Bệnh Viêm Xoang Bướm Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm xoang bướm khá phổ biến hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại gây rất nhiều khó khăn trong việc điều trị, thậm chí xuất hiện biến chứng nếu điều trị không kịp thời, không đúng cách. Vì vậy, việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về viêm xoang bướm sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này. 

Viêm xoang bướm
Viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm, sưng phù và ứ đọng dịch mủ bên trong các hốc xoang gây đau nhức

Viêm xoang bướm là gì?

Xoang bướm là bộ phận có cấu trúc nằm dưới sàng sọ, đây cũng là xoang nằm sâu nhất bên trong hang mũi, liên kết với tuyến yên và tĩnh mạch hang. Bên cạnh đó, xoang bướm còn là vị trí cầu nối với dây thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong. Chính vì vậy, xoang bướm bị viêm sẽ gây đau đầu dữ dội kèm theo suy giảm thị lực đáng kể.

Cụ thể, viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm, sưng phù và ứ đọng dịch mủ bên trong các hốc xoang quá mức. Tuy nhiên, vì xoang này gắn liền với vô số các dây thần kinh và ổ mắt nên nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ rất nhanh gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm xoang bướm

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang bướm, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như:

  • Do nhiễm khuẩn: Khi các loại vi khuẩn, virus, nấm gặp điều kiện thuận lợi và xâm nhập vào bên trong mũi, trú ngụ trong các hốc xoang bướm thông qua đường thở sẽ nhanh chóng gây ra các triệu chứng khó chịu của bệnh. Hầu hết các loại vị khuẩn này thường tồn tại thường trực trong không khí hoặc xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Ô nhiễm môi trường: Việc sống trong môi trường ô nhiễm quá mức, không khí chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại hay khói thuốc lá khiến cho các hốc xoang mũi dễ bị viêm nhiễm, khởi phát hàng loạt bệnh lý như viêm xoang bướm, viêm xoang hàm, viêm xoang trán
  • Do chấn thương: Người bệnh gặp phải một số chấn thương ở mặt, mũi hoặc răng… cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm xoang bướm hoặc nếu đã có bệnh sẵn thì tác động vật lý mạnh sẽ càng làm bệnh trở nên phức tạp.
  • Do bất thường trong cấu trúc mũi: Dị tật mũi bẩm sinh hoặc do chấn thương khiến cấu trúc mũi không thể hoạt động bình thường. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn trú ngụ tấn công vào trong xoang bướm, gây viêm nhiễm.
  • Bị lệch hoặc vẹo vách ngăn mũi: Vô tình bị chấn thương mũi hoặc sau khi phẫu thuật khiến lỗ thông mũi xoang bị thay đổi, vẹo hoặc lệch vách ngăn cũng dễ dẫn đến viêm các hốc xoang trong mũi.
Viêm xoang bướm
Dị ứng, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn virus tấn công hoặc những bất thường sẵn có trong khoang mũi là những nguyên nhân gây ra viêm xoang bướm
  • Biến chứng của một số bệnh lý: Các chuyên gia cho biết việc khởi phát viêm xoang bướm cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm mũi vận mạch, polyp mũi, khối u vòm họng, u sàn sọ…
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng thuốc Tây quá mức là nguyên nhân của hàng loạt các biến chứng, tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Trong đó sử dụng nhiều kháng sinh có thể tăng nguy cơ tổn thương, phù nề và sưng viêm xoang bướm.
  • Một số vấn đề khác: Ngoài các nguyên nhân trên, những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, rối loạn miễn dịch thông thường, mắc hội chứng Kartagener, xơ nang, trào ngược dạ dày thực quản … cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xoang bướm.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm xoang bướm

Cũng tương tự những dạng viêm xoang khác, viêm xoang bướm có những triệu chứng khá giống nên thường gây nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa các loại viêm xoang. Tuy nhiên, dựa theo lý thuyết bạn vẫn có thể nhận biết được căn bệnh này thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau:

