương, về lâu dài gây viêm xoang hàm.
- Những người đã từng thực hiện nhổ răng hay các loại phẫu thuật trong khoang miệng nhưng vô tình làm rơi dị vật vào bên trong xoang hàm.
- Những người có cấu trúc xoang hàm bị dị tật, biến dạng bẩm sinh hoặc bị tác động tổn thương.
- Những người có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng có nguy cơ cao bị viêm xoang hàm.
Bệnh viêm xoang hàm có nguy hiểm không?
Bất kỳ căn bệnh viêm nhiễm nào cũng tiềm ẩn sự nguy hiểm nhất định và viêm xoang hàm cũng như vậy. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng ở mắt: gây suy giảm thị lực, viêm túi lệ, áp xe ổ mắt, nghiêm trọng có thể gây mù vĩnh viễn…
- Biến chứng ở tai: gây viêm màng nhĩ, thậm chí mất thính giác vĩnh viễn.
- Biến chứng ở họng: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…
- Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xoang
- Biến chứng suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể kéo dài…
Cách chẩn đoán viêm xoang hàm
Có nhiều cách thức chẩn đoán viêm xoang hàm khác nhau, tuy nhiên tùy vào nhận định và chẩn đoán sơ bộ ban đầu của bác sĩ thông qua bước thăm khám lâm sàng mà người bệnh sẽ phải thực hiện xét nghiệm phù hợp:
- Nội soi: Nội soi là phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến với hầu hết những trường hợp mắc bệnh viêm xoang nói chung và viêm xoang hàm nói riêng. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa vào trong khoang mũi một ống nội soi nhỏ, dài có gắn camera đầu dò để dễ dàng quan sát trực tiếp khu vực bị tổn thương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Hình ảnh thu được từ kết quả chụp CT scan thể hiện chi tiết về vị trí cũng như mức độ viêm xoang hàm. Thậm chí một số trường hợp còn cho biết rõ nguyên nhân gây bệnh là gì.
- Cấy dịch mũi vào xoang: Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp nghi ngờ viêm xoang hàm do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm…
- Test dị nguyên: Nhằm kiểm tra cơ địa của người bệnh có dị ứng với tác nhân dị nguyên nào hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành test dị nguyên trên da của người bệnh để xác định căn nguyên cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Phương pháp điều trị viêm xoang hàm phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị viêm xoang hàm, có cách đơn giản có cách phức tạp, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng tốt và đem lại hiệu quả cao như mong đợi. Để biết được tình trạng bệnh của bản thân phù hợp với cách điều trị nào, người bệnh cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng.
Dưới đây là một số cách chữa viêm xoang hàm phổ biến hiện nay:
1. Điều trị viêm xoang hàm bằng thuốc tân dược
Thuốc chữa viêm xoang hàm có rất nhiều loại, tuy nhiên tùy từng trường hợp bệnh khác nhau, nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà loại thuốc tân dược được kê đơn cũng sẽ không giống nhau. Một số loại thuốc Tây thường được kê đơn chữa viêm xoang hàm như:
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm… đang trú ngụ bên trong khoang hàm và các khu vực lân cận. Một số loại kháng sinh phổ biến như: sulfamethoxazole, penicillin, trimethoprim hay macrolides…
- Thuốc thông mũi: Các loại thuốc thông mũi hoặc corticoid toàn thân có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng sưng viêm, phù nề do viêm xoang hàm. Đối với thuốc thông mũi dạng viên nén như phenylephrine hoặc pseudoephedrine, riêng với thuốc corticoid toàn thân cần chú ý khi sử dụng vì rất dễ gây tác dụng phụ nếu quá liều.
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng làm giảm đau nhức vùng mặt, giảm cơn đau nửa đầu hoặc bị tắc nghẽn mũi… Loại thuốc giảm đau được khuyên dùng là Panadol, Paracetamol, Aspirin hoặc Ibuprofen…
- Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này chủ yếu dùng cho những trường hợp bị viêm xoang hàm do dị ứng với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, sưng viêm vùng mũi kèm theo viêm nhiễm lớp niêm mạc.
- Thuốc làm co mạch mũi: Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoặc dạng lỏng có chứa thành phần Phenylephrine hoặc Ephedrine có khả năng làm co mạch máu vùng niêm mạc hô hấp, từ đó kiểm soát tình trạng viêm.
2. Chữa viêm xoang hàm theo Đông y
Theo ghi chép của các tài liệu Đông y, viêm xoang hàm khởi phát từ tình trạng phong nhiệt, tà hư kết hợp với thể trạng yếu, suy giảm sức đề kháng do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khiến đường hô hấp bị suy yếu. Theo đó, để chữa trị viêm xoang hàm theo Đông y chỉ cần tuân thủ theo nguyên tắc thanh nhiệt, tiêu độc, cân bằng âm dương, thông kinh hoạt lạc và phục hồi chức năng.
Tùy vào từng thể bệnh viêm xoang hàm mà thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Ưu điểm của những bài thuốc này là đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, tác động sâu từ bên trong để đẩy lùi bệnh một cách triệt để, phòng ngừa bệnh quay trở lại trong thời gian dài.
Gợi ý các cách chữa viêm xoang hàm theo Đông y hiệu quả gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Tùy vào từng thể bệnh bài thuốc của từng người bệnh sẽ khác nhau, chẳng hạn như:
- Bài thuốc ở thể cấp tính: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Sắc các vị thuốc gồm kim ngân hoa, chi tử, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, mạch môn đông, tân di, thạch cao, hoàng cầm mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc thể mãn tính: Có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm và nhuận táo. Chuẩn bị sinh địa, kim ngân hoa, huyền sâm, đan bì, hà thủ ô, hoàng cầm, mạch môn đông, ké đầu ngựa, tân di sắc mỗi ngày 1 thang do thầy thuốc kê sẵn. Uống 2 – 3 lần/ ngày.
- Bài thuốc thể dị ứng: Có tác dụng bổ khí, tán hàn, cố biểu, khu phong. Chuẩn bị tế tân, táo tàu, đẳng sâm, quế chi, cam thảo, sinh khương, ma hoàng, tang bạch bì, bạch thược, hà thủ ô, bạch chỉ, ké đầu ngựa, ngũ vị tử, phòng phong, bán hạ chế, bạch truật, hoàng kỳ, xuyên khung. Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ngày 2 – 3 lần.
- Châm cứu: Đây cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang hàm hiệu quả được nhiều người áp dụng. Liệu pháp này giúp hỗ trợ kiểm soát và làm giảm triệu chứng chảy nhiều dịch mũi, đau đầu…
- Bấm huyệt: Liệu pháp này có khả năng cải thiện tuần hoàn máu, kích thích lưu thông phế huyết, giảm thiểu sự chèn ép lên các vị trí huyệt liên quan ở tai mũi họng. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức cơ mặt.
- Cấy chỉ: Một trong những liệu pháp trị liệu rất phát triển được áp dụng nhiều trong vài năm trở lại đây đó là cấy chỉ. Hiện tại cấy chỉ được áp dụng rộng rãi trong điều trị viêm xoang nói chung và viêm xoang hàm nói riêng. Cơ chế hoạt động của cấy chỉ là vừa kích thích lên các huyệt đạo vừa tác động lên các xoang một cách từ từ để cơ thể được điều hòa ổn định, tạo ra cơ chế giải miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng sức khỏe.
- Tập luyện: Tập yoga hoặc tập dưỡng sinh cũng là một trong những hình thức hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm xoang hàm. Tập luyện giúp nâng cao sức đề kháng (hay còn gọi là vệ khí) tự nhiên của con người, từ đó giảm thiểu triệu chứng viêm xoang, đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tập cần chọn thời điểm và không gian thích hợp, tốt nhất nên tập vào buổi sáng và tập ở nơi thoáng mát, không quá nóng cũng không quá lạnh vì đây đều là những yếu tố làm tăng nặng triệu chứng bệnh.
3. Chữa trị bằng các loại thuốc Nam
Có rất nhiều bài thuốc Nam chữa viêm xoang hàm, chủ yếu là những bài thuốc được lưu truyền từ lâu đời sử dụng các dược liệu tự nhiên. Gợi ý một số bài thuốc Nam đơn giản dễ thực hiện như:
Chữa viêm xoang hàm bằng mộc nhĩ
Mộc nhĩ hay còn được gọi là nấm mèo vừa là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn vừa là loại thảo dược có vị ngọt, tính bình với nhiều công dụng như kháng viêm, trị ho, tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe… Chính vì vậy, trong dân gian mới lưu truyền bài thuốc chữa viêm xoang hàm từ nguyên liệu này.
Để thực hiện bài thuốc này, trước tiên cần chuẩn bị 5 – 7 mộc nhĩ khô, ngâm vào nước nóng cho nở ra, cắt bỏ phần gốc rồi rửa lại thật sạch với nước, Cắt nhuyễn mộc nhĩ cho vào chén đem hấp cách thủy với đường phèn. Mỗi ngày ăn một chén và kiên trì liên tục trong 3 – 4 tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Lá chanh cải thiện viêm xoang hàm hiệu quả
Dùng lá chanh trị viêm xoang hàm là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì cách thực hiện vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả. Chuẩn bị một nắm lá chanh tươi phơi khô, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi 10 phút rồi tắt bếp, vớt bỏ lá chanh giữ lại phần nước, để cho nguội rồi đem súc miệng hằng ngày.
Dùng nghệ tươi chữa viêm xoang hàm
Trong nghệ tươi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả, khi sử dụng để trị viêm xoang hàm, các thành phần này sẽ giúp giảm viêm tại các hốc xoang, kích thích sự phục hồi tự nhiên.
Cách thực hiện không hề khó, chỉ cần chuẩn bị một củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt rồi nhỏ vào bên trong lỗ mũi. Chỉ cần kiên trì áp dụng nhiều lần trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng viêm. Nghệ là dược liệu tự nhiên tương đối lành tính nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng lâu ngày mà không gây hại cho sức khỏe.