1. Triệu chứng viêm xoang bướm thể cấp tính

Đây còn được gọi là giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng mới bắt đầu khởi phát và chỉ ở mức độ nhẹ và kéo dài khoảng 5 – 6 ngày sẽ tự biến mất. Điển hình với một số triệu chứng như: cảm cúm, sốt, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, dịch mũi có màu trong suốt. Sau đó một thời gian khi vi khuẩn trú ngụ trong các hốc xoang gây viêm nhiễm, mũi bắt đầu tiết nhiều dịch nhầy có màu trắng đục hoặc vàng xanh. Ngoài ra, còn kèm theo chảy nước dịch mủ lẫn trong dịch mũi trôi ra ngoài.

Các triệu chứng ở giai đoạn đầu được đánh giá khá nhẹ, tự biến mất nên dễ khiến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn trong việc chẩn đoán bệnh chính xác.

2. Triệu chứng viêm xoang bướm thể mãn tính

Theo thời gian khi các ổ xoang bướm chứa quá nhiều dịch nhầy nhiễm khuẩn do việc điều trị của người bệnh ở giai đoạn cấp tính không hiệu quả sẽ diễn tiến đến viêm xoang mãn tính. Đây là giai đoạn bệnh chuyển nặng, gây khó khăn trong việc điều trị. Triệu chứng đặc trưng nhất của viêm xoang bướm mãn tính là đau đầu dữ dội, sốt cao kéo dài không hạ, suy giảm khứu giác và thị lực, hôi miệng. Cụ thể như sau:

Viêm xoang bướm
Vì xoang bướm nằm rất gần với hộp sọ nên khi bị viêm nhiễm sẽ khiến người bệnh đau đầu rất dữ dội
  • Đau đầu: Người bệnh viêm xoang bướm ở thể mãn tính thường xuyên phải chịu đựng cơn đau đầu dữ dội vì xoang bướm nằm rất gần với các dây thần kinh sọ. Bạn có thể cảm nhận những cơn đau đầu dai dẳng xuất phát từ phía đỉnh đầu hoặc hốc mắt, càng ngày càng tăng dần mức độ, sau đó lan xuống trán, sau gáy và hai bênh thái dương.
  • Sốt cao: Hầu hết những người tái phát cơn viêm xoang bướm đều sẽ bị sốt rất cao từ 38 – 40 độ C. Kèm theo đó là những cơn ho khan, nóng lạnh, chảy nhiều nước mũi, thậm chí co giật rất nguy hiểm.
  • Hôi miệng: Nguyên nhân gây hôi miệng rất đơn giản, đó là do các ổ vi khuẩn trú ngụ trong các hốc xoang ngày càng phát triển, hình thành dịch mủ chảy thẳng xuống họng hòa vào dịch mũi đi ra ngoài. Lúc này, người bệnh sẽ thấy khó chịu vướng cổ họng phải khạc đờm ra ngoài, vi khuẩn lúc này trú ngụ tại vòm họng hình thành các ổ viêm mới và gây ra hôi miệng. Quá trình này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm amidan, viêm họng cấp tính hoặc viêm thanh quản.
  • Suy giảm thị lực và khứu giác: Người bệnh viêm xoang bướm thường bị đau nhức mũi, nghẹt mũi, sổ mũi lâu ngày không khỏi làm tăng nguy cơ suy giảm khứu giác, thậm chí gây điếc do vị trí xoang bướm khá gần với các dây thần kinh khứu giác. Không những vậy, xoang bướm mạn tính cũng dễ làm suy giảm thị lực của người bệnh, gây ra tật nhìn đôi hoặc mù vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.

Bên cạnh các triệu chứng đặc trưng của từng thể viêm xoang bướm, căn bệnh này còn được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi, suy nhược thần kinh;
  • Chán ăn, sụt cân;
  • Thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng quá mức, mờ mắt;
  • Lười vận động, lười suy nghĩ;
  • Đau nhức răng hàm trên;
  • Khàn tiếng, mất tiếng.

Các biến chứng thường gặp của bệnh viêm xoang bướm

Theo các tài liệu y học, xoang bướm nằm ở vị trí khá đặc biệt nên việc chủ quan lơ lal2 trong điều trị sẽ gây rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài việc chịu đựng những triệu chứng khó chịu của bệnh, người bệnh còn dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng ở mắt: Người bệnh viêm xoang bướm thường xuyên bị đau nhức, rát buốt ổ mắt. Kèm theo đó là tình trạng sưng đỏ mắt, phù nề thái dương, viêm túi lệ, áp xe mi mắt, suy giảm thị lực, lồi nhãn cầu, gây khó khăn trong việc chuyển động mắt và nghiêm trọng nhất chính là mất thị lực vĩnh viễn.
  • Biến chứng ở xương: Những người bị viêm xoang bướm lâu năm không chữa trị một cách nghiêm túc, đúng cách sẽ gây biến chứng ở xương, điển hình là xương bị bào mòn, viêm xương gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Biến chứng nội sọ: Vì xoang bướm là xoang nằm rất sâu trong khoang mũi, sát với hợp sọ nên khi bị viêm nhiễm không điều trị sớm hộp sọ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Ban đầu chỉ là những cơn đau đầu, nhưng càng về sau biến chứng càng nặng như viêm màng não rất nguy hiểm.

Chẩn đoán viêm xoang bướm

Để chẩn đoán xác định viêm xoang bướm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên các câu hỏi tìm hiểu triệu chứng và tiền sử bệnh. Sau đó, bắt đầu thực hiện các xét nghiệm liên quan theo từng bước sau:

Viêm xoang bướm
Nội soi chẩn đoán viêm xoang bướm là phương pháp đem lại hiệu quả cao được áp dụng nhiều ở các bệnh viện
  • Nội soi khoang mũi nhằm đánh giá cấu trúc và tìm kiếm các bất thường bên trong bằng cách quan sát trực quan các vị trí hốc mũi, niêm mạc khe trên, khe giữa, cuốn mũi trên, cuốn mũi dưới và các lỗ thông khe.
  • Chụp MRI hoặc chụp CT scan để quan sát chi tiết hơn về tình trạng viêm nhiễm, mức độ nặng của viêm xoang bướm cũng như tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
  • Lấy mẫu phẩm dịch mũi trong các hốc xoang để nuôi cấy và xét nghiệm, xác định được loại vi khuẩn gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.
  • Siêu âm mũi để đánh giá quá trình lưu thông khí mũi.

Phương pháp điều trị viêm xoang bướm hiệu quả

Y học hiện đại ghi nhận rất nhiều cách khác nhau để điều trị viêm xoang bướm. Mỗi cách có những ưu nhược điểm riêng để phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể. Sau khi được bác sĩ thăm khám và có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh sẽ được tư vấn phác đồ điều trị với liệu trình hợp lý nhất. Trong bài viết này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay như:

1. Uống thuốc Tây

Dùng thuốc Tây được xếp vào nhóm điều trị nội khoa và cũng là phương pháp được hầu hết người bệnh chọn lựa áp dụng. Các loại thuốc tân dược phát huy tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên việc xử lý các triệu chứng trong thời gian ngắn lại rất dễ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, khi dùng thuốc người bệnh bắt buộc phải tuân thủ liều dùng, cách sử dụng do bác sĩ chỉ định, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.

Một số loại thuốc thường được kê đơn sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm xoang bướm gồm:

  • Viêm xoang bướm do bị nhiễm khuẩn phải sử dụng thuốc kháng sinh. Một số loại thường dùng như: Cephalosporin (thế hệ 2, 3, 4), các loại thuốc thuộc nhóm Macrolid (Azithromycin, Erythromycin…);
  • Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Chlorpheniramin…
  • Nhóm thuốc Corticoid dạng viên uống hoặc dạng xịt như: budesonide, fluticasone propionate, Beclomethasone dipropionate, triamcinolone acetonide…
  • Nhóm thuốc kháng histamine như promethazin, levocetirizine, chlorpheniramin, loratadine…
  • Nhóm thuốc thông mũi gồm: pseudoephedrin, phenylpropanolamin…
  • Nhóm thuốc co mạch gồm phenylephrine, pseudoephedrine, epinephrine…
  • Nhóm thuốc kháng viêm thông thường.
Viêm xoang bướm
Điều trị viêm xoang bướm bằng thuốc Tây chủ yếu sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xảy ra bất kỳ vấn đề bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những nguy hại không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe và làm gián đoạn quá trình điều trị viêm xoang bướm.