Bài thuốc Nam chữa viêm xoang hàm từ hạt gấc
Cách thực hiện như sau, đầu tiên chuẩn bị 15 – 20 hạt gấc phơi khô rồi nướng cho cháy xém phần vỏ bên ngoài. Tách bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần lõi bên trong, giã nhuyễn rồi cho vào bình rượu cao độ khoảng 2 – 3 ngày. Sau khi hoàn thành có thể lấy ra sử dụng, mỗi lần dùng lấy tăm bông chấm vào dung dịch rượu này chấm vào trong mũi.
Ban đầu có thể hơi rát, xót và có cảm giác đắng họng nhưng sau đó khi đã thấm sẽ rất dễ chịu. Chỉ cần bôi vài lần sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng viêm, lưu ý trước khi bôi nên đẩy dịch bên trong mũi ra ngoài càng nhiều càng tốt để đem lại hiệu quả tốt nhất.
4. Một số mẹo đơn giản hỗ trợ trị viêm xoang hàm
Bên cạnh các bài thuốc Nam dân gian thì người bệnh cũng có thể chữa viêm xoang hàm bằng một số mẹo đơn giản tại nhà như:
- Xông hơi: Đây là mẹo hay đơn giản nhưng rất hiệu quả mà những người mắc bệnh viêm xoang nói chung không nên bỏ qua. Hơi nóng kết hợp với tinh dầu sẽ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đường thở được thông thoáng, dịch nhầy loãng ra dễ dàng chảy ra ngoài. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chuẩn bị một tô nước nóng, nhỏ vào một ít tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp rồi trùm kín đầu với tô nước nóng bằng một chiếc khăn bông. Cố gắng hít lấy hơi nước tỏa ra trong vòng 10 – 15 phút và thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để đạt kết quả tốt nhất.
- Nước muối: Pha muối hạt vào ly nước, khuấy cho tan đều rồi đưa sát vào mũi. Dùng tay bịt chặt một bên mũi, lấy hơi rồi hít thật mạnh để nước đi vào bên mũi kia và đi thẳng xuống miệng. Khuyến khích thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đẩy lưỡi giảm triệu chứng viêm xoang hàm: Những người bị viêm xoang hàm thường có cảm giác khó thở, nghẹt mũi. Để cải thiện nhanh chóng bạn có thể thực hiện bằng mẹo đẩy lưỡi áp sát vào vòm miệng, đồng thời ấn chặt ngón tay lên vị trí giữa hai lông mày. Chỉ sau vài phút thực hiện sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tắt nghẽn, khó thở.
5. Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây viêm xoang hàm
Đối với các biện pháp vừa kể trên chủ yếu áp dụng với những trường hợp bệnh mức độ nhẹ và trung bình, chữa trị nhưng vẫn mang tính chất bảo tồn, không can thiệp trực tiếp trên da thịt. Tuy nhiên, không phải lúc nào các biện pháp nội khoa cũng đem lại kết quả tốt nhất, có một số người bệnh dùng thuốc trong thời gian dài nhưng không khỏi, sau đó còn phát sinh biến chứng. Vì vậy, ở những trường hợp bệnh nặng cần được can thiệp ngoại khoa sớm để xử lý các bất thường và ngăn chặn biến chứng.
Hiện nay, thủ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong y khoa để can thiệp điều trị viêm xoang hàm là Proetz – thủ thuật súc rửa xoang bằng áp lực âm. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành chọc xoang và hút dịch mủ ra ngoài, sau đó bơm dung dịch thuốc vào trong các hốc xoang bị viêm, theo thời gian các hốc xoang sẽ được làm sạch, không còn viêm nhiễm và dần phục hồi chức năng sinh lý bình thường.
Ngoài ra, với những trường hợp viêm xoang hàm do dị tật có vách ngăn bẩm sinh hoặc xuất hiện polyp sẽ tiến hành mổ nội soi để chỉnh hình vách ngăn hoặc cắt polyp, xử lý triệt để nguyên nhân gây bệnh. Mọi hướng dẫn về quá trình phẫu thuật người bệnh cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra trục trặc trong và sau khi phẫu thuật.
Các cách phòng ngừa viêm xoang hàm từ sớm
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm để duy trì một thể trạng khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. Hãy ghi nhớ các biện pháp sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vừa đa dạng các loại thực phẩm vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Trong đó, cần chú ý kiêng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thức ăn cay nóng, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, đặc biệt là sữa hoặc chất kích thích.
- Chú ý bảo vệ đường thở, đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi bằng cách quấn khăn, mặc áo ấm, đeo khẩu trang, đội mũ… Ngoài ra, mặc đồ bảo hộ cẩn thận nếu phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi.
- Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách súc miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày (sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ) để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
- Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày, ngủ đủ giấc và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress, căng thẳng để duy trì một thể trạng tốt nhất.
Viêm xoang hàm là căn bệnh không quá nghiêm trọng, có thể chữa khỏi nhưng quá trình điều trị thường phức tạp, nhất là khi phát hiện trễ dễ gây các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!