2. Điều trị theo Đông y

So với Tây y thì các phương pháp chữa bệnh từ Đông y tồn tại từ rất lâu đời. Các tài liệu ghi nhận viêm xoang bướm xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố nhu tà khí, thấp nhiệt, phong hàn xâm nhập vào trong cơ thể, cộng với việc chức năng gan, thận yếu nên dễ bộc phát viêm nhiễm. Chính vì vậy, nếu muốn chữa viêm xoang bướm theo Đông y cần tuân thủ nguyên tắc bồi bổ phủ tạng, đặc biệt là cơ quan gan, thận, tiêu hóa, kết hợp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng đẩy lùi bệnh tật và phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang bướm được kết hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau có khả năng cải thiện, bồi bổ chức năng gan thận, kháng viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc… Có thể kể đến một số vị thuốc thường xuất hiện trong các bài thuốc này như: hạ khô thảo, kim ngân cành, ké đầu ngựa, diệp hạ châu, bồ công anh, cỏ hy thiêm, sài đất, cam thảo, cà độc dược, gắm…

Viêm xoang bướm
Các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang bướm hiệu quả, lành tính và an toàn với sức khỏe

Tùy vào từng trường hợp bệnh viêm xoang bướm ở thể nào mà thầy thuốc sẽ kê toa với liều dùng phù hợp. Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là an toàn, lành tính và hiệu quả cao, tuy nhiên hiệu quả thường không đến nhanh như thuốc Tây mà phải mất một thời gian để thuốc ngấm mới có tác dụng. Vì vậy, muốn điều trị viêm xoang bướm bằng phương pháp này người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Bên cạnh các bài thuốc Đông y, trong y học cổ truyền cũng một phương pháp khác giúp hỗ trợ cải thiện viêm xoang bướm hiệu quả chính là vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu là những thủ thuật như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, điện châm… vào các huyệt đạo liên quan đến đường hô hấp nhằm kích thích cơ thể sản sinh kháng thể giảm thiểu các yếu tố có hại, loại bỏ virus, vi khuẩn một cách tự nhiên.

Việc áp dụng các thủ thuật vật lý trị liệu có tác dụng chính là hỗ trợ cho việc dùng thuốc hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu không thể trị được dứt điểm thì các phương pháp này cũng giúp nâng cao sức khỏe của người bệnh, hạn chế sử dụng thuốc Tây giảm tác dụng phụ.

3. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng các mẹo làm giảm triệu chứng tại nhà để đạt được kết quả trị bệnh tốt nhất. Một số cách đơn giản bạn nên tham khảo như:

  • Xông mũi: Xông mũi là cách làm đơn giản nhưng lại rất hiệu quả với những người mắc bệnh viêm xoang. Hơi nóng của nước sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp quá trình đào thải dễ dàng hơn, làm thông thoáng đường mũi, giảm đau nhức và dễ thở. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên kết hợp sử dụng thêm một số loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm chống khuẩn tốt như bạc hà, khuynh diệp, lá chanh…
  • Tắm nước ấm: Tắm dưới vòi hoa sen nước ấm cũng là cách hay giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi do viêm xoang. Hơi nước nóng tỏa ra từ vòi sen sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và làm thông thoáng các hốc xoang.
  • Rửa mũi, súc họng bằng nước muối: Nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch hiệu quả. Vì vậy, hằng ngày bạn nên dùng nước muối súc họng, rửa mũi để góp phần làm sạch niêm mạc xoang, hốc xoang. Lưu ý chỉ nên mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc, không nên tự ý pha nước muối tại nhà vì nếu pha sai nồng độ sẽ càng làm tình trạng viêm nặng hơn.
Viêm xoang bướm
Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý
  • Áp dụng các mẹo dân gian: Các biện pháp dân gian đơn giản chủ yếu nhằm làm sạch khoang mũi, tăng khả năng diệt khuẩn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm.
    • Tỏi tươi: Tỏi vốn chứa các hoạt chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Vì vậy, nếu chỉ bị viêm xoang nhẹ hãy thử áp dụng cách này. Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, bóc vỏ rửa sạch, ép lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm vào nước cốt thoa vào bên trong niêm mạc mũi. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng viêm được cải thiện.
    • Gừng tươi: Tương tự như tỏi, gừng tươi có khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả. Dùng một củ gừng tươi, cạo bỏ vỏ rửa sạch thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi 15 phút. Rót nước ra ly hòa thêm một ít mật ong uống vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe.

4. Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp mắc bệnh nặng do quá trình điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh diễn tiến đến giai đoạn mãn tính có biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật sớm để ngăn chặn các mối đe dọa gây hại cho sức khỏe. Hầu hết những trường hợp chọc hút xoang hoặc phẫu thuật xoang mũi đều đã ở giai đoạn mãn tính. Mục đích của việc phẫu thuật nhằm loại bỏ ổ viêm, làm thông thoáng lỗ khí, dẫn lưu dịch mũi ứ đọng trong các hốc xoang ra ngoài.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa phù hợp, an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần biết so với các biện pháp nội khoa thì phẫu thuật mặc dù hiệu quả cao nhưng rủi ro cũng rất lớn, ngoài ra chi phí và thời gian điều trị cũng không phải thấp. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ và tham vấn ý kiến của chuyên gia để đưa ra quyết định phù hợp.

Phòng ngừa bệnh viêm xoang bướm

Việc phòng ngừa viêm xoang bướm có ý nghĩa rất quan trọng và bạn cần chủ động thực hiện ngay từ sớm. Để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại nếu đã khỏi cũng như phòng ngừa sớm với những ai chưa mắc bệnh là điều không quá khó, chỉ cần bạn tuân thủ các bước sau đây:

Viêm xoang bướm
Đeo khẩu trang che chắn cẩn thận để bảo vệ đường thở khỏi những tác nhân gây hại
  • Sử dụng các vật dụng bảo hộ, che chắn để bảo vệ đường thở của bạn khỏi những tác nhân gây hại tiềm ẩn trong không khí.
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng, mũi xoang bằng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, sinh hoạt, nơi làm việc được thoáng đãng, trong lành và sạch sẽ.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các khu vực tai – mũi – họng khi thời tiết thay đổi.
  • Hạn chế uống nước đá hoặc ngồi quá lâu trong phòng máy lạnh.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Để phòng tránh viêm xoang bướm bạn nên tăng cường các loại thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi, các món dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu omega-3 và uống thật nhiều nước; Ngược lại, cần kiêng sử dụng các chất kích thích trong đồ ăn, thức uống, hạn chế uống sữa và các chế phẩm từ sữa, thực phẩm cay nóng… nếu đang mắc bệnh.
  • Thiết lập lịch sinh hoạt lành mạnh bao gồm nghỉ ngơi, làm việc vừa phải, không để stress và vận động chơi thể thao hoặc thực hiện những sở thích riêng của bản thân để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại mọi mầm bệnh.
  • Thăm khám định kỳ hoặc chủ động khám bệnh ngay khi phát hiện các vấn đề bất thường để được điều trị sớm, hạn chế được các nguy cơ biến chứng của viêm xoang bướm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm xoang bướm. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ phần nào giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này và chủ động hơn trong việc điều trị, cải thiện triệu chứng và sớm lấy lại cuộc sống khỏe mạnh.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...